Chuyển đến nội dung chính

CỎ LINH LĂNG (Medicago sativa)


Cỏ linh lăng là một loại cây có sức sống mãnh liệt, rễ của chúng có thể lan rộng hơn 10 mét và ăn sâu xuống đất tới 30 mét. Nhờ vậy chúng có thể hút được tất cả cá khoáng chất tốt từ long đất sâu thẳm cùng cá chất dinh dưỡng khác nhưaxit amincarbonhydratvitamin và các thành phần khác.


Cỏ linh lăng (Medicago sativa)
Cỏ linh lăng (Medicago sativa) thuộc họ đậu, được người Ấn Độ gọi là Alfalfa, người Ả Rập sử dụng làm thức ăn gia súc.

Cỏ linh lăng chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin A, B, D, E và khoáng tố bao gồm Ca, Fe, Mg, P, Cl, Na, K, đặc biệt là Si và Mn. Khảo sát của Viện nông nghiệp Hoa Kỳ cho thấy cỏ linh lăng có chứa lượng protein nhiều hơn 1,5 lần so với lúa mì và bắp; các protein quan trọng như arginin, lysin, thyrosin, theronin và tryptophan. Cỏ linh lăng còn chứa nhiều chất xơ, beta caroten và sắc tố, giúp cho thức ăn dễ tiêu hóa.
Cỏ linh lăng tiêu biểu cho nhóm thực phẩm có tính kiềm, nó chứa khoảng 130 - 142 mg chất kiềm trong 100 g. Cỏ linh lăng có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu và là một nguồn thuốc bổ. Cỏ linh lăng làm tăng sức khỏe, tăng sự cường tráng của cơ thể chống lão hóa.

Cỏ linh lăng - Vua của các loài thảo mộc được biết đến như phương thuốc giúp cải thiên chức năng tinh lọc máu tự nhiên của cơ thể, chống thiếu máu vì nó cung cấp quá trình tạo hemoglobin. 

Cỏ linh lăng khi sử dụng còn giúp tăng số tế bào hồng cầu, khích hoạt enzyme và tế bào bạch cầu, làm các tế bào mạnh thêm và tăng lượng máu trong cở thể. Một tác dụng khác khi sử dụng cỏ linh lăng sẽ giúp cơ thể tăng cường các phản ứng miễn dịch, giúp cơ thể loại được các chất cặn bã.

Cỏ linh lăng được xem là vua của các loài thảo mộc
Ở dạng nước ép, cỏ linh lăng có tác dụng tốt trên tim và động mạch vành tim. Dùng ở dạng lá tươi xay rồi ép lấy dịch, hiệu quả sẽ gia tăng hơn nếu uống chung với nước ép cà rốt.
Nước ép từ lá cỏ linh lăng có chứa nhiều chlorophyll rất hữu hiệu vì làm thông xoang mũi và cải thiện các bệnh đường hô hấp.
Sử dụng hạt cỏ linh lăng mỗi ngày sẽ tốt cho dạ dày, vì nó có tính kiềm nên trung hòa được dịch acid của dạ dày. Thường dùng ở dạng trà thêm tí hương vị bạc hà.

Mỗi ngày uống 6 - 7 tách trà từ hạt cỏ linh lăng sẽ rất tốt cho bệnh viêm khớp và hiệu quả sẽ rõ rệt sau 2 tuần.

Dịch ép cỏ linh lăng kết hợp với dịch ép cà rốt và rau diếp, uống mỗi ngày, kích thích tóc mọc và tăng trưởng mức độ đáng kể, sự kết hợp ba dược thảo trên đem lại nhiều chất dinh dưỡng giúp chân tóc khỏe mạnh và khó rụng.

Ở dạng nước ép, cỏ linh lăng chứa nhiều chlorophyll
CÁCH SỬ DỤNG:

- Dạng rau mầm như một loại xà lách giàu dinh dưỡng.

- Dạng nước ép của lá (nước diệp lục)

- Dạng trà được bào chế từ hạt khô và lá khô. Đun trà trong một nồi bằng men, đậy nắp kín, sau ½ đến 1 giờ, lọc ép lấy hết nước. Uống nóng hoặc lạnh, hoặc pha thêm mật ong cho vị thơm ngon hơn.

Nước diệp lục chiết xuất từ cỏ linh lăng
NHỮNG LỢI ÍCH CHIẾT XUẤT TỪ CỎ LINH LĂNG:

• Giúp cải thiện chức năng tinh lọc máu tự nhiên của cơ thể.
• Chống thiếu máu vì nó cung cấp quá trình tạo hemoglobin.
• Tăng số tế bào hồng cầu.
• Kích hoạt enzyme và tế bào bạch cầu.
• Làm các tế bào mạnh thêm.
• Tăng lượng máu.
• Cải thiện tình trạng thiếu máu.
• Tăng cường các phản ứng miễn dịch chủ yếu trong cơ thể.
• Chống chất độc/ Chống lại chất gây ung thư.
• Giúp cơ thể thải loại các chất cặn bã.
• Ngăn ngừa sự suy hô hấp.
• Chống lại vi khuẩn gây bệnh trong vết thương.
• Giảm nhẹ viêm họng.
• Giúp nhanh lành vết thương.
• Giảm sự viêm nhiễm.
• Loại bỏ dịch nhầy mũi.
• Cải thiện tình trạng hen.
• Tăng chức năng phổi.
• Làm sạch phế quản.
• Làm dịu thấp khớp.
• Cải thiện vấn đề tim mạch.
• Giúp phòng chống các bệnh tim mạch và các dấu hiệu sớm của tuổi già.
• Tăng cường chức năng thận và bàng quang.
• Giảm giãn tĩnh mạch.
• Tăng cường chức năng tiêu hoá.
• Chống táo bón bằng việc tăng cường sự lưu thông của đường mật.
• Chống lại mùi hôi trên cơ thể bao gồm cả phân.
• Giữ phân thành khuôn và giúp cân bằng quá trình tiêu hoá.
• Tăng cường chức năng gan và cải thiện vần đề gan.
• Chống lại các chất độc tố (chống say rượu).
• Giảm chóng mặt.
• Chống mất ngủ.
• Giảm thiếu máu não.
• Giảm tình trạng mệt mỏi.
• Có liên quan đến việc cải thiện triệu chứng rối loạn kinh nguyệt.
• Cải thiện tình trạng đái tháo đường.
• Chống các bệnh về tuyến giáp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Các loài chim ở Việt Nam

Tên Việt Nam Cu rốc đầu vàng Golden-throated Barbet Tên Khoa Học Megalaima franklinii Tên Việt Nam Gõ kiến vàng lớn Tên Khoa Học Chrysocolaptes lucidus Tên Việt Nam Chim manh Vân Nam Tên Khoa Học Anthus hodgsoni Tên Việt Nam Phường chèo lớn (Hồng Tước) Tên Khoa Học Coracina macei Tên Việt Nam Chim Uyên Ương (Hồng Tước Nhỏ Dalat) Tên Khoa Học Campephagidae tên Việt Nam Chim Ngũ Sắc (Silver-eared Mesia) Tên Khoa Học Leiothrix argentauris Tên Việt Nam Mi lang biang Tên Khoa Học Crocias langbianis King, Tên Việt Nam Khướu mào bụng trắng Tên Khoa Học Yuhina zantholeuca Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Bạc má họng đen ( Black-throated Tit ) Tên Khoa Học Aegithalos concinnus Tên Việt Nam Bạc má bụng vàng Tên Khoa Học Parus monticolus Tên Việt Nam Bạc má rừng hay bạc má mày vàng Tên Khoa Học Sylviparus modestus Tên Việt Nam Trèo cây huyệt h

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ