Cây Vấn vương
Vấn vương, tên khoa học Galium aparine L thuộc họ cà phê Rubiaceae, là loài cây được phân bố tại châu Âu, châu Á và Việt Nam.
Ở nước ta thấy cây Vấn vương mọc hoang trên những vùng núi cao như Sa Pa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng). Là loại cây đã nói đến trong sách “Cây cỏ Việt Nam năm 1999 của GS Phạm Hoàng Hộ”.
Cây Vấn vương là loại cây thân thảo, phân nhiều nhánh, sống nhiều năm. Cây mọc bò và leo cao tới 3 – 5m, thân cây có gai nhọn dạng móc và có 4 góc. Các lá của vòng (6 – 8) cũng lớm chớm những gai móc nhỏ hướng về chiều ngược lại ở mặt trên của phiến, trên các mép lá. Hoa ra vào tháng 11 hằng năm, cụm hoa xim cao 3 – 4cm, ở nách lá có cuống và màu hoa trắng hay lục nhạt. Quả màu đen, có hai hạt to chừng 2 – 3mm phủ lông mọc dày dạng móc. Bộ phận được sử dụng làm thuốc là rễ và toàn thân.
Đông y cho rằng rễ Vấn vương có vị cay, tính ấm có công năng khư phong thông lạc, tán ứ, giảm đau, lợi tiểu, làm ra mồ hôi, chống bệnh Scorbut và giúp ăn ngon miệng. Toàn cây có vị đắng, chát, tính bình, có công hiệu thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tiêu thũng, khứ ứ, chỉ thống.
Vấn vương được sử dụng làm thuốc trị bệnh khá rộng rãi chẳng hạn như ở Pháp cây được sử dụng để trị bệnh rối loạn tuần hoàn, bệnh hoàng đản, viêm màng phổi, viêm tuyến tiền liệt và các rối loạn của nó. Ngoài ra còn được dùng trị chứng tăng bạch huyết và sử dụng đắp ngoài trị ung thư… Hay ở trung Quốc cũng sử dụng rễ trị viêm khớp do phong thấp, thấp khớp gối, tâm lực suy kiệt, lưng cơ tổn thương, lao lực đau lưng, đòn, ngã tổn thương. Toàn cây còn được người ta sử dụng chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, cảm nhiễm niệu đạo và bệnh ngoài da…
Để tham khảo và có điều kiện áp dụng, sau đây xin dẫn vài phương trị liệu bệnh chứng tiêu biểu từ rễ và cây Vấn vương.
* Trị chứng khớp sưng đau: Rễ cây Vấn vương từ 15 – 30g, sắc lấy nước thuốc chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
* Trị mắc chứng hoàng đản: Rễ cây Vấn vương 15 – 20g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.
* Trị đòn ngã tổn thương: Rễ Vấn vương sắc uống, còn bã đắp vùng chấn thương. Lưu ý chỉ sử dụng trong chấn thương phần mềm sau khi đã được xác định.
* Trị kinh nguyệt không đều: Lấy cả cây Vấn vương 20 – 30g sắc lấy nước thuốc uống, chia 2 – 3 lần trong ngày.
* Phòng trị bệnh ngoài da: Lấy toàn cây chừng 30 – 50g nấu lấy nước tắm rửa hằng ngày.
Ở nước ta thấy cây Vấn vương mọc hoang trên những vùng núi cao như Sa Pa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng). Là loại cây đã nói đến trong sách “Cây cỏ Việt Nam năm 1999 của GS Phạm Hoàng Hộ”.
Cây Vấn vương là loại cây thân thảo, phân nhiều nhánh, sống nhiều năm. Cây mọc bò và leo cao tới 3 – 5m, thân cây có gai nhọn dạng móc và có 4 góc. Các lá của vòng (6 – 8) cũng lớm chớm những gai móc nhỏ hướng về chiều ngược lại ở mặt trên của phiến, trên các mép lá. Hoa ra vào tháng 11 hằng năm, cụm hoa xim cao 3 – 4cm, ở nách lá có cuống và màu hoa trắng hay lục nhạt. Quả màu đen, có hai hạt to chừng 2 – 3mm phủ lông mọc dày dạng móc. Bộ phận được sử dụng làm thuốc là rễ và toàn thân.
Đông y cho rằng rễ Vấn vương có vị cay, tính ấm có công năng khư phong thông lạc, tán ứ, giảm đau, lợi tiểu, làm ra mồ hôi, chống bệnh Scorbut và giúp ăn ngon miệng. Toàn cây có vị đắng, chát, tính bình, có công hiệu thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tiêu thũng, khứ ứ, chỉ thống.
Vấn vương được sử dụng làm thuốc trị bệnh khá rộng rãi chẳng hạn như ở Pháp cây được sử dụng để trị bệnh rối loạn tuần hoàn, bệnh hoàng đản, viêm màng phổi, viêm tuyến tiền liệt và các rối loạn của nó. Ngoài ra còn được dùng trị chứng tăng bạch huyết và sử dụng đắp ngoài trị ung thư… Hay ở trung Quốc cũng sử dụng rễ trị viêm khớp do phong thấp, thấp khớp gối, tâm lực suy kiệt, lưng cơ tổn thương, lao lực đau lưng, đòn, ngã tổn thương. Toàn cây còn được người ta sử dụng chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, cảm nhiễm niệu đạo và bệnh ngoài da…
Để tham khảo và có điều kiện áp dụng, sau đây xin dẫn vài phương trị liệu bệnh chứng tiêu biểu từ rễ và cây Vấn vương.
* Trị chứng khớp sưng đau: Rễ cây Vấn vương từ 15 – 30g, sắc lấy nước thuốc chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
* Trị mắc chứng hoàng đản: Rễ cây Vấn vương 15 – 20g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.
* Trị đòn ngã tổn thương: Rễ Vấn vương sắc uống, còn bã đắp vùng chấn thương. Lưu ý chỉ sử dụng trong chấn thương phần mềm sau khi đã được xác định.
* Trị kinh nguyệt không đều: Lấy cả cây Vấn vương 20 – 30g sắc lấy nước thuốc uống, chia 2 – 3 lần trong ngày.
* Phòng trị bệnh ngoài da: Lấy toàn cây chừng 30 – 50g nấu lấy nước tắm rửa hằng ngày.
Nhận xét
Đăng nhận xét