Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2014

Kho thảo dược quý trên “nóc nhà Đông Bắc”

Thoát khỏi con suối chứa đầy gỗ ngọc am quý hiếm thì hết đường. “Người rừng” Trần Ngọc Lâm định hướng, rồi dùng dao phát trúc mở đường tiến sang phía Đông. Thoát khỏi rừng trúc, chúng tôi lại tuột xuống một thung lũng. Từ đây, mở ra trước mắt, là những cánh rừng thảo quả mênh mông bát ngát. Khắp các sườn đồi, khe suối là thảo quả. Những thân cây khổng lồ ngã đổ chổng vó trong những cánh rừng thảo quả. Dưới gốc những thân cây lớn nhất còn đứng vững, người Mông thường đặt một tấm bia bằng gỗ để thờ… ma cây. Người Mông thường thờ ma ở những gốc cây khổng lồ.   Nhìn những cánh rừng thảo quả, ông Lâm thờ dài thườn thượt. Ông bảo, không có thứ gì tàn phá rừng khủng khiếp như thảo quả. Để trồng được thảo quả, người ta phải phát những cây nhỏ dưới mặt đất, để lại những cây lớn làm bóng mát. Điểm đặc biệt của loài thảo quả là chúng chỉ sống được ở độ cao trên dưới 2.000m, trong bóng râm. Theo lời ông Lâm, rễ thảo quả tiết ra đất một loại chất độc, khiến nhiều loài cây khôn

Kỳ lạ loài nấm ‘tan cửa nát nhà’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

  - Đàn ông dùng nấm này thường xuyên, thì dễ năm thê bảy thiếp, mà dẫn đến nát cửa tan nhà. Loài nấm hình… của quý Mới đây, trong lần vào bản Phìn Sư (xã Túng Sán, Hoàng Su Phì, Hà Giang) của người Cờ Lao, tôi được thầy cúng Min Phà Sinh, người Cờ Lao mời uống một thứ nước lạ. Thứ nước ấy có màu đen thẫm, vị hơi chát. Uống xong bát nước, một cảm giác khá lạ xảy ra: Sự rã rời của cơ thể sau hành trình đánh vật dài đằng đẵng với cung đường dốc ngược như đường lên trời, dường như tan biến đâu mất. Từng dùng nhiều loại thảo dược quý, song tôi phải công nhận, thứ thảo dược này rất lạ. Tôi bày tỏ ý muốn được xem thứ thảo dược lạ ấy. Thầy cúng Min Phà Sinh gọi vợ, nói mấy câu Cờ Lao, nghe hệt tiếng Tàu, thì cô vợ đi ra phía trái nhà. Lát sau, vợ Min Phà Sinh mang đến một sâu thứ thảo dược lạ dùng nấu nước ấy. Từng đi rừng nhiều, biết nhiều loại nấm, từ nấm phục thần mọc dưới lòng đất, ký sinh trên rễ cây thông đỏ, cho đến phục linh thiên mọc trên ngọn cây vân sam trên

cây óc chó

Hồ đào hay Hạch đào có tên khoa học là Juglans regia, họ Hồ đào Juglandaceae. Là loại cây sống lâu năm, có thể cao tới 20m, lá kép lông chim lẻ, thường có từ 7 – 9 lá chét, mép nguyên, không cuống, hình  tr ứng thuôn, khi vò ra có mùi hăng đặc biệt. Hoa đơn tính cùng gốc họp thành đuôi sóc. Quả hạch, bọc trong một lớp vỏ nạc, khi chín không nứt, hạch rất cứng màu vàng, trong có chứa hạt rất nhiều dầu. Cây này nguồn gốc ở Địa Trung Hải. Ở Việt Nam, cây được trồng ở một số vùng biên giới như Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng. Cây Hồ đào cho ta những vị thuốc sau đây: Nguồn ảnh:  Dreamstime.com Bộ phận dùng Lá còn gọi là Hồ đào diệp; Vỏ quả còn gọi là Hồ đào xác, Thanh long y; Hạt còn vỏ cứng còn gọi là Hạch đào; Màng mềm giữa vỏ và nhân hạt còn gọi là Phân tâm mộc; Nhân hạt còn gọi là Hồ đào nhân, Hạnh đào nhân. A –  Lá Hồ đào - Thành phần: tannin, acid ellagic, juglon (naphtoquinol), juglanin và tinh dầu. - Tính chất: tannin và naphtoquinol có tính kháng khuẩn. Acid ellagic có