Chuyển đến nội dung chính

Cây Getto

Theo báo La Libre của Bỉ số ra mới đây, một nhà khoa học Nhật Bản sống tại quần đảo Okinawa của nước này vừa phát hiện một loại cây có thể làm tăng tuổi thọ con người. Loài cây đó theo tên tiếng Nhật gọi là “Getto” tên khoa học là alpinia zerumbet, cùng họ với gừng.


Hoa cây getto

Giáo sư Shinkichi Tawada đã nghiên cứu loài cây này từ gần 20 năm nay và cuối cùng nỗ lực của ông đã được đền đáp. Nghiên cứu của ông dựa trên sự trường thọ của người dân ở Okinawa, nơi mà  những thức ăn truyền thống được chú trọng  để duy trì và tăng cường sức khỏe.
Trong một thí nghiệm mới đây, các nhà nghiên cứu đã chia một loài sâu chỉ sống được 1 tháng thành 2 nhóm rồi quan sát tuổi thọ của chúng. Nhóm thứ nhất được thường xuyên ăn “getto” thì thời gian sống tăng thêm 22% so với nhóm thứ 2 không được cung cấp loại thức ăn này.
 Cây getto có lá to màu xanh, hoa màu trắng và quả màu đỏ trông như quả sơri, chứa chất resvératrol, một chất chống ôxy hóa thường thấy trong nho và rượu vang và cũng là thành phần giúp trường thọ.


Quả cây getto

Quay lại món ăn truyền thống
Theo giáo sư Tawada, người dân Okinawa thường ăn món truyền thống là muchi, một loại thức ăn mùa Đông gồm bột gạo bọc bên ngoài một lá “getto” nhằm chống lại cảm cúm nhưng ngày nay, rất ít người còn chú ý tới các khóm “getto” mọc bên vệ đường.
Tại trung tâm thành phố Naha, thủ phủ của Okinawa, các chuỗi nhà hàng hamberger, các quán ăn nhanh, quán bò bíttết phục vụ khoảng 19.000 quân lính Mỹ có mặt trên quần đảo đã làm ảnh hưởng tới phong cách sống của người dân địa phương.
Nếu phụ nữ Okinawa có tuổi thọ cao nhất nước Nhật, trung bình khoảng 87 tuổi, thì đàn ông lại xếp hàng thứ 34 với mức 79,4 tuổi, thấp hơn mức trung bình toàn quốc. Hiện nay, tỷ lệ đàn ông Okinawa bị béo phì cao nhất nước.
“Ngày nay, thanh niên Okinawa ăn quá nhiều đồ ăn nhanh. Tuổi thọ trung bình vì thế đang giảm. Đã đến lúc phải quay lại món ăn truyền thống,” giáo sư Tawada lo lắng.


Bụi cây getto

Lĩnh vực kinh tế mới
Tại chợ Naha, các phụ nữ đứng tuổi vẫn mua các loại rau truyền thống như goya, một loại mướp đắng nổi tiếng và cũng rất tốt cho sức khỏe. Cũng có khá nhiều bà nội trợ chọn mua lá “getto” được bày bán nhiều trong các quầy hàng.
Nghiên cứu của giáo sư Tawada hiện được bà Keiko Uehara áp dụng vào sản phẩm làm đẹp.
Tại cửa hàng mỹ phẩm của bà bày bán nhiều sản phẩm chăm sóc sắc đẹp được chiết xuất từ tinh dầu “getto.”
“Ở đây, người ta thường xuyên uống trà và điều này giúp họ trẻ lâu. Nước uống không cồn được triết xuất từ cây không sẽ giúp xóa mọi nếp nhăn,” bà Keikop Uehara cho biết. Dù bà đã 64 tuổi nhưng khuôn mặt vẫn mịn màng.
Xa xa, trên cánh đồng, người nông dân đang mở rộng diện tích trồng cây “getto.”
“Chúng tôi không muốn chỉ dừng lại ở Okinawa, chúng tôi muốn chinh phục thị trường thế giới và xuất khẩu getto,” Isamu Kina phụ trách hãng Rich Green, nhà sản xuất chính sản phẩm “getto” tại địa phương hy vọng.
Giáo sư Tawada đang nuôi tham vọng rằng cây “thần kỳ” này không chỉ được sử dụng trong các sản phẩm làm đẹp mà sẽ được sử dụng rộng rãi trong y học và những lĩnh vực khác có giá trị gia tăng cao.
Giáo sư Tawada hy vọng nghiên cứu mới này của ông sẽ tạo “cú hích” cho nền kinh tế của quần đảo Okinawa.
 
Một số hình ảnh tham khảo về cây getto:
 












Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .