Cây Cao lương, hay còn gọi là Lúa miến, danh pháp khoa học là Sorghum bicolor là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo (Poaceae, Gramineae). Loài này được (L.) Moench miêu tả khoa học đầu tiên năm 1794.
Cao lương, hay lúa Miến, danh pháp khoa học là Sorghum bicolor, thuộc Chi Lúa miến (hay chi Cao lương), danh pháp khoa học của chi này là Sorghum, là một chi của khoảng 30 loài thực vật trong họ Hòa thảo (Poaceae, hoặc Gramineae), với một số loài được gieo trồng để lấy hạt và phần nhiều để làm thức ăn cho gia súc dưới dạng cỏ khô hoặc cỏ tươi trên các bãi chăn thả. Các loài trong chi này được gieo trồng trong các khu vực có khí hậu ấm áp khắp thế giới. Chúng có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên mọi châu lục cũng như ở châu Đại Dương và khu vực Australasia.
Cao lương (lúa miến, Sorghum bicolor)
Hàng loạt các loài của chi Lúa Miến (Sorghum) được sử dụng làm thực phẩm cho người và thức ăn cho gia súc (dưới dạng lương thực và trong xi rô lúa miến hoặc "mật cao lương" làm từ các giống có hàm lượng đường cao như ở mía), cỏ khô, cũng như để sản xuất một vài loại đồ uống chứa cồn. Phần lớn các loài có khả năng chịu khô hạn và chịu nóng cao và chúng đóng vai trò quan trọng trong các khu vực có khí hậu khô cằn. Chúng tạo thành một thành phần quan trọng của các bãi chăn thả gia súc tại nhiều khu vực nhiệt đới. Các loài lúa miến là cây lương thực quan trọng tại châu Phi, Trung Mỹ và Nam Á và là "cây lương thực đứng hàng thứ 5 trên thế giới". Các nô lệ gốc Phi đã đưa cây lúa miến vào Hoa Kỳ từ đầu thế kỷ 17.
Cao lương (lúa miến, Sorghum bicolor)
Một vài loài trong chi lúa Miến như cỏ Johnson (Sorghum halepense) có tầm quan trọng kinh tế và môi trường nhưng nhiều khi cũng bị coi là một loại cỏ dại.
Phần thân qua tái chế của một số loài Sorghum được sử dụng làm vật liệu trang trí, gọi là ván Kirei.
Một vài loài lúa Miến có thể chứa xyanua và các nitrat ở nồng độ đủ để gây tử vong đối với động vật ăn chúng khi chúng ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Ở giai đoạn cuối của sự phát triển, chúng có thể vẫn chứa nồng độ gây ngộ độc của xyanua.
Hình ảnh chi Cao lương (lúa miến):
Cao lương (lúa miến, Sorghum bicolor)
Cao lương (lúa miến, Sorghum bicolor)
Cao lương (lúa miến)
Cao lương (lúa miến, Sorghum bicolor)
Hàng loạt các loài của chi Lúa Miến (Sorghum) được sử dụng làm thực phẩm cho người và thức ăn cho gia súc (dưới dạng lương thực và trong xi rô lúa miến hoặc "mật cao lương" làm từ các giống có hàm lượng đường cao như ở mía), cỏ khô, cũng như để sản xuất một vài loại đồ uống chứa cồn. Phần lớn các loài có khả năng chịu khô hạn và chịu nóng cao và chúng đóng vai trò quan trọng trong các khu vực có khí hậu khô cằn. Chúng tạo thành một thành phần quan trọng của các bãi chăn thả gia súc tại nhiều khu vực nhiệt đới. Các loài lúa miến là cây lương thực quan trọng tại châu Phi, Trung Mỹ và Nam Á và là "cây lương thực đứng hàng thứ 5 trên thế giới". Các nô lệ gốc Phi đã đưa cây lúa miến vào Hoa Kỳ từ đầu thế kỷ 17.
Cao lương (lúa miến, Sorghum bicolor)
Một vài loài trong chi lúa Miến như cỏ Johnson (Sorghum halepense) có tầm quan trọng kinh tế và môi trường nhưng nhiều khi cũng bị coi là một loại cỏ dại.
Phần thân qua tái chế của một số loài Sorghum được sử dụng làm vật liệu trang trí, gọi là ván Kirei.
Một vài loài lúa Miến có thể chứa xyanua và các nitrat ở nồng độ đủ để gây tử vong đối với động vật ăn chúng khi chúng ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Ở giai đoạn cuối của sự phát triển, chúng có thể vẫn chứa nồng độ gây ngộ độc của xyanua.
Hình ảnh chi Cao lương (lúa miến):
Cao lương (lúa miến, Sorghum bicolor)
Cao lương (lúa miến, Sorghum bicolor)
Cao lương (lúa miến)
Nhận xét
Đăng nhận xét