Chuyển đến nội dung chính

Cây dâu rừng-Baccaurea sapida

Cây dâu rừng hay còn gọi là cây dâu da đất, cây dâu đất, cây dâu da, người dân địa phương gọi là cây đỏ vì quả màu đỏ tươi rất đẹp. Cây dâu rừng có tên khoa học là Baccaurea sapida, thuộc họ Thầu dầu hay họ Ba mãnh vỏ (Euphobiaceae), bộ Ba mãnh vỏ (Euphobiales). Là loại quả dại màu đỏ rực, dâu rừng không chỉ làm thức uống giải khát mà còn có thể băm nhỏ nấu canh chua, ngon không kém măng hay lá giang.

Dâu rừng là quà tặng mà thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho Quảng Nam nói riêng và vùng rừng Trường Sơn miền Trung nói chung. Dọc đường Hồ Chí Minh từ Quảng Nam đến Kom Tum, không khó để có thể nhận ra màu ửng đỏ của dâu rừng lúc vào mùa, lẩn khuất trong màu xanh của đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.

Không như các loại dâu khác mọc ra từ cành lá, lúc lỉu trên cao, quả dâu rừng lại phát triển từ thân cây và chuyển màu khi tiết trời bắt đầu sang đông. Do đó, vào thời gian này, nếu có dịp đến huyện Nam Giang, Tiên Phước, Phước Sơn, Trà My…, bạn sẽ bắt gặp cảnh tượng cực kỳ đẹp mắt của những chùm dâu rừng chín ôm gọn thân cây từ gốc cho tới ngọn.



Quả dâu rừng nhỏ nhưng mọc thành chùm khiến người nhìn thấy lần đầu có cảm giác vừa quen vừa lạ. Chúng đôi khi như những chùm nho chín đỏ, lủng lẳng trên cành, lúc lại mọc chi chít ở thân cây như sung bám. Có nhiều cây sai trái, nhìn xa như ai đó dùng keo dán đính quả lên cây, thân đỏ rực. Sự hòa quyện giữa màu đỏ của quả với màu xanh của lá trong tiết trời lành lạnh tạo nên một cảm giác ấm áp lạ thường.

Khi nhìn đã con mắt, chắc hẳn ai cũng muốn nếm thử vị của nó ra sao. Dưới lớp áo dày, đỏ rực là nước mọng ứa ra. Dâu rừng có vị ngọt, thanh mát nên người trong vùng thường hái loại quả này để giải khát lúc đi rừng. Với những người đã quen với hoa trái nhập ngoại bán đầy ngoài chợ thì khi thưởng thức dâu rừng được hái ngay dưới thân cây sẽ cảm nhận rõ ràng vị tươi ngon, khác biệt.



Dâu rừng có hạt và nếu muốn cảm nhận rõ vị chua, bạn không nên bỏ hạt, bằng không vị ngọt thanh sẽ bao trùm đầu lưỡi. Do lớp vỏ dày nên khi ăn dâu cần bóc lớp áo đỏ bên ngoài, không cắn mà cho cả múi dâu vào miệng, ngậm một lát sau đó nuốt hẳn. Dâu rừng lúc ấy có đủ vị ngọt, chua hòa lẫn.
Là loại quả dễ ăn, dễ ghiền, lại rất được muông thú trong rừng yêu thích nên khi mùa tới, bạn sẽ bắt gặp không khí tất bật, khẩn trương của đồng bào vùng cao đi hái dâu rừng.
Để đảm bảo vị ngọt, tươi, người dân Quảng Nam thường chờ đến lúc dâu rừng chín hẳn mới thu hoạch, mà không hề hái trái xanh rồi đem ủ chín hoặc dùng các loại thuốc kích thích như nhiều hoa quả khác.


Cây dâu rừng khi trái đang còn xanh 

Không chỉ để giải khát, ăn chơi, dâu rừng còn rất có lợi cho sức khỏe vì chứa nhiều polyphenol và anthocyane, hai loại chất chống oxy hóa quan trọng cho cơ thể. Vitamin C và chất xơ trong dâu rừng còn có khả năng ngăn ngừa cholesterol cao và bệnh tim, thích hợp cả với những người ăn kiêng.



Dâu chín đã hấp dẫn là thế, dâu non với nhiều người còn có sức hút hơn. Do dâu non có vị chua nên được nhiều người hái, băm nhỏ nấu canh chua cá. Với vị chua dịu đặc trưng của dâu rừng, canh ngon không thua kém gì so với măng, lá giang..., lại có tác dụng giải nhiệt và tăng cường đề kháng cho cơ thể.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .