Cây Ngải Năm Ông thuộc loài cỏ sống lâu năm , có thân dạng củ nhỏ , củ to nhất cũng chỉ như ngón tay út. Không những thường được nhân dân trồng làm cảnh ở vườn phía trước nhà do màu sắc xanh , đỏ tía nhìn rất đẹp của cây mà ngải Năm Ông còn được biết đến như bài thuốc quý chữa được nhiều bệnh trong dân gian.
Cây ngải Năm Ông thường mọc thành bụi nhưng sự liên kết giữa các củ với nhau là rất mong manh , củ già nảy ra một số củ con nhỏ nhưng chúng rất dễ bị tách ra để phát triển thành một cây nhỏ độc lập không phụ thuộc vào cây già nữa, vì thế mà củ của cây ngải Năm Ông không được to lắm .
Lá của Cây Ngải Năm Ông có hình lưỡi mác nhọn 2 đầu , có sống lá ở giữa lá và lõm xuống , lá có cuống lá dài khoảng 2cm – 5cm . Ngải Năm Ông có cây Nàng và cây Chàng , sự khác biệt không phải ở chỗ lá to hay nhỏ mà sự khác biệt ở màu của cây.
Cây ngải nàng (bên trái) và cây ngải chàng (bên phải)
Nàng ngải Năm Ông có màu đỏ tía từ cuống lá dần lên tới ngọn lá . Phía sau lá thì đỏ tía hơn phía trước lá , mặt trước lá màu đỏ tía chuyển dần từ đỏ tía sang màu xanh lục.
Ngược với cây ngải Nàng , cây ngải Chàng có màu xanh lục bình thường , một màu xanh mướt như màu cây lúa non . Cây ngải Năm Ông thường ngủ ( lụi ) vào mùa đông có lẽ do không chịu được cái lạnh của miền bắc còn tại vùng Thất Sơn cây vẫn phát triển bình thường . Khi mùa Xuân về thì cây lại đâm chồi nảy lộc , một điều khác biệt là cây ngải Năm Ông sẽ nảy chồi hoa trước khi ra những chồi cây non . Trước tiên cây ngải Năm Ông mọc một lá mầm mang một đài hoa có hình như một chiếc phễu trong đó có chứa khoảng 7 – 12 nụ hoa . Từ đài hoa này sẽ lần lượt chồi lên , nở ra những bông hoa trắng tinh có nhụy vàng . Hoa của cây Chàng và cây Nàng đều có hình thức và màu giống nhau .
Cây ngải Năm Ông , nhất là cây Nàng Năm Ông thường được nhân dân trồng làm cảnh ở vườn phía trước nhà do màu sắc xanh , đỏ tía nhìn rất đẹp của cây nhưng cây ngải Năm Ông cũng có bài thuốc chữa bệnh trong dân gian. Củ của cây ngải Nàng đem giã tươi dùng để vào những chỗ bị sưng do sái khớp , bị bong gân rất tốt giúp cho chỗ sưng tấy mau khỏi hơn . Củ của cây Chàng có thể phơi khô hay để tươi rửa sạch rồi đem ngâm rượu dùng trị bệnh đường ruột rất hay . Vì vậy nhân dân vùng Thất sơn – Tịch Biên tỉnh An Giang vẫn gọi cây Năm Ông là cây thuốc .
Củ ngải năm ông
Những lời nói thực hư trong dân gian (chưa hề được khoa học chứng minh):
Trong huyền môn thì các Ngải Sư dùng cây ngải Năm Ông ở rất nhiều lĩnh vực : Khi luyện cả chậu ngải thì công năng thường được dùng để cầu tài lộc , quyến khách vì thế mà người dân vùng này thường trồng trước sân nhà ngoài việc làm cảnh còn mong muốn có được sự may mắn lắm tài lộc cho gia đình mình . Khi đào lấy củ để luyện thì thường dùng trong việc thư ếm ngải ( có 2 loại thư ếm bùa và thư ếm ngải ) . Khi lấy củ đem phơi 3 sương , 3 nắng (Âm – Dương ) rồi phơi khô đem tán nhỏ để luyện , sẽ được luyện dùng trong vấn đề tình cảm . Ngoài ra còn một sản phẩm nữa của cây Năm Ông đó là những bông hoa . Khi cây nở hoa vào buổi sáng các ngải Sư thu vào đem ngâm trong nước hoa rồi luyện sẽ được dùng trong việc giao tiếp ăn nói trong thương mại và thưa kiện .
Một số hình ảnh tham khảo về cây ngải năm ông:
Lá của Cây Ngải Năm Ông có hình lưỡi mác nhọn 2 đầu , có sống lá ở giữa lá và lõm xuống , lá có cuống lá dài khoảng 2cm – 5cm . Ngải Năm Ông có cây Nàng và cây Chàng , sự khác biệt không phải ở chỗ lá to hay nhỏ mà sự khác biệt ở màu của cây.
Cây ngải nàng (bên trái) và cây ngải chàng (bên phải)
Nàng ngải Năm Ông có màu đỏ tía từ cuống lá dần lên tới ngọn lá . Phía sau lá thì đỏ tía hơn phía trước lá , mặt trước lá màu đỏ tía chuyển dần từ đỏ tía sang màu xanh lục.
Ngược với cây ngải Nàng , cây ngải Chàng có màu xanh lục bình thường , một màu xanh mướt như màu cây lúa non . Cây ngải Năm Ông thường ngủ ( lụi ) vào mùa đông có lẽ do không chịu được cái lạnh của miền bắc còn tại vùng Thất Sơn cây vẫn phát triển bình thường . Khi mùa Xuân về thì cây lại đâm chồi nảy lộc , một điều khác biệt là cây ngải Năm Ông sẽ nảy chồi hoa trước khi ra những chồi cây non . Trước tiên cây ngải Năm Ông mọc một lá mầm mang một đài hoa có hình như một chiếc phễu trong đó có chứa khoảng 7 – 12 nụ hoa . Từ đài hoa này sẽ lần lượt chồi lên , nở ra những bông hoa trắng tinh có nhụy vàng . Hoa của cây Chàng và cây Nàng đều có hình thức và màu giống nhau .
Cây ngải Năm Ông , nhất là cây Nàng Năm Ông thường được nhân dân trồng làm cảnh ở vườn phía trước nhà do màu sắc xanh , đỏ tía nhìn rất đẹp của cây nhưng cây ngải Năm Ông cũng có bài thuốc chữa bệnh trong dân gian. Củ của cây ngải Nàng đem giã tươi dùng để vào những chỗ bị sưng do sái khớp , bị bong gân rất tốt giúp cho chỗ sưng tấy mau khỏi hơn . Củ của cây Chàng có thể phơi khô hay để tươi rửa sạch rồi đem ngâm rượu dùng trị bệnh đường ruột rất hay . Vì vậy nhân dân vùng Thất sơn – Tịch Biên tỉnh An Giang vẫn gọi cây Năm Ông là cây thuốc .
Củ ngải năm ông
Những lời nói thực hư trong dân gian (chưa hề được khoa học chứng minh):
Trong huyền môn thì các Ngải Sư dùng cây ngải Năm Ông ở rất nhiều lĩnh vực : Khi luyện cả chậu ngải thì công năng thường được dùng để cầu tài lộc , quyến khách vì thế mà người dân vùng này thường trồng trước sân nhà ngoài việc làm cảnh còn mong muốn có được sự may mắn lắm tài lộc cho gia đình mình . Khi đào lấy củ để luyện thì thường dùng trong việc thư ếm ngải ( có 2 loại thư ếm bùa và thư ếm ngải ) . Khi lấy củ đem phơi 3 sương , 3 nắng (Âm – Dương ) rồi phơi khô đem tán nhỏ để luyện , sẽ được luyện dùng trong vấn đề tình cảm . Ngoài ra còn một sản phẩm nữa của cây Năm Ông đó là những bông hoa . Khi cây nở hoa vào buổi sáng các ngải Sư thu vào đem ngâm trong nước hoa rồi luyện sẽ được dùng trong việc giao tiếp ăn nói trong thương mại và thưa kiện .
Một số hình ảnh tham khảo về cây ngải năm ông:
Nhận xét
Đăng nhận xét