Cây tra lâm vồ tên khoa họcThespesia populnea (L.) Soland, chi Thespesia, họ Malvaceae họ Cẩm quỳ, bộ Malvales Bộ Cẩm quỳ hay bộ Bông. Không những là một loài hoa đẹp, tra lâm vồ trong dân gian còn được xem là một bài thuốc hay chữa được khá nhiều bệnh nơi miền nhiệt đới.
Cây tra lâm vồ là cây gỗ cao 5-8m, có nhánh phủ lông hình khiên. Lá có phiến tam giác nhọn, hình tim ở gốc, phủ lông hình khiên sát ở mặt dưới, dài 16cm, rộng 11cm, có 5 gân chính toả tia; cuống lá dài bằng phiến. Hoa vàng hay đỏ, đơn độc, có cuống. Quả nang hình cầu, mở không hoàn toàn, có đường kính tới 5cm. Hạt hình trứng ngược nhọn, dài tới 9mm, rộng 6mm. Ra hoa quanh năm.
Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Malaixia, Philippin, Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc dựa rạch, từ rừng sác đến độ cao 500m, nhưng phổ biến ở miền Nam.
Thành phần hoá học: Hạt chứa dầu béo (20%). Cánh hoa chứa populnin (0,33%), populnetin (0,07%) và herbacetin (0,03%).
Tính vị, tác dụng: Lá làm dịu đau; rễ bổ; vỏ làm săn da.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả được dùng ở Tahiti làm thuốc dịu đau nửa đầu và dịch nhựa chảy ra từ cuống quả là vị thuốc dân gian trị bò cạp và rết cắn. Cũng dùng làm thuốc trị bệnh về da, đụng giập.
Còn ở Philippin, dịch vàng ép từ quả dùng đắp điều trị bệnh ghẻ và các bệnh ngoài da khác sau khi đã dùng nước nấu rễ và lá để tắm rửa. Nước sắc vỏ được dùng trị bệnh lỵ và trĩ.
Một số hình ảnh tham khảo về cây tra lâm vồ:
Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Malaixia, Philippin, Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc dựa rạch, từ rừng sác đến độ cao 500m, nhưng phổ biến ở miền Nam.
Thành phần hoá học: Hạt chứa dầu béo (20%). Cánh hoa chứa populnin (0,33%), populnetin (0,07%) và herbacetin (0,03%).
Tính vị, tác dụng: Lá làm dịu đau; rễ bổ; vỏ làm săn da.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả được dùng ở Tahiti làm thuốc dịu đau nửa đầu và dịch nhựa chảy ra từ cuống quả là vị thuốc dân gian trị bò cạp và rết cắn. Cũng dùng làm thuốc trị bệnh về da, đụng giập.
Còn ở Philippin, dịch vàng ép từ quả dùng đắp điều trị bệnh ghẻ và các bệnh ngoài da khác sau khi đã dùng nước nấu rễ và lá để tắm rửa. Nước sắc vỏ được dùng trị bệnh lỵ và trĩ.
Một số hình ảnh tham khảo về cây tra lâm vồ:
Nhận xét
Đăng nhận xét