Chuyển đến nội dung chính

cây khoai dái , củ dại, khoai trời (Dioscorea bulbifera L.)

Đây là cây thuốc cần được giới chuyên môn nghiên cứu thêm. Việc nó có tác dụng chữa rắn cắn như thế nào cũng cần được làm sáng tỏ.
Bài viết của lương y Phan Công Tuấn dưới đây xin góp một tiếng nói giúp cho các nhà nghiên cứu, góp phần định danh và giới thiệu thêm công dụng của cây thuốc đó.
Theo tác giả bài báo đăng trên suckhoedoisong.vn, cây thuốc này do ông Nguyễn Văn Khoan ở làng Mai Đàn, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị thừa kế kinh nghiệm của một người dân tộc Vân Kiều, đã chữa khỏi cho hàng trăm người bị rắn cắn.
Theo mô tả, loài cây này thân dây leo, lá hình trái tim to bằng lá khoai tía, củ có lông như củ khoai từ. Về cách thức sử dụng, cây thuốc này dùng ở dạng còn tươi. Khi bị rắn cắn dùng lá nhai mịn đắp lên vết thương. Còn củ cắt lát mỏng khoảng 0,5cm, một lần dùng ba lát, nhai nuốt sống, ngày nhai ba lần vào buổi sáng trưa và tối. Nếu không có lá thì dùng củ nhai nuốt nước, xác đắp lên vết thương.
Nhìn kỹ 2 tấm hình của chính tác giả bài báo đăng kèm trong bài viết, tôi đã xác định đó là cây khoai dái hay còn gọi củ dại, khoai trời, tên khoa học Dioscorea bulbifera L. thuộc họ Củ nâu - Dioscoreaceae.
Mặc dù không phải nhà thực vật học chuyên nghiệp, nhưng tôi dám định danh cây này, chẳng qua là nhờ một dịp tình cờ may mắn. Cách đây gần 1 năm, ngày mồng Một Tết Giáp Ngọ vừa rồi, đến thăm nhà anh Triêm, một thầy thuốc nam ở thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, tôi được tặng cho một củ khoai hơi giống củ khoai mỡ nặng gần một ký, kèm với đề nghị đem về trồng và định danh giúp, vì bản thân chủ nhà đào được trên núi mà không biết là cây gì.
Củ Khoai dái - Dioscorea bulbifera L. (Ảnh: P.C.T)
Do củ đang nhú mầm sẵn, chỉ vùi phân nửa xuống đất chẳng bao lâu cây đã lớn rất khỏe, tôi cắm chói cho leo lên cây vú sữa cao đến 5-6m. Sau một thời gian tìm tòi, tra cứu, tôi đã xác định được đó là cây khoai dái hay khoai trời, có ghi nhận trong Từ điển cây thuốc Việt Nam (tr.1207, tập II, ) và sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tr.472, tập III). Dược liệu Trung Quốc gọi là Hoàng dược tử (黄 药 子 ), là một vị thuốc nhiều tiềm năng chữa ung thư.
Theo Từ điển cây thuốc Việt Nam của TS.Võ Văn Chi, khoai dái là cây leo sống lâu năm, có một thân rễ dạng củ to, với thịt củ màu vàng hay màu kem, Thân nhẵn, tròn hay hơi có cánh, trơn bóng, màu tím. Lá đơn, to tới 34 x 32cm, mọc so le, nhẵn, hình tim, có mũi nhọn.
Ở nách lá có những củ con, mà ta gọi là dái củ, hình trứng hay hình cầu có kích thước thay đổi, có khi rất to, đường kính tới 10cm. Hoa mọc thành bông thõng xuống; bao hoa 6; nhị 6, chỉ nhị đứng. Hoa cái nom giống hoa đực. Quả nang, mọc thõng xuống, có cánh. Cây ra hoa vào tháng 7-10; có quả tháng 8-11.
Tính vị, tác dụng: Củ của những cây hoang dại có thịt đắng, màu vàng chanh hay kem, gây buồn nôn; có khi còn có chất dịch màu tím nhạt, có độc. Do trồng trọt mà các tính chất này của củ biến mất đi và củ trở thành ăn được. Trong y học cổ truyền, thường dùng dái củ. Nó có vị đắng, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng, long đờm, cầm máu.
Cách dùng: Người ta thường lấy dái củ luộc kỹ ăn. Dái khoai có độc nhưng khi rửa nhiều lần và luộc kỹ thì chất độc bị loại đi. Bột khoai dái cũng tương tự như bột ngũ cốc và bột gạo. Củ ở dưới đất không dùng ăn nhưng cũng dùng làm thuốc.
Khoai dái thường dùng trị bướu giáp (Sưng tuyến giáp trạng); Viêm hạch bạch huyết do lao; Loét dạ dày và đường ruột; Nôn ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, chảy máu tử cung. Dái củ có thể dùng chữa ho gà và dãn hai bên thái dương chữa đau đầu, mài với nước mà uống thì giải được chất độc của thuốc. Liều dùng 10-15g, sắc uống, nếu là loét ung thư, có thể dùng liều cao, tới 30g. Dùng ngoài trị đinh nhọt, rắn cắn, chó dại cắn.
Ở Campuchia, người ta dùng củ trị rối loạn tuần hoàn. Ở Ấn độ, dái của những cây mọc hoang dùng đắp các vết loét và dùng trong uống lẫn với cumin (Thìa là Ai cập), đường và sữa trị trĩ, giang mai và lỵ. Bột dái củ lẫn bơ dùng trị ỉa chảy. Ở Trung Quốc, theo Tân biên Trung y học khái yếu, củ dùng trị loét thực quản, loét dạ dày, sưng tuyến giáp, nôn ra máu, khạc ra máu, chảy máu cam, chảy máu dạ con, nhọt độc, rắn cắn, chó dại cắn. Dái củ trị viêm phế quản cấp, mạn và hen suyễn.
Bài thuốc
1. Bướu giáp: Dùng 200g củ, ngâm vào 1000cc rượu trắng trong một tuần, chiết lấy nước. Ngày uống 100ml, rượu, chia làm 3-4 lần
2. Thổ huyết, ho khạc ra máu, chảy máu mũi: Dùng 8-16g củ khô sắc nước uống (Dùng dái củ tốt hơn).
3. Mụn nhọt sưng tấy, rắn cắn, chó dữ cắn: Giã củ tươi, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp vào chỗ đau.
4. Ung thư dạ dày, thực quản: Lấy củ tươi cạo sạch vỏ, thái lát, phơi khô, tán thành bột uống mỗi ngày 16g, chia 2-3 lần, hoặc chế thành viên uống.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .