Cỏ tranh hay bạch mao (tên gốc tiếng Trung), danh pháp hai phần: Imperata cylindrica (L.) Beauv., thuộc họ Lúa (Poaceae).
Cỏ tranh là cây sống lâu năm có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi; dáng lá hẹp dài; lá có mặt trên nhám, mặt dưới nhẵn, mép lá sắc có thể cứa đứt tay rất dễ dàng. Hoa tự hình chuỳ, màu trắng sợi như bông, rất nhẹ nên ngoài nhân giống qua chồi rễ, cỏ tranh còn có khả năng phát tán rất xa nhờ gió. Quả thóc nằm trong các mày như vỏ trấu. Cây mọc hoang khắp nơi trong cả nước.
Cỏ tranh (giống Red Baron)
Cỏ tranh
Cỏ tranh
Cỏ tranh
Phân bố
Cây mọc hoang dại, phân bố rộng khắp ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam.
Cỏ tranh
Cỏ tranh
Cỏ tranh
Công dụng
Ở các vùng cao như Tây Bắc, Tây nguyên, lá cỏ tranh thường được sử dụng làm vật liệu lợp mái nhà truyền thống rất bền chắc. Các ngôi nhà dài truyền thống của người Ê Đê ở Tây nguyên thường có mái tranh lợp dày 15–20 cm và phải đến 20-30 năm mới phải lợp lại một lần.
Cỏ tranh
Rễ cỏ tranh sử dụng làm thuốc do có tính lợi tiểu thường được biết với tên vị thuốc "Bạch mao căn". Công dụng: Theo Đông y, Bạch mao căn có mùi hơi thơm, vị ngọt, tính lạnh, vào 3 "kinh": Tâm, Tỳ và Vị.
Cỏ tranh
Các đám cỏ tranh khi bị đốt thường cho tro có vị mặn. Vì vậy, trong rừng thú thường đến để liếm thay muối. Chuyện này còn được nhắc đến trong tiểu thuyết Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc với hình ảnh anh hùng Núp (Đinh Núp) đốt cỏ tranh để lấy vị mặn của muối.
Bài thuốc từ Rễ cỏ tranh:
Rễ cỏ tranh mặt ngoài màu trắng ngà hay vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc và nhiều đốt mang các lá vẩy và rễ con. Khi làm thuốc, đào lấy thân rễ, cắt bỏ phần trên cổ rễ, rửa sạch đất cát, tuốt bỏ sạch bẹ, lá và rễ con, thái nhỏ.
Trong Đông y thuốc từ rễ cỏ tranh có tên gọi là mao căn. Tùy mục đích chữa bệnh, mao căn được bào chế và có tên gọi khác nhau, cụ thể: Bạch mao căn: (rửa sạch, tẩm nước cho hơi mềm rồi cắt thành đoạn, phơi khô, sàng bỏ chất vụn) mao căn thán: Lấy những đoạn bạch mao căn, cho vào nồi sao tới màu nâu đen, phơi khô; Sinh mao căn: rễ cỏ tranh tươi rửa sạch, thái nhỏ.
Rễ cỏ tranh có vị ngọt tính hàn, đi vào các kinh tâm, phế, tỳ, vị và bàng quang. Có công năng lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, thanh phế vị nhiệt. Chủ trị các chứng như chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu, hỗ trợ điều trị viêm thận cấp…
Bài thuốc chữa bệnh có sử dụng mao căn
Lợi tiểu: Bạch mao căn 30g, râu ngô 40g, xa tiền tử 25g, hoa cúc 5g, tất cả trộn đều, mỗi lần lấy 50g hãm với 0,75ml nước sôi và uống trong ngày. Dùng trong 10 ngày.
Hoặc: Sinh mao căn 50g, lá sen cạn 15g, râu ngô 10g, rau má 10g, rau diếp cá 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần trong ngày. Dùng trong 3-5 ngày.
Hỗ trợ điều trị viêm thận cấp: Bạch mao căn 200g, nước 500ml, sắc nhỏ lửa còn lại 100 – 150ml, chia 2 – 3 lần uống, ngày 1 thang. Dùng liên tục trong 1 tháng.
Hoặc: Sinh mao căn, mã đề, kim ngân hoa, cam thảo nam, kim anh tử, đậu đen, hoàng đằng, kinh giới, cỏ mần trầu, mỗi vị 10g. Đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát, uống trong ngày sau bữa ăn. Dùng trong 15 ngày.
Hỗ trợ điều trị tiểu ra máu do nhiễm trùng đường tiết niệu: Mao căn thán, gừng (đã sao cháy). Sắc với 400ml nước còn 100ml, uống trong ngày và khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng trong 7-10 ngày.
Mát gan:
Sinh mao căn (cạo sạch vỏ) 150g, bạch anh tươi 50g, thịt lợn nạc (thái lát mỏng) 150g, gia vị vừa đủ. Các vị thuốc trên cho vào nồi đun nhừ, nêm gia vị vừa đủ, Ngày ăn 1 lần. Mỗi liệu trình điều trị 10-15 ngày.
Hoặc: Sinh mao căn 200g, sắc với 700ml nước, đun to lửa cho sôi sau đó đun nhỏ lửa 7-10 phút, lọc lấy nước uống thay chè, uống trong ngày. Mỗi liệu trình điều trị 10-15 ngày.
Ngoài là vị thuốc lợi tiểu, mát gan… mao căn còn chữa chảy máu cam, hen suyễn…
Chữa chảy máu cam: Bạch mao căn 36g, chi tử 18g. Sắc với 400ml nước còn 100ml, uống nóng sau ăn hoặc trước khi ngủ. Hoặc: Sinh mao căn 80g, sắc nước uống hàng ngày, uống khi nguội sau bữa ăn. Dùng trong 7-10 ngày.
Chữa hen suyễn: Sinh mao căn 20g. Sắc uống hàng ngày, uống khi thuốc còn ấm, sau bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 8 ngày.
Lưu ý: Người hư hỏa, phụ nữ mang thai không nên dùng.
Cỏ tranh (giống Red Baron)
Cỏ tranh
Cỏ tranh
Cỏ tranh
Phân bố
Cây mọc hoang dại, phân bố rộng khắp ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam.
Cỏ tranh
Cỏ tranh
Cỏ tranh
Công dụng
Ở các vùng cao như Tây Bắc, Tây nguyên, lá cỏ tranh thường được sử dụng làm vật liệu lợp mái nhà truyền thống rất bền chắc. Các ngôi nhà dài truyền thống của người Ê Đê ở Tây nguyên thường có mái tranh lợp dày 15–20 cm và phải đến 20-30 năm mới phải lợp lại một lần.
Cỏ tranh
Rễ cỏ tranh sử dụng làm thuốc do có tính lợi tiểu thường được biết với tên vị thuốc "Bạch mao căn". Công dụng: Theo Đông y, Bạch mao căn có mùi hơi thơm, vị ngọt, tính lạnh, vào 3 "kinh": Tâm, Tỳ và Vị.
Cỏ tranh
Các đám cỏ tranh khi bị đốt thường cho tro có vị mặn. Vì vậy, trong rừng thú thường đến để liếm thay muối. Chuyện này còn được nhắc đến trong tiểu thuyết Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc với hình ảnh anh hùng Núp (Đinh Núp) đốt cỏ tranh để lấy vị mặn của muối.
Bài thuốc từ Rễ cỏ tranh:
Rễ cỏ tranh mặt ngoài màu trắng ngà hay vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc và nhiều đốt mang các lá vẩy và rễ con. Khi làm thuốc, đào lấy thân rễ, cắt bỏ phần trên cổ rễ, rửa sạch đất cát, tuốt bỏ sạch bẹ, lá và rễ con, thái nhỏ.
Trong Đông y thuốc từ rễ cỏ tranh có tên gọi là mao căn. Tùy mục đích chữa bệnh, mao căn được bào chế và có tên gọi khác nhau, cụ thể: Bạch mao căn: (rửa sạch, tẩm nước cho hơi mềm rồi cắt thành đoạn, phơi khô, sàng bỏ chất vụn) mao căn thán: Lấy những đoạn bạch mao căn, cho vào nồi sao tới màu nâu đen, phơi khô; Sinh mao căn: rễ cỏ tranh tươi rửa sạch, thái nhỏ.
Rễ cỏ tranh có vị ngọt tính hàn, đi vào các kinh tâm, phế, tỳ, vị và bàng quang. Có công năng lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, thanh phế vị nhiệt. Chủ trị các chứng như chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu, hỗ trợ điều trị viêm thận cấp…
Bài thuốc chữa bệnh có sử dụng mao căn
Lợi tiểu: Bạch mao căn 30g, râu ngô 40g, xa tiền tử 25g, hoa cúc 5g, tất cả trộn đều, mỗi lần lấy 50g hãm với 0,75ml nước sôi và uống trong ngày. Dùng trong 10 ngày.
Hoặc: Sinh mao căn 50g, lá sen cạn 15g, râu ngô 10g, rau má 10g, rau diếp cá 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần trong ngày. Dùng trong 3-5 ngày.
Hỗ trợ điều trị viêm thận cấp: Bạch mao căn 200g, nước 500ml, sắc nhỏ lửa còn lại 100 – 150ml, chia 2 – 3 lần uống, ngày 1 thang. Dùng liên tục trong 1 tháng.
Hoặc: Sinh mao căn, mã đề, kim ngân hoa, cam thảo nam, kim anh tử, đậu đen, hoàng đằng, kinh giới, cỏ mần trầu, mỗi vị 10g. Đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát, uống trong ngày sau bữa ăn. Dùng trong 15 ngày.
Hỗ trợ điều trị tiểu ra máu do nhiễm trùng đường tiết niệu: Mao căn thán, gừng (đã sao cháy). Sắc với 400ml nước còn 100ml, uống trong ngày và khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng trong 7-10 ngày.
Mát gan:
Sinh mao căn (cạo sạch vỏ) 150g, bạch anh tươi 50g, thịt lợn nạc (thái lát mỏng) 150g, gia vị vừa đủ. Các vị thuốc trên cho vào nồi đun nhừ, nêm gia vị vừa đủ, Ngày ăn 1 lần. Mỗi liệu trình điều trị 10-15 ngày.
Hoặc: Sinh mao căn 200g, sắc với 700ml nước, đun to lửa cho sôi sau đó đun nhỏ lửa 7-10 phút, lọc lấy nước uống thay chè, uống trong ngày. Mỗi liệu trình điều trị 10-15 ngày.
Ngoài là vị thuốc lợi tiểu, mát gan… mao căn còn chữa chảy máu cam, hen suyễn…
Chữa chảy máu cam: Bạch mao căn 36g, chi tử 18g. Sắc với 400ml nước còn 100ml, uống nóng sau ăn hoặc trước khi ngủ. Hoặc: Sinh mao căn 80g, sắc nước uống hàng ngày, uống khi nguội sau bữa ăn. Dùng trong 7-10 ngày.
Chữa hen suyễn: Sinh mao căn 20g. Sắc uống hàng ngày, uống khi thuốc còn ấm, sau bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 8 ngày.
Lưu ý: Người hư hỏa, phụ nữ mang thai không nên dùng.
Nhận xét
Đăng nhận xét