Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2012

Bao tiêu sản phẩm cho làng nghề truyền thống

TP - Là một sản phẩm truyền thống được chế biến theo phương pháp chưng cất rượu cổ truyền, nay được áp dụng công nghệ kỹ thuật trong lọc, khử tạp chất để đạt chất lượng tối ưu, rượu gạo Thủy Dương, thị xã Hương Thuỷ - Thừa Thiên Huế, đang là sản phẩm có uy tín và được ưa chuộng. Dịp Tết Nguyên đán, rượu gạo Thủy Dương dù hoạt động hết công suất nhưng vẫn “cháy” hàng. “Mình phải từ chối khéo khách hàng vì lượng cầu quá lớn không đủ cung ứng” – Chị Phạm Thị Khánh Tâm, chủ cơ sở sản xuất rượu gạo Thủy Dương, cho biết. Theo chị bí quyết để tạo nên thương hiệu cho rượu gạo Thủy Dương đó là sự vận dụng một cách sáng tạo công nghệ vào sản xuất nhưng không làm mất đi hương vị truyền thống của một đặc sản đã tồn tại lâu đời trên đất cố đô. Từ khâu chọn nguyên liệu đến cách chưng cất, lão hóa rượu đều tiến hành theo phương pháp truyền thống. Việc nghiên cứu vị trí địa lý, thổ nhưỡng cũng phải được nghiên cứu kĩ lưỡng để đảm bảo chất lượng, rượu mang vị đặc trưng của xứ Huế th

Gỗ Việt vẫn 'ngủ' trong rừng

TP - Hôm qua, gần 300 đại diện ngành sản xuất đồ gỗ Việt Nam tập trung làm rõ những điểm yếu của ngành này như thiếu nguyên liệu, phụ thuộc thị trường trung gian, cấp chứng chỉ rừng, nguồn gốc gỗ… Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tham quan gian hàng đồ gỗ mỹ nghệ tại Festival. Ảnh: Việt Hương . Tại hội thảo Phát triển chế biến thương mại lâm sản gắn với quản lý rừng bền vững (trong khuôn khổ Festival Lâm sản Việt Nam lần thứ nhất) diễn ra ngày 27-3 tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, ông Cao Chí Công, Vụ Sử dụng rừng (Tổng cục Lâm nghiệp) nói: “Ngành chế biến gỗ Việt Nam trung bình chỉ tạo ra giá trị xuất khẩu dưới 10.000 USD/công nhân/năm, trong khi Trung Quốc là 16.000 USD, Malaysia là 17.500 USD, Đức 70.000 USD/công nhân/năm. Điều đó chứng tỏ sức tăng trưởng của ngành chế biến gỗ Việt Nam không chỉ yếu mà không có sự đổi mới trong công nghệ sản xuất, chủ yếu dựa vào khách hàng nước ngoài thiết kế mẫu và đặt

Mô hình nuôi nhông trên cát đạt hiệu quả cao

Mô hình nuôi nhông trên vùng cát ở huyện Thăng Bình và TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đang bước đầu mang lại hiệu quả, gợi mở một mô hình chăn nuôi độc đáo mới của nông dân vùng cát. Ông Ngô Văn Thuận, thôn Thanh Tân, xã Tam Thanh, TP.Tam Kỳ có một trang trại nuôi kỳ nhông được nhiều người biết đến. Sau thời gian học hỏi kinh nghiệm từ mô hình nuôi nhông ở vùng cát tỉnh Bình Thuận, cách đây 3 tháng, ông Thuận mạnh dạn đầu tư chuồng trại nuôi nhông. Đầu tiên, ông bỏ ra 10 triệu đồng mua 1.000 con nhông giống và hơn 5 triệu đồng xây 100m2 tường gạch bao kín. Giống nhông của ông Thuận một nửa là nhông ta và một nửa lai Nhật. Nhông nuôi khoảng 4-5 tháng, có thể xuất bán. Nếu thổ nhưỡng và nguồn thức ăn tốt, một con nhông có thể cho trọng lượng 0,5 - 0,7kg. Thức ăn cho nhông là rau quả các loại. Ông Thuận cho biết: “Các loại thức ăn cho nhông đều tận dụng từ hoa màu. Nhông thời kỳ 1-2 tháng, gần như không tốn kém một đồng mua thức ăn. Nhưng từ tháng thứ ba trở lên, do thúc c

Nông dân thời hiện đại tiếp thị cà phê chồn

TP - Tại lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3, bên cạnh giao dịch của các doanh nghiệp lớn nhỏ, còn có những cuộc hẹn của nông dân thời hiện đại muốn “bơi” thẳng vào thị trường toàn cầu để chào bán loại hàng cao cấp, chính hiệu tự mình sản xuất ra. Trong lễ hội Cà phê lần 2, một loại sản phẩm đặc biệt đã lần đầu tiên ra mắt công chúng: Cà phê chồn nguyên liệu thứ thiệt, loại cà phê cà phê sau tiêu hóa do những con chồn hương ăn quả cà phê chín thải Ra. Người chào hàng là Nguyễn Quốc Khánh, chủ trang trại nuôi chồn ở thôn 6 xã Krông Búk, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk, tốt nghiệp hệ tại chức đại học Kinh tế nông nghiệp Hà Nội (khóa 1996-2000). Xuất phát từ thông tin một doanh nghiệp nổi tiếng về xuất khẩu cà phê chế biến rao trên tivi sẽ mua với giá từ 1 triệu -10 triệu đồng/ký cà phê chồn nếu chuyên gia về tận nơi xác nhận loại cà phê đó. Nhân tiện nhà có hơn 2 hecta rẫy cà phê, lại sẵn mấy con chồn hương nuôi chơi trong chuồng, Khánh

Hương dó bầu xứ Quảng… bay tận trời Á, Phi!

Sự ra đời của cơ sở chế biến tinh dầu từ nguyên liệu cây dó bầu của Cơ sở sản xuất, chế biến dầu trầm của chị Nguyễn Thị Ngọc (ở khối 7 thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành, Quảng Nam) mỗi năm góp phần tiêu thụ hàng triệu cây dó của vùng đất Quảng Nam.   Vườn ươm cây dó bầu của Cơ sở chị Hồng Ngọc. Theo lời chị Ngọc, doanh nghiệp Hồng Ngọc sẽ ký hợp đồng với nông dân trồng dó; cây đến tuổi khai thác, sẽ mua với giá 10.000 đồng/kg. Chị là người mở lối cho một làng nghề thủ công mới đầy tiềm năng trên đất Quảng. Không dừng lại ở “sân chơi nhà”, chị Ngọc mở rộng đặt hàng với nông dân Hà Tĩnh để bao tiêu toàn bộ cây dó. Hiện, chị đang sở hữu hàng chục hecta dó 1-2 tuổi và một làng nghề chế biến tinh dầu trầm giá trị hàng tỷ đồng. Chị Ngọc kể rằng, những năm 70 của thế kỷ trước, miền núi Tam Sơn của huyện Núi Thành heo hút, cách trở. Cây dó thời đó chưa có giá, không ít người phải chặt làm củi, thậm chí người tạo được trầm cũng không nhiều. Cũng thời điểm này, h

Để trái bơ thành đặc sản quý

TP - Cây bơ được du nhập vào Tây Nguyên từ những năm 1940, và phát triển mạnh do phù hợp khí hậu thổ nhưỡng. Tuy nhiên, do ít có giống tốt lại nhiều sâu bệnh, chính người trồng cũng hiếm khi được thưởng thức bơ ngon. Mùa bơ rộ, đi đâu cũng thấy bơ, giá bán quá rẻ chỉ vài trăm đồng/ ký chẳng bõ công trèo cây hái quả, nhiều nơi bơ trở thành loại thực phẩm vỗ béo gia súc, thậm chí bỏ mặc chín rụng tự do thành phân xanh tăng độ mùn cho đất. Có lúc bơ bị chặt bỏ hàng loạt để trồng loại cây ăn trái khác hiệu quả hơn. Năm 1999, với sự hỗ trợ của PAO (tổ chức Liên Hiệp quốc chuyên về chống đói nghèo và đảm bảo an ninh lương thực), Chính phủ Việt Nam chọn bơ là 1 trong 7 loại giống cây-con ưu tiên phát triển và nhân rộng. Trái bơ ngoài hương vị đậm đà, béo thơm khoái khẩu còn là loại quả “siêu sao” về dinh dưỡng, vì có đến 14 loại vitamin và khoáng chất, hàm lượng protein cao nhất trong các loại trái cây, giàu carotenoid tự nhiên giúp sáng mắt và duy trì làn da đẹp, giàu chấ

Nghiên cứu tính đa dạng nguồn gen cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng dân tộc Dao ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Tên đề tài ( * ) Nghiên cứu tính đa dạng nguồn gen cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng dân tộc Dao ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Cơ quan chủ trì Đại học Thái Nguyên Cơ quan thực hiện Đại học Khoa học Loại đề tài Đề tài cấp đại học Lĩnh vực nghiên cứu Sinh - Công nghệ sinh học, thực phẩm Chủ nhiệm( * ) Lê Thị Thanh Hương Ngày bắt đầu 01/2012 Ngày kết thúc 12/2013 Tổng quan Trải qua nhiều thế kỷ, cây thuốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì sức khỏe và hạnh phúc của các cộng đồng người trên khắp thế giới. Các kinh nghiệm dân gian về sử dụng cây thuốc chữa bệnh được nghiên cứu ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển của từng quốc gia. Và từ đó, mỗi châu lục mỗi dân tộc hình thành nên nền dược thảo mang nét đặc trưng riêng: - Dược thảo ở châu Âu rất đa dạng và phần lớn dựa trên nền tảng
MỤC LỤC Lời nói đầu Phần I: ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM Ở VIỆT NAM San hô Hải sâm Bào ngư Mực thước Ốc anh vũ Ốc đụn cái Trai cánh dày Trai ngọc Trai tai tượng khổng lồ Vẹm xanh Cua núi Sam đuôi tam giác Tôm hùm Bọ lá Cà cuống Cánh kiến đỏ Cá anh vũ Cá bám đá liền Cá chìa vôi Cá chình Nhật Cá lăng Cá lợ lớn Cá lưỡng tiêm Cá mòi cờ Cá ngựa Cá nhám nâu Cá cóc Tam Đảo Cá sấu Xiêm Con giải Đồi mồi Rắn hổ mang chúa Rùa da Rùa núi vàng Trăn đất Công Gà lôi hông tía Gà lôi lam đuôi trắng Già đẫy Java Sếu đầu đỏ Trĩ đỏ Báo hoa mai Bò rừng Cá nàng tiên Cầy vằn Bắc Cu li lớn Gấu ngựa Hổ Hươu sao Khỉ đuôi lợn Sao la Sói đỏ Tê giác một sừng Voi Voọc đầu trắng Voọc xám Vượn đen má trắng Phần II: THỰC VẬT QUÝ HIẾM Ở VIỆT NAM Nấm kèn hay nấm mào gà Nấm thông Nấm Xêda Rong câu chân vịt Rong hồng vân Rong mơ mềm Cốt toái bổ Lá thông hay tóc tiên Lông cu li Bách vàng Bách xa

Những loài động vật "cực kì quí hiếm" trên Trái đất.

Trái đất ta với bao điều kì thú. Có những loài động vật cực kì độc đáo. Chính vì thế mà nguy cơ tuyệt chủng của chúng cực kì cao. Hãy cùng tôi điểm mặt những loài động vật đó. 1. Tarsier Đó là tên một loài linh trưởng nhỏ nhắn nhưng lại quí hiếm nhất trong số các loài linh trưởng. Người ta từng cho rằng nó đã sớm tuyệt chủng vào năm 1921. Nhưng vào năm 2007, nó đã "tái xuất gian hồ" trở lại. Xuất hiện trên Trái đất cách đây 45 triệu năm, khỉ lùn Tarsier từng phân bố rộng rãi, "tung hoành ngang dọc" ở nhiều nơi trên Trái đất. Thế nhưng, hiễn nay nó lại nằm trên bờ vực tuyệt chủng. Việc môi trường sống thu hẹp, là thức ăn cho nhiều loài mèo hoang, cộng với việc thường xuyên bị người dân địa phương săn bắt để bán có thể xem là nguyên nhân chính của nguy cơ tuyệt chủng này. Những chú khỉ lùn này có kích thước nhỏ như con chuột, nổi bật là đôi mắt to chiếm gần hết khuôn mặt. Nhìn chúng dễ thương không nào? Ảnh này chắc là kỉ thuật vi tín

Những loài thực vật quí hiếm ở Việt Nam

Tiếp theo loạt bài của mình. Tuần này, một câu hỏi được đặt ra là "thực vật có thể bị tuyệt chủng được hay không?". Câu trả lời là Có. Theo một công trình nghiêng cứu Vườn thực vật Hoàng gia Anh phối hợp với Viện bảo tàng lịch sử thiên nhiên của nước này và Liên đoàn quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN) thực hiện thì các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ngang với động vật có vú cao hơn chim và chỉ thấp hơn động vật lưỡng cư và san hô. Ngoài yếu tố con người, thực vật còn tuyệt chủng do sự Biến đổi khí hậu. Theo tiến sĩ David Bramwell - giám đốc Vườn bách thảo Jardin ở Las Palmas, Tây Ban Nha thì:  “Khoảng một nửa trong số 40.000 loài thực vật trên trái đất và 100.000 loài thực vật chưa được phân loại có nguy cơ tuyệt chủng nếu nhiệt độ tăng thêm 2-3 độ C trong vòng 100 năm tới”. Bài viết giới thiệu một số thực vật quý hiếm ở Việt Nam. Phần nhiều trong số chúng nằm trong Sách Đỏ Việt Nam. 1.  Thông Tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri Foxw) Là cây gỗ nhỏ, dạng