Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2014

Cannabis-cần sa

Cần sa  hay  tài mà ,  gai dầu ,  gai mèo ,  lanh mèo ,  lanh mán ,  đại ma ,  hỏa ma ,  bồ đà  ( danh pháp khoa học :  Cannabis ) là một chi  thực vật có hoa  bao gồm ba loài:  Cannabis sativa  L.,  Cannabis indica  Lam., và  Cannabis ruderalis  Janisch. Ba loài này là thực vật với bản địa ở  Trung Á  và các khu vực xung quanh. Cần sa đã được sử dụng từ lâu để lấy sợi, hay dùng như chất ma túy hay trị bệnh (xem  cần sa (chất) ). Cần sa có thể điều trị  tăng nhãn áp . Tuy nhiên, tác dụng chỉ kéo dài 3-4 giờ.  Tác dụng phụ  khá nhiều: làm  mắt  khô, giảm độ điều tiết, hạ huyết áp tư thế đứng,  ung thư . Hiện nay các  nhà bào chế thuốc  đang nghiên cứu loại  thuốc nhỏ mắt  có họ với cần sa để giảm tác dụng phụ. [1] Theo các nghiên cứu tại Đại học Complutense ở  Madrid  và Viện nghiên cứu Cajal ( Tây Ban Nha ), các hoạt chất trong cần sa (gọi chung là cannabinoid ) có thể làm giảm triệu chứng viêm sưng trong bệnh  lẫn   Alzheimer  và từ đó làm chậm sự suy thoái của  hệ thần kinh   [2

Papaver somniferum -Anh túc

Anh túc  hay còn gọi là  a phiến ,  thẩu ,  trẩu  (người Tày gọi là cây  nàng tiên ), là loài thực vật có tên khoa học là  Papaver somniferum   L. , thuộc  họ Anh túc  ( Papaveraceae ). Được xem là cây dược liệu quý. Trong y học dùng cho giảm đau tốt nhất trong các loại dược liệu cả Đông lẫn Tây y. Chiết suất của cây này làm gây nghiện nặng. Ngành  y học  khuyến cáo không nên dùng trong các trường hợp thông thường, phải có sự chỉ định chi tiết và giám sát trực tiếp của bác sỹ. Việc lạm dụng quá mức có thể gây nghiện. Chính phủ Việt Nam đã cấm trồng cây này, lập một đơn vị phòng chống  ma túy  kiểm soát;  thuốc phiện  và các chất được tinh chiết từ nó, và các chất gây nghiện khác như  cần sa ..v.v. Thân cao 1m-1,5m. Mỗi năm một vụ, mùa gieo hạt khoảng 10-11 âm lịch nằm vào mùa đông, thời gian từ khi gieo hạt đến khi ra hoa lấy mủ khoảng 3 tháng. Thích hợp với khí hậu vùng cao, có khi lên đến 1000m. Hoa của nó khá đặc biệt cùng một thân cây nhưng lại có bông hoa với các màu khác nhau, b

Cây Chè Vằng

Chè vằng là một cây nhỏ, thường thấy cây mọc thành bụi ở bờ rào hay bụi tre, hoặc bám vào các cây lớn. Thân cây cứng, chia thành từng đốt, đường kính 5-6mm, chia thành nhiều cành, thân và cành đều nhẵn, Cây Chè Vằng. Danh pháp khoa học: Jasminum subtriplinerve Blume, thuộc họ nhài ... Cây Chè Vằng có tên khoa học là: JOSmimum Subtriplinerve Blume, thuộc họ nhài (Olena ceae). Là loại cây dây leo mọc hoang nhiều ở các vùng rừng núi Việt Nam, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh… Đặc biệt là ở vùng La Vang Quảng Trị do thiên nhiên ưu đãi ban tặng vùng dược liệu quý hiếm Chè Vằng đặc thù mà duy nhất nơi đây có được.  Đây là đặc sản của “Hành lang kinh tế Đông Tây”  Chè Vằng có vị đắng, tính mát. Theo kinh nghiệm dân gian dùng cây chè vằng sắc lấy nước uống với mục đích: Thanh nhiệt, mát gan, lợi mật, lợi sửa, tiêu độc, tiêu mỡ, giảm béo, kích thích tiêu hóa và đặc biệt rất tốt cho phụ nữ. CHÈ VẰNG ( Jasminum subtriplinerve  Blume)  Họ Nhài (O

cây trà dây

Hiện nay trà dây được nhiều người biết đến như vị thuốc chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng hiệu quả mà không mấy tốn kém (Đề tài khoa học cấp Bộ của GSTS Phạm Thanh Kỳ, Trường ĐH Y Dược Hà Nội).     Có tên khoa học Ampelopsis Cantoniensis Planch họ Nho (Vitacae), chè dây còn được gọi là Thau rả (theo dân tộc Tày) hay Khau rả (theo dân tộc Nùng). Là loại dây leo có vị ngọt, đắng, tính mát, được đồng bào dân tộc miền núi sử dụng như một vị thuốc dân gian chữa các bệnh liên quan tới dạ dày như ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị... Ngoài ra chè dây còn có tác dụng an thần, chữa mất ngủ. Cách đây gần hai chục năm, chè dây đã được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và phát hiện ra những tác dụng tích cực trong việc điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng. Ngoài tác dụng trị viêm loét dạ dày - hành tá tràng, che dây làm sạch Helicobarter Pylori, đây là loại xoắn khuẩn, sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh này. Bên cạnh đó, chè dây có tác dụng chống viêm. Mức độ viêm dạ dày

Những cánh sao Mướp Rắn trắng ngần bình dị

Mướp Rắn còn gọi là mướp hổ, mướp Ấn Độ (tên khoa học: Trichosanthes anguina L). Mướp Rắn có xuất xứ từ Ấn Độ, được nhập vào Việt Nam và khá thích nghi với khí hậu, thổ nhưỡng nước ta. Mướp rắn thuộc họ bầu bí, ưa leo giàn ra nhiều quả, quả dài và có hình dáng như con rắn, trông khá lạ mắt. Hiện nay, Mướp Rắn được trồng ở nhiều nơi, kể cả ở các hộ dân trong thành phố. Mướp rắn thường được dùng để nấu canh (với tôm, tép), xào với lòng gà vịt, xào chung với các loại rau khác hoặc ăn sống rất ngon… Loài Mướp có trái rất dài uốn ngoằn ngoèo, thường màu hơi trắng có sọc. Hoa nhìn giống đầu mấy cô gái uốn tóc quăn.