Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2020

Nghể bông

Nghể bông Tên tiếng Việt:  Nghể bông, Nghể bà, nghể hoa trắng, nghể đông Tên khoa học : Polygonum orientale L. Họ:  Rau răm (Polygonaceae). Công dụng:  chữa Cảm sốt, đau bụng, hậu sản, thấp khớp, đau đầu, lỵ, trẻ em cam tích; bụng trướng, xơ gan cổ trướng, sưng lách, lao hạch (cả cây). 1. Mô tả Cây thảo, sống hàng năm, có lông tơ mềm. Thân hình trụ, cành tỏa rộng. Lá mọc so le, hình bầu dục – thuôn, dài 30 – 35cm, gốc tròn hay hơi hình tim, phiến hơi men theo cuống lá, đầu nhọn; bẹ chìa có lông, sớm rụng; cuống lá dài 2-8 cm. Cụm hoa mọc ở ngọn thành bông dài, ngắt quãng ở phía dưới; lá bắc có lông dày; hoa 2 – 3 cái ở một mấu, bao hoa màu trắng; nhị 8. Quả hình thấu kính, hơi tròn, tù ở gốc, đầu có mỏ ngắn, nhẵn bóng. Mùa hoa quả: tháng 6-7. 2.  Phân bố, sinh thái Nghể bông phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á, gồm Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Lào và Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, nghể bông mọc rải rác ở hầu hết các tỉnh, từ vùng núi có độ cao khoảng 600

Đào đậu (Gliricidia maculata)

Đào đậu  hay còn gọi là  cây cọc rào ,  hồng mai, đỗ mai, anh đào giả, sát thử đốm  -  danh pháp hai phần :  Gliricidia maculata ), thuộc  họ Đậu  ( Fabaceae ). Loài này có nguồn gốc từ rừng tự nhiên  châu Mỹ . Đào đậu còn gọi là Đỗ mai. Cây gỗ nhỏ cao 4–8 m, tán mở rộng. Phân cành nhiều, dài mọc thẳng.  Lá  kép lông chi với 15-17 lá nhỏ mọc đối dạng thuôn, tù, màu xanh pha trắng, mép răn reo. Cụm hoa lớn, nhiều hoa, dài 0,5-1m hoặc có thể hơn. Mùa hoa tháng 1-2 tùy theo vùng, trước khi ra hoa cây rụng trụi lá và nở hoa trước khi ra lá non. Hoa tuy mau tàn nhưng sai hoa nên rất đẹp, nở rộ vào mùa xuân thường đúng dịp  Tết  nên có thể cắt cành cắm bình lớn chơi tết thay cho  mai ,  đào . Ở  Bà Rịa - Vũng Tàu , cụ thể là  Long Hải  và Thành phố Vũng Tàu, đào đậu mọc thành từng vùng rộng, mỗi khi xuân về đào đậu nở rực rỡ trên triền đồi, sườn núi. Gọi là đào đậu do quả có dạng quả đậu, dài 5–10 cm; có nơi còn gọi là " anh đào giả ". Do dễ nhân giống bằng giâm cành nên đ

Cỏ lá gừng

Cỏ lá gừng hay còn gọi là cỏ lá tre, có tên khoa học là Axonopus compressus thuộc loại hòa thảo lúa cỏ. Đặc điểm cây  Cỏ lá gừng  : Thân nhỏ, cành và nhánh thường bò sát đất. Lá đơn dạng bầu dục nhỏ dài. Cành và cuống kéo dài thành gốc màu đỏ nâu. Phiến lá màu xanh bóng nhẵn viền lá có lông nhỏ Hoa nhỏ có màu vàng nhạt ửng đỏ ở đầu Cụm hoa kéo dài từ 3-4cm, mổi bông chứa từ 20-40 hoa hạt. Quả dạng thóc. Chịu nắng nóng tốt có khả năng sống được trong môi trường thiếu ánh sáng.

Cỏ lá tre

Cỏ lá tre Tên tiếng Việt : Cỏ lá tre, Đạm trúc diệp, Cỏ lông lợn, Nhả mạy phẻo, Mác pang pầu (Tày), Co tạng pầu (Thái), Sàng cay nua dòi (Dao) Tên khoa học : Lophatherum gracile Brongn. Họ:  Poaceae Công dụng:  Rễ có tác dụng thanh lương giải độc, giải nhiệt, lợi tiểu, chống nôn, long đờm, chữa trẻ em sốt cao co giật, viêm tuyến nước bọt, viêm đường tiết niệu, đái ra máu (Rễ). A. Mô tả: Cỏ sống dai, cao 40-100cm. Rễ phình thành củ, hình chùm. Lá mềm, mọc so le, nom giống lá tre, mặt trên ít lông, mặt dưới nhẵn. Cụm hoa hình bông thưa, gồm nhiều bông nhỏ dài màu trắng. Quả hình thoi. Ra hoa từ tháng 7-11. B. Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba Lophatheri; Thường gọi là Ðạm trúc diệp. C. Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Ðộ, Malaixia, mọc hoang ở những chỗ ẩm và có sáng dọc các lối đi trong rừng ở nhiều nơi. Thu hái thân cây non và lá vào mùa hạ, trước khi hoa nở, phơi khô. D. Thành phần hoá học : Có arundoin, cylindrin, taraxerol, còn có các acid hữu cơ, các loạ