Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2020

Tự sự

Tự sự (NTQ) Vốn thạo nghề cầy cấy Tính khí hơi ẩm ương Nay vào chơi phây búc (facebook) Đua đòi chút văn chương Hè về đỏ thắm màu hoa phượng Ánh mắt buồn tênh buổi bãi trường Gạt lệ chia tay người mỗi ngã Âm thầm cố nén giọt sầu thương Trên sông khói sóng buồn hiu hắt Dõi mắt phương trời nhớ cố hương Trắng xóa màn sương trời chớm lạnh Thương ai khắc khoải đoạn can trường Tháng bảy sông Ngân lặng như tờ, Trăng treo một mảnh ướt hồn mơ, Vô duyên Chức nữ mong Ngưu tử, Lắc rắc mưa ngâu bóng ai mờ... Ngày mai  hy vọng ở chuyện chi Quá khứ trôi qua học được gì Mong sao hiện tại không lo nghĩ Để cuộc đời bớt nỗi sầu bi Sương giăng lạnh lẽo thấu tâm can Khắp chốn âm u trắng một màng Trước mắt mà sao tìm chẳng thấy Mơ hồ mãi lạc bước mênh mang Ngày mai nắng mới lại đầy sông Sóng nước tranh nhau mấy ánh hồng Năm trước đò chiều đâu chẳng thấy Xuân sang bến cũ vẹn chờ mong Tuyết trắng đông về thương gió bấc Đào khoe xuân cuối nhớ mai vàng Thành Đông tấp nập lòng

Angelonia goyazensis-cây bâng khuâng, hương dạ thảo, cây lưu ly,

cây bâng khuâng, hương dạ thảo, cây lưu ly, có tên khoa học là Angelonia goyazensis Benth, thuộc họ Hoa mõm sói – Scrophulariaceae.

Baeckea fruttescens L-cây Chổi, Chổi sể, Chổi trện, Thanh hao

Theo Đông Y, Chổi có vị hơi cay, đắng, mùi thơm, tính ẩm; có tác dụng tán phong hàn, khai khiếu, giúp tiêu hoá, thông huyết mạch, sát khuẩn. Người ta thường dùng cây đốt xông khói hoặc nấu nước xông chữa cảm cúm, nhức đầu, đau bụng, vàng da, sởi. Còn dùng chữa chảy máu cam, lở ngứa, kém tiêu, ỉa ra máu, kinh nguyệt không đều. 1. Cây Chổi, Chổi sể, Chổi trện, Thanh hao - Baeckea fruttescens L., thuộc họ Sim - Myrtaceae. 2. Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Chổi Mô tả:  Cây bụi cao 0,5-2m. Thân mềm, phân nhánh từ gốc, mùi thơm. Lá mọc đối, hình sợi hẹp, không có cuống, nhẵn bóng, phiến có tuyến mờ nâu, chỉ có một gân giữa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc đơn độc ở nách lá; ống dài chia 4-5 thuỳ hình tam giác hơi nhọn đầu; cánh tràng tròn, rời nhau, nhị 8-10 có chỉ nhị ngắn; bầu dưới, 3 ô, rất nhiều noãn. Quả nang mở theo đường nứt ngang; hạt có cạnh. Mùa hoa từ tháng 4 đến tháng 8. Bộ phận dùng:  Toàn cây, trừ rễ -  Herba Baeckeae. Nơi sống và thu hái:  Cây mọc rất nhiều trên các

Lentinus elodes (Berk.) Singer-cây Nấm hương, Nấm đông cô

Theo Đông Y, Nấm hương có vị ngọt, tính bình, không độc; có tác dụng làm tăng khí lực, không đói, cầm máu; còn có tác dụng lý khí hoá đàm, ích vị, trợ thực, kháng nham, giảm cholesterol, hạ huyết áp. Đồng bào thường hái nấm tươi về nướng chín ăn. Nhưng thông thường dùng khô nấu canh, lẩu, xào nấu, xem như món rau khô gia vị cao cấp. Mặt khác, nó là một món ăn ngon, bổ nên rất được ưa chuộng. Cũng được dùng làm thuốc chữa bệnh chảy máu, đại tiểu tiện ra máu. 1. Cây Nấm hương, Nấm đông cô - Lentinus elodes (Berk.) Singer, thuộc họ Nấm sò - Pleurotaceae.   Nấm hương hay còn gọi là nấm đông cô (Tên khoa học: Lentinula edodes) là một loại nấm ăn có nguồn gốc bản địa ở Đông Á. 2. Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Nâm hương Mô tả:  Nấm còn non nằm trong vỏ cây, khi lớn làm nứt vỏ cây chui ra ngoài. Mũ nấm màu nâu nhạt, sau nâu thẫm hoặc màu mật. Mặt mũ có những vẩy trắng nhỏ, có khi màu nâu, đường kính mũ 4-10cm. Thịt nấm trắng. Cuống nấm hình trụ hoặc hơi hẹp, dài 3-10cm, đường kí

llex rotunda Thunb-cây Bùi tròn

Theo Đông Y, Bùi tròn Vị đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng giảm đau, lương huyết, chỉ huyết. Thường dùng chữa: Cảm lạnh, bệnh sốt; Sưng amygdal, đau họng; Viêm dạ dày ruột cấp, viêm tuỵ cấp; Loét dạ dày và tá tràng; Đau thấp khớp, đau xương; Sốt xuất huyết... 1. Cây Bùi tròn - llex rotunda Thunb, thuộc họ Nhựa ruồi - llicaceae. 2. Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Bùi tròn Mô tả:  Cây gỗ lớn cao 5-15m, đến 20m; nhánh non có cạnh, không lông. Lá có phiến xoan rộng, dài 3-11cm, rộng 2-4,5cm, dai, không lông, mặt trên lục bóng; gân phụ 5-8 cặp; cuống 6-10mm. Tán hoa ở nách lá; cuống hoa 4-8mm; lá đài 4-5 (6); cánh hoa 4-5 (6), dài 3-3,5mm; nhị 4-5, nhuỵ lép ở hoa đực; nhị lép ở hoa cái. Quả hạch tròn tròn, đường kính 4,5-6mm, đỏ rồi đen; nhân 4-6, cao 3-4,7mm. Hoa tháng 5-6; quả tháng 10-12.  Bộ phận dùng:  Vỏ cây -  Cortex llicis Rotundae. Nơi sống và thu hái:  Cây mọc ở vùng núi cao đến 1500m ở miền Bắc Việt Nam. Cũng gặp ở thác Prenn (Đà Lạt),

Cleome chelidonii L.f (Polanisia chelidonii (L.f) A. DC)cây Màn màn tím, Màn ri tía, Màn ri tím

Theo Đông Y, Màn màn tím Vị cay, tính ấm, không độc, có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, làm hết nấc cụt, hết chóng mặt. Màn ri tía được dùng chữa các chứng cám cúm nóng lạnh, nhức đầu, ho hen, và chứa cả rắn cắn. Lá dùng chữa viêm đau thận. 1. Cây Màn màn tím, Màn ri tía, Màn ri tím - Cleome chelidonii L.f (Polanisia chelidonii (L.f) A. DC), thuộc họ Màn màn - Capparaceae. Màn màn tím, hay còn gọi là màn ri tím, màn ri tía, mằn ri, rau mằn (Tên khoa học:Cleome chelidonii) là một loài thực vật có hoa trong họ Màn màn. Loài này được L.f. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1782. 2. Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Mô tả:  Cây thảo cao 20-40cm. Thân có ít lông 5 cạnh, màu xanh dợt hay đỏ. Cuống lá bằng phiến hay gấp rưỡi phiến lá, mang 3 lá chét, lá giữa lớn hơn, có lông thưa sát. Hoa đơn độc ở nách lá, cuống dài hơn lá; 4 lá đài xanh, 4 cánh hoa tím thường vểnh ra, 6 nhị, có bao phấn màu lam. Bầu có lông, vòi nhuỵ ngắn. Quả cái dài. Cây ra hoa quanh năm. Bộ phận dùng:  Thân lá và

Piper lolot L-cây Lá lốt hay Tất bát

Theo Đông Y, Lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn, hạ khí, chỉ thống. Dùng trị phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại, rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, đầy hơi, sình bụng, đau bụng ỉa chảy, thận và bàng quang lạnh, đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hôi. 1. Cây Lá lốt hay Tất bát - Piper lolot L., thuộc họ Hồ tiêu - Piperaceae. 2. Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Lá lốt Mô tả:  Cây thảo sống lâu, cao 30-40cm hay hơn, mọc bò. Thân phồng lên ở các mấu, mặt ngoài có nhiều đường rãnh dọc. Lá đơn, nguyên, mọc so le, hình tim, có 5 gân chính toả ra từ cuống lá; cuống có gốc bẹ ôm lấy thân. Cụm hoa dạng bông đơn mọc ở nách lá. Quả mọng chứa một hạt. Bộ phận dùng:  Toàn cây -  Herba Piperis . Nơi sống và thu hái:  Cây đặc hữu của Ðông Dương mọc hoang và cũng được trồng lấy lá làm rau gia vị và làm thuốc trồng bằng mấu thân, cắt thành từng khúc 20-25cm, giâm vào nơi ẩm ướt. Có thể thu hái cây quanh năm,đem rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi nắng hay sấy khô dùng

Severinia monophylla-cây Tầm xoọng, Gai xanh, Quýt gai, Ðộc lực, Mền tên

Theo Đông Y, Tầm xoọng Vị đắng, tính mát hơi ấm, có mùi thơm; có tác dụng khư phong giải thử, hóa đàm chỉ khái, lý khí chỉ thống. Thường dùng trị: Cúm, cảm mạo, đau đầu, ho, viêm nhánh khí quản, sốt rét; Ðau dạ dày, viêm khớp xương do phong thấp, đau lưng gối. Rễ được dùng sắc hoặc ngâm rượu uống chữa tê thấp, rắn cắn. Quả xanh hấp với đường, nghiền nát uống chữa ho. 1. Cây Tầm xoọng, Gai xanh, Quýt gai, Ðộc lực, Mền tên - Severinia monophylla (L.) Tanaka (Limonia monophylla L., Atalantia bilocularis Wall., A. buxifolia (Poir.) Oliv.), thuộc họ Cam - Rutaceae. 2. Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Tầm xoọng Mô tả:  Cây nhỡ phân nhánh nhiều, cao 1-2m, nhẵn, có gai thẳng dài đến 3-4cm, nằm ở nách lá. Lá nguyên, rất dai, xoan dài 1,5-5cm, tròn hay lõm ở đầu, thon hẹp hay tròn ở gốc không lông, dày, cứng, có điểm tuyến, gân bên khít nhau, gân mép đi gần sát mép, mép uốn xuống, cuống ngắn 3-4mm. Hoa trắng, gần như không cuống, xếp thành nhóm nhỏ ở nách các lá. Quả nạc, đen, hình c

Carmona microphylla-Cây bùm sụm

Cây bùm sụm còn có tên gọi khác là Chùm rụm, Cườm rụng, Cùm rụm lá nhỏ, Cùm rụm răng, Ruối huầy; Tên tiếng Trung: 基及树 ; Tên khoa học: - Carmona microphylla (Lam.), Don (Ehretia buxifolia Roxb.) Họ khoa học: thuộc họ Chùm rụm - Ehretiaceae. Cây bùm sụm là cây gì? Đặc điểm của cây bùm sụm? Cây bùm sụm là một cây thuốc quý. Cây nhỏ dạng bụi, có các nhánh nhẵn và mảnh. Lá mọc so le, không cuống, hình trái xoan ngược hay thuôn- trái xoan, có khi gần như hình mắt chim và nhỏ, tù và có răng ở chóp, có lông ráp và chấm trắng ở mặt trên, có lông nhàm ở mặt dưới, dài 1-4cm, rộng 0,5-2cm. Hoa nhỏ, trắng xếp 2-3 cái thành ngù, có cuống hoa ngắn. Quả nạc màu đỏ đường kính 6mm, với hạch chứa 1-4 hạt. Cây mọc trong lùm bụi ở sườn núi, trong các rừng còi vùng duyên hải. Ra hoa quanh năm.   Cây bùm sụm. Ảnh minh họa. # Nơi sinh sống: Cây của vùng Ấn Độ - Malaixia, mọc hoang ở đồi núi như Thanh Hóa, Huế, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, và thường được trồng làm cảnh. Có thể thu hái các bộ phận của c

Xanthium strumarium-Ké đầu ngựa

Ké đầu ngựa là vị thuốc được dùng nhiều trong y học cổ truyền nước ta. Hiện nay ké đầu ngựa khá hiếm, chỉ còn một số nới có vị thuốc này. Tên khác: Thương nhĩ tử Tên khoa học:  Xanthium strumarium Ké đầu ngựa: Là cây thuốc nam mọc nhiều ở các vùng đồi núi của nước ta. Đây là một loại cây thuốc nam quý, từ xa xưa đã được ông cha ta ứng dụng vào để điều trị nhiều bệnh. Bộ phận dùng làm thuốc: Dân gian thường chỉ dùng quả ké để làm thuốc. Quả của cây này có nhiều gai, nên do đó có tên là ké đầu ngựa. Cây ké đầu ngựa Tác dụng của ké đầu ngựa : Quả ké có vị ngọt nhạt, có tác dụng tiêu độc, sát trùng, tán phong, trừ thấp. Đặc biệt, điều trị phong hàn, đau đầu Hỗ trợ điều trị chứng tay chân đau, co rút, phong tê thấp Dùng cho người mắc chứng phong mề đay, lở ngứa, tràng nhạt, mụn nhọt. Còn dùng điều trị đau răng đau, họng Tác dụng tốt cho bệnh nhân mắc bướu cổ Điều trị bệnh ngoài da như: Nấm tóc, hắc lào. Đối tượng sử dụng Bệnh nhân viêm khớp, thấp khớp, phong t