Chuyển đến nội dung chính

Những cây thuốc ở Việt Nam có tác dụng chống ung thư

Gần đây Trung Quốc đã công bố rất nhiều nghiên cứu liên quan đến tác dụng điều trị ung thư của các thuốc Trung y, chủ yếu là cây thuốc. So sánh với các tài liệu dược liệu của nước ta tôi bước đầu thấy có các cây thuốc sau đây có mặt ở nước ta:
1. Cây ngưu tất
Cây Ngưu tất (Achyranthes bidentata) , còn gọi là cây Cỏ xước, Hoài ngưu tất, twotooth Achyranthes: Sử dụng cành lá và rễ phơi khôcây ngưu tất
2-Cây Nam Sa sâm (Adenophora tetraphylla), còn gọi là cây Bào sa sâm, Fourleaf Ladybell: Sử dụng rễ khô.
3-Cây Thiên môn đông (Asparagus cochinchinensis), còn gọi là cây Thiên đông, Thiên môn, Dây tóc tiên: Sử dụng rễ khô

4-Cây Bạch truật (Atractylodes macrocephala), còn gọi là Đông truật, Ư truật, Triết truật, Largehead Atractylodes: Sử dụng rễ khô.

5-Cây Xạ can (Belamcanda sinensis), còn gọi là cây rẻ quạt , la cho, Iris tigré, Blackberrylily: Sử dụng căn hành (thân rễ) khô

6- Cây Rung rúc (Berchemia lineata), còn gọi là cây Rút dế, cứt chuột, Đồng bìa, Lineat Supplejack: Sử dụng rễ khô

7-Cây Đơn buốt (Bidens bipinnata), còn gọi là cây Đơn kim, Cỏ Quỷ trâm, Spanishneedles: Sử dụng phần trên mặt đất.

8-Cây Tâm giá (Capsella bursa-pastoris),còn gọi là cây Rau tề, Tề thái hoa, Shepherdspurse: Sử dụng bộ phận trên mặt đất phơi khô.

9-Cây Cúc hoa trắng (Chrysanthemum indicum),còn gọi là cam cúc hoa, Cúc điểm vàng, Hoàng cúc: Sử dụng hoa khô.

10-Cây Ý dĩ (Coix lachryma-jobi), còn gọi là cây Dĩ mễ, Dĩ nhân, Ý dĩ nhân, Bo bo: Sử dụng nhân hạt chín phơi khô

11-Cây Thài lài trắng (Commelina communis) còn gọi là Cỏ lài trắng, Cỏ chân vịt, Áp chích thảo,Common Dayflower: Sử dụng phần trên mặt đất phơi khô

12-Cây Mỏ quạ (Cudrania tricuspidata), còn gọi là cây Hoàn lồ, Vàng lồ, Xuyên phá thạch, Tricuspid Cudrania: Sử dụng thân cành phơi khô

13-Cây Nghệ (Curcuma longa), còn gọi là cây Uất kim, Khương hoàng, Safran des Indes, Tumeric: Sử dụng thân rễ (củ)

14-Cây Thỏ ty tử, Tơ hồng (Cuscuta sinensis), còn gọi là Đậu ký sinh, Miễn tử: Sử dụng hạt cây tơ hồng

15-Cây Thạch hộc (Dendrobium nobile), còn gọi là cây kim thạch hộc, hắc tiết thảo, hoàng thảo: Sử dụng thân cây tươi hoặc khô.

16-Cây Cúc áo (Eclipta prostrata), còn gọi là cây Hoa cúc áo, Ngổ áo, Nụ áo lớn, Hắc chấp thảo, Cresson de Para, Yerbadetajo: Sử dụng phần trên mặt đất phơi khô.

17-Cây Cỏ mần trầu (Eleusine indica), còn gọi là Cỏ ngưu cân, Sam tử, Tất suất, Cỏ vườn trầu, Cỏ dáng, Cỏ bắc, Chỉ tía, Thiên cân Sử dụng toàn cây phơi khô.

18-Cây Sung thằn lằn, Trâu cổ (Ficus pumila), còn gọi là cây Sung thằn lằn, Trâu cổ, Climbing Fig: Sử dụng đế hoa khô.

19-Nấm Linh chi (Ganoderma lucidum), còn gọi là Nấm mộc chi, nấm Lim, nấm trường thọ, Lucid Ganoderma (đã nuôi trồng nhân tạo được): Sử dụng mũ nấm khô


20-Cây Bồ kết (Gleditschia sinensis), còn gọi là Cây tạo giác, Tạo giáp, Man khét, Thiên đinh, Tạo đinh, Chinese Honeylocust: Sử dụng gai khô

21-Cây Cam thảo bắc (Glycyrrhiza glabra), còn gọi là cây Cam thảo, Sinh cam thảo, Quốc lão, Quang quả cam thảo, Hồng cam, Liquorice: Sử dụng căn hành và rễ khô.

22-Cây Bông vải (Gossypium herbaceum) còn gọi là Miên hoa, Thảo miên, Thổ hoàng kỳ, Levant cotton: Sử dụng rễ khô.

23-Cây Phù dung (Hibiscus mutabilis) còn gọi là cây Mộc liên, Địa phù dung, Hoa cửu đầu, Hoa tam biến, Cottonrose Hibiscus : Sử dụng lá khô

24-Cây Ban Nhật ( Hypericum japonicum), còn gọi là cây Điền cơ hoàng, Cỏ Hoàng hoa, Cỏ Đối diệp, Japonese St. John’swort : Sử dụng toàn cây phơi khô.

25-Cây Bóng nước (Impatiens balsamina) còn gọi là cây Nắc nẻ, Móng tay lồi, Hoa Phượng tiên, Cấp tính tử, Bông móng tay, Garden balsam: Sử dụng toàn cây phơi khô và hạt khô.

26-Cây Ích mẫu (Leonurus heterophyllus), cây Sung úy, Chói đèn , Hồng y ngải, Khôn thảo, Motherwort: Sử dụng phần trên mạt đất.

27-Cây Đạm trúc diệp (Lophatherum gracile) còn gọi là cây Toái cốt tử, Trúc diệp mạch đông, Mễ thân thảo, Sơn kê mễ, Kim kê mễ : Sử dụng cành lá khô.

28-Cây Chua me đất hoa vàng (Oxalis corniculata) còn gọi là cây Tạc tương thảo, Tam diệp toan, Toan vị thảo, Chua me ba chìa, Creeping Woodsorrel : Sử dụng toàn cây phơi khô.

29-Cây Bảy lá một hoa (Paris polyphylla) còn gọi là cây Thất diệp nhất chi hoa, Độc cước liên, Thiết đăng đài, Chi hoa đầu, Tảo hưu, Thảo hà xa, Trọng lâu, Thất tử liên, Đăng đài thất, Paris: Sử dụng củ (thân hành) khô.

30- Cây Sơn từ cô (Pleione bulbocodioides) còn gọi là cây Mao từ cô, Băng cầu tử, Bulbocodioides Pleione: Sử dụng thân hành khô

31- Cây Rau đắng (Polygonum aviculare) còn gọi là cây Xương cá, Càng tôm, Biển súc, Đại biển súc,Trúc tiết thảo , Common knotgrass : Sử dụng phần trên mặt đất phơi khô.

32- Cây Củ cốt khí (Polygonum cuspidatum) còn gọi là cây Hoạt huyết đan, Tử kim long, Ban trượng căn, Hổ trượng căn, Điền thất, Hoa ban trúc, Đại diệp xà tổng quản, Toan đồng trúc, Giant Knotweed: Sử dụng rễ và phần trên mặt đât phơi khô.

33- Cây Má ngọ (Polygonum perfoliatum) còn gọi là cây Nghể xuyên lá, Hà bạch thảo, Lê đầu thích, Xà đảo thoái, Perfoliate Knotweed: Sử dụng phần trên mặt đất.

34-Cây Răm nước (Polygonum hydropiper) còn gọi là cây Nghể, Thủy liễu, Lạt liễu, Red-kness: Sử dụng toàn cây phơi khô.


35- Cây Hạ khô thảo (Prunella vulgaris) còn gọi là cây Thiết sắc thảo, Common Selfheal: Sử dụng chùm quả khô.


36- Cây Phá cố chỉ (Psoralea corylifolia) còn gọi là cây Phá cố tử, Bổ cốt chỉ, Hồ cửu tử, Hà lan hiện, Malaytea Scurfpea: Sử dụng quả chín phơi khô.

37- Cây Seo gà (Pteris multifida) còn gọi là cây Phượng vĩ thảo, Kim kê vĩ, Tỉnh khẩu biên thảo, Chinese Brake: Sử dụng toàn cây phơi khô.

38- Cây Sắn dây (Pueraria thompsoni) còn gọi là cây Cát căn, Cam cát căn, Phấn cát, Can cát, Cát đằng, Kudzuvine: Sử dụng rễ khô.

39- Cây Thạch vĩ ( Pyrrhosia lingua) còn gọi là cây Thạch bì, Kim tinh thảo, Kiếm thảp, Kim thang chủy, Shearer’s Pyrrosia: Sử dụng lá khô. 40- Cây Sinh địa (Rehmannia glutinosa) còn gọi là Địa hoàng, Thục địa: Sử dụng rễ khô.


41- Cây Đại hoàng (Rheum officinale) còn gọi là cây Xuyên đại hoàng, tướng quân, Sinh quân, Hương đại hoàng, Mã đế hoàng, Rhubarb: Sử dụng rễ và căn hành khô.

42- Ngũ bội tử (Galla sinensis) còn gọi là Bách trùng thương, Bách dược tiễn, Chinese Gall- là tổ của sâu Melaphis sinensis, Schlechtenladia sinensis, thường ký sinh trên các cây Muối (Rhus sinensis) còn gọi là cây Diêm phu mộc. Lấy về vào tháng 9, hấp chết sâu rồi phơi khô để sử dụng.


43- Cây Kim anh (Rosa laevigata) còn gọi là cây Thích lê tử, Đường quân tử, Thích đầu, Kim anh tử, Hoàng trà bình, Cherokee Rose: Sử dụng rễ khô

44-Rong Mơ (Sargasum fusiforme) còn gọi là Dương thê thái, Hải đới hoa, lạc thủ, Seaweed: Sử dụng rong phơi khô

44- Cây Hồng đằng (Sargentodoxa cuneata) còn gọi là cây Thuyết đằng, Đại hoạt huyết, Huyết thông, Đại huyết thông, Sargengloryvine: Sử dụng thân cành phơi khô.

45-Cây Hàm ếch (Saururus sinensis) còn gọi là cây Tam bạch thảo, Đường biên ngẫu, Bạch diện cô, Bạch thiệt cốt. Chinese Lizardtail: Sử dụng rễ (căn hành) hay toàn cây phơi khô.

46- Cây Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis) còn gọi là cây Sơn trà, Thổ kim trà, Hoàng linh trà, baical Skullcap: sử dụng rễ khô.


47-Cây Thổ phục linh (Smilax glabra) còn gọi là Hồng thổ linh, Sơn trư phấn, Sơn kỳ lương, Linh phạn đoàn , Glabrous Greenbrier: Sử dụng rễ (căn hành) khô.

48-Cây Dây toàn (Solanum lyratum) còn gọi là cây Già căn, Thục dương tuyền, Bạch mao đằng, Bittersweet : Sử dụng phần trên mặt đất phơi khô.

49- Cây Lu lu đực (Solanum nigrum) còn gọi là cây Thù lù đực . Long quỳ, Thiên gia tử, Khổ quỳ, Black Nightshade: Sử dụng phần trên mặt đất phơi khô.

50- Cây Khổ sâm cho rễ (Sophora flavescens) còn gọi là cây Dã hòe, Khổ cốt, Dã hòe, Sơn hòe tử, Lightyellow Sophora: Sử dụng rễ khô.

51- Cây Qua lâu (Trichosanthes kirilowii) còn gọi là cây Qua lâu, Thảo ca, Snakegourd: sử dụng vỏ quả và hạt.

52-Cây Mã tiên thảo (Verbena officinalis) còn gọi là cây Cỏ roi ngựa, Hồng đằng thảo, Thiết mã tiên, Phong cảnh thảo, European Verbena: Sử dụng phần trên mặt đất phơi khô.

53-Cây Niệt gió (Wikstroemia indica) còn gọi là cây Gió cánh, Liễu ca vương, Địa miên căn, Sơn ma bì, Indian Stringbush: Sử dụng thân ,lá và rễ.


54- Cây Hạt sẻn (Zanthoxylum nitidum) còn gọi là cây Lưỡng diện châm, Hoa tiêu, Hoa tiêu thích, Sơn hồ tiêu thích, Ba tiêu, Sưng, Hoàng lực, Dã hoa tiêu, Xuyên tiêu, Nhập địa kim ngưu, Lưỡng diện thích, Shinileaf Pricklyash.

Trong khi chờ đợi các nghiên cứu ở nước ta, bà con nên chú ý bảo vệ các cây nói trên nếu tìm thấy, đừng bán cho khách nước ngoài và cố gắng trồng thêm cho nhiều để bán cho các cơ sở nghiên cứu và sản xuất dược liệu.

Theo Sách và tác giả: GS. TS. Nguyễn Lân Dũng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .