Cây hoàng cầm râu có tên gọi khác là Bán chi liên, tên khoa học là Scutellaria barbata D. Don, thuộc họ hoa môi. Cây hoàng cầm râu là một trong số những cây thuốc nam trong bài thuốc y học cổ truyền của y học Trung Hoa. Bán chi liên cũng là vị thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường một cách hiệu quả.
Mô tả về cây hoàng cầm râu: Cây thảo cao 0.2-0.5m, thân không lông. Lá mọc phiến đối; phiến xoan thon, dài 1-2 cm, mép có răng đều, gân bên 3-4 đôi; cuống ngắn, 1mm. Cụm hoa dài 3-5cm, ở ngọn; lá bắc thon hẹp; đài hình chuông cao 2.5mm có 2 môi, môi trên mang một cái khiên (thuẫn) hình chóp, có lông ,rụng sớm, môi dưới tồn tại; tràng màu xanh, có lông thưa, cao 7-9cm, chia 2 môi, môi trên 3 thùy, môi dưới tròn, miệng rộng; nhị 4, bao phấn có ít lông.
Cây hoàng cầm râu mọc nơi sáng và ẩm, ruộng hoang, bãi hoang, từ vùng thấp đến vùng cao. Ra hoa từ tháng 4-10, có quả từ tháng 6-11.
Khu vực phân bố cây hoàng cầm râu: Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hà Nội, Hòa Bình, Hải Dương, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị. Còn có ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Thái Lan.
Cây hoàng cầm râu do thân cây thấp gọn, hoa đẹp, thời kỳ ra hoa dài, nên thường được trồng ở viền bồn hoa hoặc dưới chậu hoa.
Bộ phận thường dùng của cây hoàng cầm râu: Toàn cây, có tên thuốc trong Đông y là Bán chi liên. Thu hái toàn cây vào mùa xuân, hè, lúc cây ra hoa. Rửa sạch, phơi khô, bó lại để dùng.
Tính vị, tác dụng và dược lý: Vị cay, đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệ giải độc, hoat huyết hóa ứ, lợi thấp.
Thường dùng trị:
1. Khối u tân sinh.
2. Áp xe phổi ( Lao phổi xơ).
3. viêm ruột thừa.
4. Viêm gan, xơ gan cổ trướng.
Dùng ngoài trị các loại mụn nhọt sưng đau, viêm vú, viêm mủ da, sâu quảng, rắn độc xắn, sâu bọ cắn đốt, đòn ngã tổn thương. Liều dùng 20-40g có thể tới 80g, dạng thuốc sắc để uống trong. Dùng ngoài với lượng cây tươi vừa đủ, giã ra đắp và nấu nước rửa. Người ta còn dùng thay ích mẫu để trị bệnh phụ khoa.
Một số hình ảnh tham khảo về cây hoàng cầm râu:
Cây hoàng cầm râu mọc nơi sáng và ẩm, ruộng hoang, bãi hoang, từ vùng thấp đến vùng cao. Ra hoa từ tháng 4-10, có quả từ tháng 6-11.
Khu vực phân bố cây hoàng cầm râu: Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hà Nội, Hòa Bình, Hải Dương, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị. Còn có ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Thái Lan.
Cây hoàng cầm râu do thân cây thấp gọn, hoa đẹp, thời kỳ ra hoa dài, nên thường được trồng ở viền bồn hoa hoặc dưới chậu hoa.
Bộ phận thường dùng của cây hoàng cầm râu: Toàn cây, có tên thuốc trong Đông y là Bán chi liên. Thu hái toàn cây vào mùa xuân, hè, lúc cây ra hoa. Rửa sạch, phơi khô, bó lại để dùng.
Tính vị, tác dụng và dược lý: Vị cay, đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệ giải độc, hoat huyết hóa ứ, lợi thấp.
Thường dùng trị:
1. Khối u tân sinh.
2. Áp xe phổi ( Lao phổi xơ).
3. viêm ruột thừa.
4. Viêm gan, xơ gan cổ trướng.
Dùng ngoài trị các loại mụn nhọt sưng đau, viêm vú, viêm mủ da, sâu quảng, rắn độc xắn, sâu bọ cắn đốt, đòn ngã tổn thương. Liều dùng 20-40g có thể tới 80g, dạng thuốc sắc để uống trong. Dùng ngoài với lượng cây tươi vừa đủ, giã ra đắp và nấu nước rửa. Người ta còn dùng thay ích mẫu để trị bệnh phụ khoa.
Một số hình ảnh tham khảo về cây hoàng cầm râu:
Nhận xét
Đăng nhận xét