KHOAI NƯỚC
Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott, Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn, Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh, bộ Alismatales Trạch tả
Mô tả: Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ:
+ Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott trồng nước
+ Khoai sọ - Colocasia esacuenta var. antiquorum trồng khô.
Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm.
Nơi mọc: Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn.
Công dụng: Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ trộn với dầu dừa xoa đắp diệt ký sinh trùng và trị ghẻ. Lá giã đắp trị rắn cắn, ong đốt và mụn nhọt.
KHOAI SỌ
Khoai sọ, Khoai môn - Colocasia esculenta var. antiquorum, Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn, Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh, bộ Alismatales Trạch tả
Mô tả: Cây thảo, có phần gốc phình thành củ lớn sần sùi hình trứng, có thể đẻ nhánh cấp 1-2-3 thành nhiều củ con sít nhau. Lá hình khiên, gốc hình tim, cuống lá mập, bẹ ôm thân, mọc đứng. Mo màu vàng nhạt, ống thuôn, màu lục nhạt, ngắn, liền, phiến hình mũi mác hẹp có mũi dài. Trục hoa ngắn hơn mo, có 4 phần, phần hoa cái dưới cùng, tiếp đến một phần không sinh sản, trên nửa là phần hoa đực dài gấp đôi phần hoa cái, cuối cùng là phần không sinh sản, nhọn mũi. Hoa không có bao hoa; hoa đực có nhị tụ nhiều cạnh, hoa cái có bầu 1 ô, vòi rất ngắn. Quả mọng, hạt có nội nhũ.
Nơi mọc: Người ta đã tạo được nhiều giống: giống Mống hương, cây nhỏ, trồng ở đồng màu, ruột củ màu phớt vàng hay hồng, ăn ngon, giống Mống riềng, năng suất cao nhưng ăn ngứa; giống Khoai đốm, cây cao, có thể trồng trên cạn hay dưới nước, củ ăn rất ngứa. Nói chung, Khoai sọ trồng ở ruộng không thoát nước thường ngứa.
Công dụng: Củ Khoai trồng có bột màu trắng dính, có vị ngọt hơi the, trơn, tính bình. Lá vị cay, tính lạnh. Củ dùng ăn chữa được hư lao yếu sức. Ta thường luộc để ăn chống đói, nấu canh với rau Rút, cua đồng hoặc nấu với cá quả, cá diếc. Dùng ngoài chữa phong ngứa, mụn mủ. Lá sắc uống dùng chữa phụ nữ có mang tâm phiền mê man, thai động không yên.
DỌC MÙNG
Môn to, Dọc mùng - Colocasia gigantea, Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn, Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh, bộ Alismatales Trạch tả
Mô tả: Thân to và cao. Lá có phiến gần hình lọng, dài 30 - 50cm, rộng 25 - 40cm, bẹ ở gốc dính nhau đến 1/2, gân bên 6 - 10 đôi; cuống lá dài 6 - 10mm.
Mo có ống dài 4 - 5cm, rộng 2,5cm, phiến dài 8 - 10cm, rộng 4cm, trên cuống cao 30 - 40cm; bông mo hơi ngắn hơn mo, phần hoa cái 2 - 3,5cm, phần hoa đực 7 - 8cm, phần phụ 1cm. Quả mọng tròn, đường kính 1cm.
Nơi mọc: Ở nước ta có gặp từ Hòa Bình, Hà Tây vào Quảng Trị, Khánh Hòa và Đồng Nai. Cây mọc dại ở chỗ ẩm và cũng được trồng.
Công dụng: Cuống lá dùng nấu canh và muối dưa. Toàn cây hoặc thân củ được dùng làm thuốc trị thũng độc, bệnh hủi, đòn ngã tổn thương và ghẻ nấm.
MÔN BẠC HÀ
Môn bạc hà - Alocasia odora, Chi Alocasia Ráy, Dọc mùng, Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh, bộ Alismatales Trạch tả
Mô tả: Cây thảo cao từ 0,5 - 1,60m, có thân rễ. Lá rất lớn, hình thuôn mũi mác, phiến màu lục nhạt, gân hình lọng, tai tròn, gân bên 4 - 5 đôi; cuống lá rất mập dài 30 - 60cm đến 1m, có phần ôm thân dài bằng nửa cuống.
Nơi mọc: Ở Việt Nam có gặp từ Hà Nội, Hà Tây, Thanh Hóa vào Đồng Nai. Cũng được trồng nhiều ở TP. Hồ Chí Minh.
Công dụng: Lá và cuống lá dùng nấu canh hoặc muối dưa; cuống cũng được dùng làm rau ăn sống. Dân gian dùng củ môn bạc hà mài ra đổ cho người lớn và trẻ em bị kinh phong sôi đờm uống cho sục đờm. Thân rễ đắp trị nhọt (Phạm Hoàng Hộ, 2000).
Ráy, Ráy voi, Hải vu - Alocasia macrorrhiza, Chi Alocasia Ráy, Dọc mùng, Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh, bộ Alismatales Trạch tả
Mô tả: Cây thảo to có khi cao tới 2 - 3m, hay hơn, sống nhiều năm nhờ thân rễ. Lá ôm thân, có cuống dài, phiến nguyên, hình tim, dài tới 80 - 90cm, rộng 20 - 60cm, màu lục sáng, có khi có chấm trắng.
Cụm hoa thành buồng ở nách lá, có mo màu vàng. Hoa đơn tính, hoa cái ở dưới, hoa lép ở giữa, hoa đực ở trên. Hoa trần, ở hoa đực có nhiều nhị, dính nhau thành hợp nhị, mở bằng lỗ. Hoa cái có bầu 1 ô, chứa vài noãn ở đáy. Quả mọng màu đỏ.
Ra hoa tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 7.
Nơi mọc: Ở Việt Nam, cây mọc hoang và cũng được trồng ở đồng bằng và vùng núi. Cây ưa ẩm, thường gặp ở các thung lũng trong rừng, ven các khe suối.
Công dụng: Cây mọc thành bụi lớn, được trồng trong chậu lớn, trong bồn hoa làm cây cảnh.
Rễ thân ráy sau khi đã được bào chế, dùng chữa: cúm, cảm mạo, sốt cao, trúng nắng, lao phổi, phong thấp, đau nhức khớp, sa nang, mụn nhọt, ghẻ lở, trúng độc và rắn độc cắn, bỏng lửa.
RÁY LÁ MŨI TÊN
Alocasia longiloba - Ráy lá mũi tên, Chi Alocasia Ráy, Dọc mùng, Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh, bộ Alismatales Trạch tả
Mô tả: Cây thảo lớn, cao tới 1,4m, to 2-3cm. Lá hình mũi tên kéo dài, dài 30-45cm, rộng 10-14cm, thùy cuối thuôn tam giác, nhọn ở đầu. Mo xanh lục, có ống thuôn - hình trứng, đồng trưởng, có thùy thuôn hay hình ngọn giáo, nhọn; buồng dài 7-8cm, mà 12mm ở gốc cho phần cái, 20mm cho phần đực và 45mm cho phần phụ hình trụ, nhọn. Quả mọng, hình cầu, đường kính 6-8mm. Hạt dài 2-4mm.
Quả tháng 12.
Nơi mọc: Ở nước ta, cây mọc khá phổ biến ở rừng miền Trung (Quảng Nam - Ðà Nẵng, Khánh Hòa, Lâm Ðồng) và có ở miền Nam (Ðồng Nai, Kiên Giang).
Công dụng: Có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn. Dịch cây dùng nhỏ vào các vết thương mưng mủ của gia súc.
RÁY ĐUÔI NHỌN
Ráy đuôi nhọn, Ráy túi - Alocasia cucullata, Chi Alocasia Ráy, Dọc mùng, Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh, bộ Alismatales Trạch tả
Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, có thân khí sinh cao đến 70-100cm; rễ to, đơn. Phiến lá dài hơn 30cm, màu lục đậm, hình tim thon nhọn, tai ở gốc thấp, dính nhau cạn, gân lồi, mép nhăn; cuống dài, tròn. Cụm hoa là buồng đứng ở nách lá; mo ngắn; bầu có đính noãn bên. Quả mọng 4 hạt.
Hoa từ tháng 4 tới tháng 6.
Nơi mọc: Loài được trồng ở Ấn Độ, Mianma, đến Nam Trung Quốc. Ta cũng có trồng ở Cát Bà (Hải Phòng) làm cảnh ở các đình chùa.
Công dụng: Vị cay, hơi đắng, tính ấm, có độc. Dùng chữa: Cúm truyền nhiễm, sốt cao không lui. Viêm khí quản, lao phổi. Sốt thương hàn. Bệnh xoắn khần leptospira. Vô danh thũng độc, bỏng lửa, bỏng nước. Ong đốt, rắn độc cắn.
hay , hữu ích
Trả lờiXóacảm ơn vì những thông tin hữu ích
Trả lờiXóaTrải qua hàng ngàn năm phát triển của loài người, bất cứ thứ gì tồn tại được, đều có đạo lý của nó. Tam thất bắc chính là như vậy. Không phải tự nhiên mà trong thế giới y học hiện đại ngày nay với ty tỷ loại thuốc, liệu pháp chữa bệnh tiên tiến, tam thất bắc vẫn khẳng định được chỗ đứng vững chắc. Tác dụng của tam thất là không phải bàn cãi, bởi nó được chứng minh rõ nét qua các tài liệu đông y từ thời xa xưa cho đến những nghiên cứu tiên tiến nhất. Đặc biệt là số người tìm đến sử dụng tăng dần đều cho thấy tam thất thật sự có hiệu quả rõ ràng, vượt trội.
Trả lờiXóa