Eupatorium odoratum : Cỏ Lào, Yên bạch
Cỏ Lào còn có tên là Yến Bạch, Cỏ hôi, Cỏ Việt Minh, Cây Cộng sản, Cây Lốp bốp, Cây Ba bớp, Cây Phân xanh, Cỏ Nhật. Tên khoa học: Chromolaena odorata (L) King et Robinson hoặc Eupatorium odoratum L. Họ Cúc (ASTERACEAE).
Cỏ Lào còn có tên là Yến Bạch, Cỏ hôi, Cỏ Việt Minh, Cây Cộng sản, Cây Lốp bốp, Cây Ba bớp, Cây Phân xanh, Cỏ Nhật. Tên khoa học: Chromolaena odorata (L) King et Robinson hoặc Eupatorium odoratum L. Họ Cúc (ASTERACEAE).
Cỏ Lào là một loại cây nhỏ mọc thành bụi, thân hình trụ thẳng cao tới hơn 2 mét, có nhiều cành. Lá mọc đối, lúc non hình tam giác, dài 5 – 10cm, rộng 3 – 6cm; khi cây trưởng thành, lá biến dạng thành hình quả trám lệch. Đầu lá nhọn, mép có răng cưa thưa, có lông thưa và ngắn ở cả hai mặt lá và ngọn cành. Vò lá và cành non có mùi thơm hắc. Cụm hoa đầu, hình trụ dài 9 – 11mm, đường kính 5 – 6mm. Lúc mới nở, hoa màu xanh tím nhạt, sau trắng. Quả bé, nhỏ dài, đầu có túm lông nên có thể phát tán đi rất xa nhờ gió. Mùa hoa tháng 11 – 12 dương lịch.
Ở Việt Nam, Cỏ Lào phân bố nhiều nhất ở trung du, miền núi thấp, ngay ở ngoại thành Hà Nội cũng thấy những bụi lớn cỏ Lào mọc ven đường. Cây có thể sinh sản vô tính rất mạnh. Ngọn non, cành già bẻ trụi lá, cắm xuống đất chỉ một tuần sau là mọc rễ trắng. Chặt cây sát gốc càng đâm chồi mạnh. Mãi đến năm 1935 các nhà thực vật học mới ghi nhận cây Cỏ Lào ở Việt Nam. Vì vậy nó có tên là Cỏ Nhật, Cỏ Việt Minh, Cây Cộng sản. Các nhà khoa học nông nghiệp thấy nông dân hái ngọn và lá Cỏ Lào làm phân xanh nên nghiên cứu thành phần hoá học thấy giàu đạm, lân, kali. Lá và ngọn non cỏ Lào chứa: Đạm 2,65%, Kali (K2O) 2,48%, Lân (P2O5) 0,5%, tanin, ancaloid, tinh dầu.
Năm 1976, Viện Nghiên cứu Y học quân sự công bố kết quả nghiên cứu: Tác dụng chống viêm, tác dụng kháng khuẩn, liều độc của Cỏ Lào. Tác dụng chống viêm: Lá, thân, rễ Cỏ Lào đều có tác dụng, nhưng lá mạnh hơn cả. Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Cỏ Lào có tác dụng ức chế vi khuẩn gây mủ trên vết thương và ức chế trực khuẩn lỵ Shigella.
Liều độc LD 50 trên chuột nhắt: Thân 160g/kg thể trọng. Lá 135g/kg thể trọng. Rễ 120g/kg thể trọng.
* Năm 1983 chúng tôi đã nghiên cứu xác định:
Hiệu lực kháng khuẩn của Cỏ Lào theo tháng và theo tuổi. Ngọn non và lá bánh tẻ thu hái trong các tháng đều có hiệu lực như nhau. Ngọn có nụ hiệu lực kháng khuẩn kém (điều này khác với các dược liệu khác, khi có nụ là lúc hoạt chất cao nhất).
So sánh giữa dược liệu tươi, khô và các dung môi chiết suất khác nhau thấy: Dược liệu tươi chiết bằng nước nóng 80oC ít tạp chất và có hiệu lực kháng khuẩn cao nhất, so với dược liệu khô và dung môi cồn. Cao đặc và cao khô (chiết từ dược liệu tươi bằng nước nóng 80oC) bảo quản được lâu (sau 1 năm không mốc) và giữ nguyên hiệu lực kháng khuẩn. Cao khô Cỏ Lào hút nước mạnh hơn cao khô dược liệu khác.
Chúng tôi thấy rằng sử dụng Cỏ Lào làm nguyên liệu sản xuất thuốc kháng viêm, kháng khuẩn thực vật, bổ sung cho các thuốc kháng khuẩn chế từ vi sinh vật đang bị kháng thuốc là một hướng mới cần được chú ý.
Ở Việt Nam, Cỏ Lào phân bố nhiều nhất ở trung du, miền núi thấp, ngay ở ngoại thành Hà Nội cũng thấy những bụi lớn cỏ Lào mọc ven đường. Cây có thể sinh sản vô tính rất mạnh. Ngọn non, cành già bẻ trụi lá, cắm xuống đất chỉ một tuần sau là mọc rễ trắng. Chặt cây sát gốc càng đâm chồi mạnh. Mãi đến năm 1935 các nhà thực vật học mới ghi nhận cây Cỏ Lào ở Việt Nam. Vì vậy nó có tên là Cỏ Nhật, Cỏ Việt Minh, Cây Cộng sản. Các nhà khoa học nông nghiệp thấy nông dân hái ngọn và lá Cỏ Lào làm phân xanh nên nghiên cứu thành phần hoá học thấy giàu đạm, lân, kali. Lá và ngọn non cỏ Lào chứa: Đạm 2,65%, Kali (K2O) 2,48%, Lân (P2O5) 0,5%, tanin, ancaloid, tinh dầu.
Năm 1976, Viện Nghiên cứu Y học quân sự công bố kết quả nghiên cứu: Tác dụng chống viêm, tác dụng kháng khuẩn, liều độc của Cỏ Lào. Tác dụng chống viêm: Lá, thân, rễ Cỏ Lào đều có tác dụng, nhưng lá mạnh hơn cả. Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Cỏ Lào có tác dụng ức chế vi khuẩn gây mủ trên vết thương và ức chế trực khuẩn lỵ Shigella.
Liều độc LD 50 trên chuột nhắt: Thân 160g/kg thể trọng. Lá 135g/kg thể trọng. Rễ 120g/kg thể trọng.
* Năm 1983 chúng tôi đã nghiên cứu xác định:
Hiệu lực kháng khuẩn của Cỏ Lào theo tháng và theo tuổi. Ngọn non và lá bánh tẻ thu hái trong các tháng đều có hiệu lực như nhau. Ngọn có nụ hiệu lực kháng khuẩn kém (điều này khác với các dược liệu khác, khi có nụ là lúc hoạt chất cao nhất).
So sánh giữa dược liệu tươi, khô và các dung môi chiết suất khác nhau thấy: Dược liệu tươi chiết bằng nước nóng 80oC ít tạp chất và có hiệu lực kháng khuẩn cao nhất, so với dược liệu khô và dung môi cồn. Cao đặc và cao khô (chiết từ dược liệu tươi bằng nước nóng 80oC) bảo quản được lâu (sau 1 năm không mốc) và giữ nguyên hiệu lực kháng khuẩn. Cao khô Cỏ Lào hút nước mạnh hơn cao khô dược liệu khác.
Chúng tôi thấy rằng sử dụng Cỏ Lào làm nguyên liệu sản xuất thuốc kháng viêm, kháng khuẩn thực vật, bổ sung cho các thuốc kháng khuẩn chế từ vi sinh vật đang bị kháng thuốc là một hướng mới cần được chú ý.
DS. Trần Xuân Thuyết_CTQ số 20
CÂY CỎ LÀO CÓ THỂ CHỮA BỆNH NAN Y
Dịch chiết từ lá cây cỏ lào, ở những nồng độ nhất định có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của tế bào gốc dây cuống rốn. Đây sẽ là cơ sở để tiến hành nghiên cứu các chế phẩm điều trị bệnh nan y.
Th.S Mai Mạnh Tuấn, Khoa Nghiên cứu Đông y Thực nghiệm bệnh, Viện Y học Cổ truyền T.Ư cho biết. Ví dụ như điều trị vết loét do biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường. Thông thường, những bệnh nhân này phải mang thương tật suốt đời hoặc phải cắt bỏ chi trở thành tàn phế.
Để điều trị, bác sĩ dùng tiêm một ít tế bào vào dưới vùng thương tổn để hỗ trợ các tế bào khu vực đó. Sau đó, trộn một ít hỗn hợp gel – tế bào gốc bôi lên bề mặt vết thương.
Chỉ sau 3 tháng điều trị, mỗi tuần ghép tế bào 2 lần, vết loét của bệnh nhân có thể liền hẳn. Ngoài ra, ghép tế bào gốc còn được ứng dụng trong điều trị ung thư, ghép giác mạc và phẫu thuật thẩm mỹ.
Tuy nhiên, theo Th.S Mai Mạnh Tuấn, hiện nay, việc nuôi cấy tế bào gốc còn đang gặp nhiều khó khăn, trong khi đó, nhu cầu điều trị lại rất lớn.
Tuy nhiên, theo Th.S Mai Mạnh Tuấn, hiện nay, việc nuôi cấy tế bào gốc còn đang gặp nhiều khó khăn, trong khi đó, nhu cầu điều trị lại rất lớn.
Theo kinh nghiệm dân gian cổ truyền, cỏ lào được dùng để điều trị nhiều căn bệnh như: Lỵ cấp tính, viêm đại tràng, ghẻ lở, cầm máu, chống viêm, chữa liền vết thương…
Nghiên cứu trên bệnh nhân bỏng cho thấy, dịch chiết từ lá cây cỏ lào có hiệu quả ức chế vi khuẩn mạnh, có tác dụng kích thích biểu mô liền vết thương và giảm sưng viêm. Ngoài ra còn có tác dụng chữa vết thương ở mắt do xước hoặc loét giác mạc.
Nhận xét
Đăng nhận xét