Chuyển đến nội dung chính

Chi Ficus


Chi Ficus: Sanh, Si, Gừa, Bồ đề, Thằn lằn leo

Ficus là chi thực vật của khoảng 850 loài cây thân gỗ, cây bụi, dây leo và thực vật biểu sinh trong gia đình họ Dâu tằm. Được biết đến như là cây sanh, si, gừa, đa. Loại cây ficus thường gặp có nguồn gốc từ vùng ôn đới phía tây nam Châu Á và khu vực Địa Trung Hải. Đã được trồng từ thời cổ đại. Quả của một số loài thì ăn được, tuy nhiên không đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, quả của cây ficus là nguồn thực phẩm quan trọng của động vật hoang dã. Ficus cũng đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh trên khắp vùng nhiệt đới.
Ficus chiếm một phần quan trọng trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Hầu hết là loài trường xanh, nghĩa là có lá xanh quanh năm. Có một số loài phân bố vùng ôn đới thì có rụng lá theo mùa.
Nhận dạng cây thuộc chi ficus không khó khăn như những chi khác. Cây thuộc chi này thường có rễ thả từ trên không, có hình dạng đặc thù, và trái của nó cũng có đặc thù riêng.

Sự thụ phấn

Quả của cây ficus là loại quả kép, quả mà ta nhìn thấy từ bên ngoài thật ra là một cấu trúc chứa hàng ngàn hoa tí hon bên trong. Cấu trúc này được gọi là syconiumSyconium thường có hình giống như bình nước, có lỗ nhỏ phía đối diện với cuống. Syconium có chứa cả hoa đực lẫn hoa cái nhưng chúng không thể gây nên sự thụ phấn vì hoa cái trưởng thành rất sớm trước khi hoa đực tạo ra phấn hoa.
Tuy nhiên, thiên nhiên đã tạo ra một đáp số cho bài toán nan giải này, đó là loài ong bắp cày nhỏ. Sinh sống trong syconium và thụ phấn cho cây ficus chiếm phần lớn thời gian trong vòng đời của chúng. Đầu tiên, một con ong cái mang phấn hoa chui vào trong một syconium thông qua một lổ nhỏ nằm đối diện với cuống. Ong thụ phấn cho các bông hoa cái nằm trong trái, sau đó đẻ trứng và chết đi. Những bông hoa được thụ phấn sẽ tạo ra hạt giống. Trứng ong tạo thành ấu trùng, ấu trùng ong đực nở sớm và rời khỏi tổ để chăm sóc ấu trùng ong cái. Sau đó các con ong đực chết đi mà không hề rời khỏi syconium. Sau đó ấu trùng ong cái nở ra, ong cái bò bên trong syconium và giẫm lên trên phấn hoa đực, sau đó chúng tìm đường rời khỏi trái mang theo phấn hoa và chui vào một trái khác đẻ trứng. Vòng đời của loài ong bắp cày cứ thế tiếp diễn.
Ong bắp cày thụ phấn cho cây ficusOng bắp cày thụ phấn cho cây ficus
Một số loài được biết đến đại diện cho sự đa dạng của chi này bao gồm:
  • Sung ngọt (Ficus carica)
  • Sanh (Ficus benjamina)
  • Si/gừa (Ficus microcarpa)
  • Bồ đề (Ficus religiosa)
  • Đa (Ficus bengalensis)
  • Đa búp đỏ (Ficus elastica)
  • Thằn lằn leo (Ficus pumila)
  • Vả (Ficus auriculata)
  • Sung ngọt

    Sung ngọt còn được gọi là Sung trái có tên khoa học là Ficus carica, là loài cây rụng lá theo mùa, có thể cao đến 6m. Là loài cây ôn đới có nguồn gốc từ Trung Đông. Cây sung ngọt nổi tiếng với lá lớn có mùi thơm, dài 15-25 cm, ngang 10-18 cm, có 3 hoặc 5 thùy. Trái của nó có thể ăn được.
    Sung ngọt
    Sung ngọt

    Sanh

    Sanh có tên khoa học là Ficus benjamina. Cây có nguồn gốc Nam và Đông Nam Á. Là loài cây biểu tượng của Bangkok, Thái Lan. Loài cây này sống ở vùng nhiệt đới, có thể cao đến 30m với cành duyên dáng rủ xuống, lá bóng và xanh mướt dài 6-13cm, chót lá nhọn. Trái của nó nhỏ, là nguồn thức ăn ưa thích của một số loài chim.
    Cây sanh còn là một loại cây cảnh phổ biến. Nó được trồng trong nhà cũng như ngoài trời, làm bonsai hoặc cắt tỉa thành tạo hình, v.v...
    Cây sanh trồng trong chậu làm cảnhCây sanh trồng trong chậu làm cảnh

    Si/gừa

    Gừa còn gọi là Si, có tên khoa học là Ficus microcarpa L., tên tiếng Anh là Chinese Banyan, Malayan Banyan, Indian Laurel hoặc Curtain fig.
    Đây là loài cây anh em với sanh. Cây thường phát triển tốt ở những nơi thường ẩm hoặc có nước thường xuyên như bờ kênh, bờ sông, suối. Cũng có mọc ở núi đá.
    Lá cây gừaLá cây gừa
    Do cây có dáng đẹp, tỏa bóng khá rộng, sinh trưởng khỏe, tuổi thọ cao, chịu gió bão, chịu bán ngập kể cả ngập nước lợ hay mặn, nên ngoài việc trồng làm cây bóng mát, tôn tạo cảnh quan, nhiều nơi còn trồng hai loài cây này giữ đất, chống sạt lở bờ sông, lòng hồ...
    Lá gừa bóng, dày và ít rụng, thân dẻo dai nên được dùng làm kiểng lá tạo hình thành nhà chòi (gọi là chòi kiểng) hay các con thú, rồng... đẹp mắt.
    Nhà chòi lục giác làm bằng cây si (gừa)Nhà chòi lục giác làm bằng cây si (gừa)

    Bồ đề

    Bồ đề hay Đề có tên khoa học là Ficus religiosa, có nguồn gốc Ấn Độ, tây nam Trung Quốc và vùng Đông Dương. Cây rụng lá vào mùa khô hoặc thường xanh bán mùa. Cây cao tới 30m và đường kính thân lên tới 3m.
    Lá có hình tim với phần chót lá dài. Lá dài 10-17 cm, rộng 8-12 cm, cuống lá dài 6-10 cm.
    Loài cây này được cho là thiêng liêng bởi những người theo Ấn Độ giáo, Kì-na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất-đạt-đa Cồ-đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật. Qua đó mà cây này có tên bồ đề, vì Bồ-đề có nghĩa là Giác ngộ.
    Cây bồ đềCây bồ đề
    Cây Bồ-đề thời Phật thành Đạo đã bị vua Bengal là Śaṣaṅka phá hủy hồi thế kỉ thứ 7. Cây con được trồng kế nó cũng bị bão thổi trốc gốc năm 1876. Cây con ngày nay được lấy từ một nhánh của cây Bồ-đề gốc được vua A-dục tặng vua Tích Lan vào khoảng 288 TCN. Nó mang tên Śrī Mahā ("điềm lành và to lớn"). Ngày nay, tại cố đô Anurādhapura của Tích Lan (Sri Lanka), cây Bồ-đề đó vẫn còn xanh tốt và thời điểm trồng này làm cho nó trở thành cây già nhất trong số các thực vật có hoa có thể kiểm chứng được tuổi.
    Xem thêm về hai loài cây thiêng liêng khác trong Phật giáo: Cây Sala, Vô Ưu và truyền thuyết về Đức Phật.

    Đa

    Đa có tên khoa học là Ficus bengalensis. Nó có thể phát triển thành loài cây khổng lồ mà tán của nó che phủ đến một vài nghìn mét vuông.
    Cây đa cổ thụCây đa cổ thụ
    Tại Việt Nam, cây đa được tìm thấy tại nhiều đình, chùa và khu vực làng quê. Hầu như làng quê truyền thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ trong làng và bên cạnh các di tích. Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Cây đa còn là biểu tượng thần quyền và tâm linh của con người. Trong làng, cây đa có mặt ở nhiều nơi khác nhau nhưng hầu như nó không vắng bóng ở các di tích, đặc biệt là đình chùa. Dưới gốc đa người Việt thời xưa hay dựng miếu thờ và lại có lệ khi bình vôi không dùng được nữa, thay vì vất bỏ thì đem treo ở cây đa.
    Nó còn gắn liền với hình ảnh của làng quê Việt Nam qua những hình tượng như "cây đa, giếng nước, sân đình" hay"cây đa, bến nước, con đò", qua điệu dân ca lý cây đa. Nó cũng xuất hiện trong sự tích Thằng Cuội trên Cung Quảng Hàm.
    Lá và trái cây đaLá và trái cây đa

    Đa búp đỏ

    Đa búp đỏ còn có tên gọi khác là Đa cao su, Đa dai, có tên khoa học là Ficus elastica. Là loài thân gỗ lớn tương tự cây đa. Các lá của nó hình ôvan, bóng mặt, dài khoảng 10–35 cm và rộng 5–15 cm; kích thước lá lớn nhất có ở các cây non (đôi khi dài tới 45 cm), nhưng nhỏ hơn nhiều ở các cây già (thông thường khoảng 10 cm dài). Các lá phát triển ở bên trong một vỏ bọc tại mô phân sinh ở ngọn, gọi là búp đa, và nó sẽ phát triển lớn hơn khi lá mới được phát triển. Khi lá phát triển, nó mở ra và vỏ bọc rụng xuống. Bên trong của lá mới thì một lá non khác đang chờ để được phát triển.
    Đa búp đỏĐa búp đỏ
    Đa búp đỏ ưa thích khu vực nhiều nắng nhưng không có nhiệt độ quá cao. Nó có thể chịu được khô hạn, nhưng ưa ẩm và phát triển tốt trong các điều kiện nhiệt đới mưa nhiều. Khi trồng làm cây cảnh thì giống lai có tên gọi Robusta với các lá cứng hơn, rộng bản hơn và đứng thẳng hơn nói chung hay được sử dụng thay cho dạng hoang dại. Nhiều dạng như vậy tồn tại, thông thường với các lá lốm đốm màu.
    Phần lớn cây trồng được tạo ra nhờ nhân giống vô tính. Điều này có thể thực hiện bằng cách trồng các cành giâm hay cành chiết.
    Đa búp đỏ có thể sinh ra nhựa mủ màu trắng sữa, trong một số trường hợp cũng được dùng để sản xuất cao su, nhưng nói chung không đáng kể so với cây cao su. Nhựa mủ từ đa búp đỏ cũng được sử dụng để làm một loại kẹo cao su là Hubba Bubba của công ty Wrigley.
    Đa búp đỏ được NASA công nhận là một trong những loài cây có khả năng thanh lọc không khí cao nhất. Khi trồng trong nhà, cây hút các chất độc như Benzene, Formaldehyde, Trichloroethylene một cách hiệu quả.

    Thằn lằn leo

    Thằn lằn leo còn có tên gọi khác là Trâu cổ, xộp, vảy ốc, bị lệ. Tên khoa học là Ficus pumila L. Cây có nguồn gốc Đông Á. Cây dễ chăm sóc, chúng leo trên tường, đá, gỗ hay trên thân cây khác. Cây thường xanh quanh năm.
    Lá cây thằn lằn leo, một loài dây leo thuộc chi FicusLá cây thằn lằn leo, một loài dây leo thuộc chi Ficus
    Tường nhà phủ dây thằn lằn leoTường nhà phủ dây thằn lằn leo
    Cây còn có tác dụng chữa một số bệnh như: tắc tia sữa, sưng vú, ít sữa; đau xương, đau mình ở người già, làm thuốc bổ, điều kinh, giúp tiêu hóa; di tinh, liệt dương.

    Vả

    Cây có tên khoa học là Ficus auriculata. Là cây gỗ nhỏ, cao 5-10 m có nhiều cành, có lông cứng và thưa. Mùa hoa quả tháng 12 đến tháng 3. Quả có vị ngọt, tính bình, có tác dụng làm mạnh dạ dày, nhuận tràng, điều hòa trong ruột, lợi tiểu. Rễ và lá có tác dụng giải độc, tiêu thũng.
    Quả Vả dùng làm rau ăn, quả chín ăn ngọt, ngon và thơm, dùng chế rượu hoặc phơi làm mứt quả khô. Lá làm gỏi. Người ta dùng quả trị kiết lỵ, lòi dom, táo bón và trị giun. Nhựa dùng bôi chữa đàn ông có mũi nhiều mụn đỏ lòm lòm.
    Ở nước ta cây vả được trồng nhiều ở các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Khánh Hòa, Phú Yên.
    Cây vả và trái của nóCây vả và trái của nó
































































    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

    KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

    Tổng hợp các loại đậu

    Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

    Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

    Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .