Cây chò đen, tên khoa học là Parashorea stellata Kurz., thuộc họ Dầu – Dipterocarpaceae, phân bố ở Đông Dương và Myanmar. Ở Việt Nam, nó phân bố tự nhiên từ Quảng Trị vào đến Khánh Hòa, lên Tây Nguyên. Ở Thừa Thiên Huế, nó được gặp rải rác ở A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc.
Cây chò đen có lá hình bầu dục, dài 6-10 cm, rộng 3-4 cm, đỉnh lá nhọn hơi cong, khi trưởng thành mặt trên màu xanh lục, mặt dưới có lớp phấn trắng với 9-11 cặp gân bên nổi rõ. Hoa mọc thành hoa tự chùm ở đầu cành. Quả hình cầu, đường kính khoảng 1 cm, mang 5 cánh gần đều nhau, phát triển từ đáy quả và ôm quả bên trong.
Cây chò đen là một loài cây gỗ rừng lớn, thân thẳng, tán hình tháp. Cây cho gỗ tốt, màu hồng hơi vàng hoặc nâu xám, vàng tùy điều kiện lập địa, chéo thớ nhưng dễ chẻ dọc, chịu được nước kể cả nước mặn. Gỗ được dùng xây dựng, đóng tàu thuyền…
Cây chò đen có khả năng tái sinh hạt mạnh. Do mang 5 cánh, quả phát tán nhờ gió giúp cây phát triển cá thể trên một bán kính không gian khá rộng. Khi rơi vào môi trường đủ ẩm, quả hút nước giúp hạt nảy mầm để hình thành cây con. Ở tuổi cây mạ, cây cần che bóng để sinh trưởng, nhưng sau đó ưa sáng dần, cho đến khoảng tuổi 2 thì cây ưa sáng hoàn toàn. Từ thời gian này trở đi, nếu bị che chắn, cường độ chiếu sáng yếu, cây sẽ sinh trưởng kém, cong vênh, von tược, lệch tán, bệnh tật và có thể bị triệt tiêu. Đây là điều cần chú ý khi đưa cây vào hệ thống cây xanh đô thị.
Tình trạng cây chò đen:
Do gỗ tốt và cho nhiều nhựa nên gỗ chò đen đã bị khai thác mạnh trong thời gian vừa qua. Diện tích rừng Chò đen cũng bị suy giảm nhiều do bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Biện pháp bảo vệ cây chò đen:
Hiện nay Chò đen đã được bảo vệ tốt trong khu Vườn Quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế) và Khu Bảo tồn thiên nhiên Bán đảo Sơn Trà (Tp. Đà Nẵng). Cần nghiên cứu để đưa vào gieo trồng loài cây gỗ có nhiều giá trị này.
Một số hình ảnh tham khảo về cây chò đen:
Cây chò đen là một loài cây gỗ rừng lớn, thân thẳng, tán hình tháp. Cây cho gỗ tốt, màu hồng hơi vàng hoặc nâu xám, vàng tùy điều kiện lập địa, chéo thớ nhưng dễ chẻ dọc, chịu được nước kể cả nước mặn. Gỗ được dùng xây dựng, đóng tàu thuyền…
Cây chò đen có khả năng tái sinh hạt mạnh. Do mang 5 cánh, quả phát tán nhờ gió giúp cây phát triển cá thể trên một bán kính không gian khá rộng. Khi rơi vào môi trường đủ ẩm, quả hút nước giúp hạt nảy mầm để hình thành cây con. Ở tuổi cây mạ, cây cần che bóng để sinh trưởng, nhưng sau đó ưa sáng dần, cho đến khoảng tuổi 2 thì cây ưa sáng hoàn toàn. Từ thời gian này trở đi, nếu bị che chắn, cường độ chiếu sáng yếu, cây sẽ sinh trưởng kém, cong vênh, von tược, lệch tán, bệnh tật và có thể bị triệt tiêu. Đây là điều cần chú ý khi đưa cây vào hệ thống cây xanh đô thị.
Tình trạng cây chò đen:
Do gỗ tốt và cho nhiều nhựa nên gỗ chò đen đã bị khai thác mạnh trong thời gian vừa qua. Diện tích rừng Chò đen cũng bị suy giảm nhiều do bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Biện pháp bảo vệ cây chò đen:
Hiện nay Chò đen đã được bảo vệ tốt trong khu Vườn Quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế) và Khu Bảo tồn thiên nhiên Bán đảo Sơn Trà (Tp. Đà Nẵng). Cần nghiên cứu để đưa vào gieo trồng loài cây gỗ có nhiều giá trị này.
Một số hình ảnh tham khảo về cây chò đen:
Nhận xét
Đăng nhận xét