Chuyển đến nội dung chính

Cây Nở ngày đất

Gần đây, trên các đường phố tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh  nhiều hàng rong bán cây Nở ngày đất với lời quảng cáo có thể chữa được nhiều bệnh, trong đó có tiểu đường, gút, gan nhiễm mỡ... Trên nhiều trang mạng cũng có hướng dẫn sử dụng loại cây này để chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dược liệu tại Việt Nam, chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào khẳng định cây Nở ngày đất chữa được bệnh gút và tiểu đường. Mới đây loại cây cỏ Việt Nam này được Trung tâm Sâm và Dược liệu TP HCM đưa vào nghiên cứu để đưa ra những kết luận chính xác nhất.
Cây Nở ngày đất là loài cây mọc dại
Trao đổi với PV Tạp chí Y học Cộng đồng, Bà Phạm Thanh Huyền – Trưởng khoa Tài nguyên dược liệu, Viện Dược liệu cho biết: Qua tham khảo từ các tài liệu: Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II của tác giả Nguyễn Tiến Bân và cộng sự; Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2 của tác giả Võ Văn Chi; Cây cỏ Việt Nam quyển 1 của tác giả Phạm Hoàng Hộ, được biết, loại cây này tên Việt Nam là: Nở ngày đất, còn có tên khác là Bách nhật đất (Tên khoa học: Gomphrena celosioides Mart), thuộc họ rau rền (Amaranthacase). Loại cây này thường mọc hoang ở Kontum, TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Đồng Nai, cây mọc rải rác ven đường, vùng đất khô, gần đây được trồng ở một số nơi. Cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được du nhập vào nước ta.
Cây Nở ngày đất được coi như "thần dược" chữa bệnh gút và tiểu đường
Loài cây này được mô tả: cây thân thảo,  sống lâu năm, cao 40-50cm, mọc nằm hoặc  đứng, phân nhánh nhiều, rễ to. Thân có rãnh sâu, có lông nằm. Lá không cuống, có nhiều  lông nằm màu trắng ở mặt dưới. Cụm hoa hình trụ rộng 1cm, dài 2-3cm, lá bắc 5-6mm. Hoa trắng, 5 lá đài, 5 nhị dính thành ống, bầu hình trứng, quả hộp chứa nhiều hạt màu nâu. Cây này trong dân gian thường dùng rễ sắc uống trị ho, cảm cúm,  sắc cả cây uống để tiêu độc
Cây nở ngày đất đang được một số nước nghiên cứu vì cây có chứa một số hoạt chất kháng viêm, hạ nhiệt, thải độc như steroides, glycosides, alkaloids, flavones. Bà Phạm Thanh Huyền khẳng định: “Riêng Việt Nam chưa có nghiên cứu khoa học về công dụng của cây nở ngày đất”.
Mới đây, thông tin cây Nở ngày đất có thể chữa được bệnh gút và tiểu đường được phát tán rầm rộ khiến nhiều người dân tin theo và mua về nấu nước uống, Trung tâm Sâm và Dược liệu TP Hồ Chí Minh bắt đầu đưa cây Nở ngày đất vào danh mục nghiên cứu, theo dõi, tuy nhiên cũng chưa có bất kỳ kết luận khoa học nào tại thời điểm này.
Do vậy, cây Nở ngày đất có thể sử dụng để làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian, nhưng do chưa có tài liệu nghiên cứu chắc chắn nên chưa thể nói là điều trị bệnh gút và tiểu đường như thông tin đang đồn thổi. Nếu người bệnh tiểu đường quá tin tưởng mua cây này về nấu uống mà bỏ luôn thuốc điều trị tiểu đường thì không nên, vì có thể đường huyết sẽ bị tăng cao, gây biến chứng có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, liều lượng và thời gian dùng cây này để điều trị bệnh gút, tiểu đường thế nào chưa có ai nghiên cứu vì vậy việc tự sử dụng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Việc tự ý sử dụng cây cỏ chưa biết công dụng thế nào mà không có sự theo dõi của thầy thuốc là không nên vì có thể nguy hiểm cho sức khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .