Chuyển đến nội dung chính

Cây Cối Xay

Cây cối xay, còn được gọi là Nhĩ hương thảo, Kim hoa thảo, danh pháp hai phần: Abutilon indicum L., đồng nghĩa Sida indica L. là một loại cây thuộc Họ Cẩm quỳ (Malvaceae). Cây cao cỡ 1m, lá hình tim, hoa vàng to, quả có 10 manh nang xếp quanh trục như một cái cối xay. Cây cối xay mọc ở đất khô. Cây có chứa nhiều chất nhờn.
Cây cối xay là cây nhỏ, sống hàng năm hay lâu năm, mọc thành bụi, cao khoảng 1m, có lông mềm trên toàn thân và các bộ phận của cây. Lá mọc so le, hình tim, mép khía răng. Hoa vàng, mọc ở nách lá, có cuống dài bằng cuống lá.

Cây cối xay,cối xay,cây chữa bệnh,tác dụng của cây cối xay,bài thuốc từ cây cối xay,cây cối xay chữa bệnh,cây làm thuốc,cây thảo dược,nhĩ hương thảo,kim hoa thảo,Abutilon indicum L,Sida indica L,họ cẩm quỳ,malvaceae,cây bụi

Quả gồm tới 20 lá noãn dính nhau nom như cái cối xay lúa. Hạt hình thận, nhẵn, màu đen nhạt.

Cây Cối xay được trồng bằng hạt. Mùa ra hoa từ tháng 2-4, mùa quả từ tháng 4-6.

Cây và hạt cối xay được dùng làm thuốc kiện vị, nhuận trường và lợi tiểu.

Cây cối xay,cối xay,cây chữa bệnh,tác dụng của cây cối xay,bài thuốc từ cây cối xay,cây cối xay chữa bệnh,cây làm thuốc,cây thảo dược,nhĩ hương thảo,kim hoa thảo,Abutilon indicum L,Sida indica L,họ cẩm quỳ,malvaceae,cây bụi

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Nơi sống và thu hái: Loài cây của vùng Ấn Độ - Malaixia, mọc hoang khắp nơi và cũng được trồng làm thuốc. Nhân giống bằng hạt vào đầu mùa mưa. Thu hái cây vào mùa hè thu, đem phơi hay sấy khô; có thể tán thành bột để dùng dần.

Cây cối xay,cối xay,cây chữa bệnh,tác dụng của cây cối xay,bài thuốc từ cây cối xay,cây cối xay chữa bệnh,cây làm thuốc,cây thảo dược,nhĩ hương thảo,kim hoa thảo,Abutilon indicum L,Sida indica L,họ cẩm quỳ,malvaceae,cây bụi

Thành phần hoá học: Lá chứa nhiều chất nhầy và asparagin. Cây chứa tinh dầu với các thành phần là b-pinen, caryophyllen oxyd, cineol, geraniol, geranyl acetat, alemen, eudesmol, farnesol, borneol. Hạt chứa raffinose 1,6% và dầu nửa khô 4,21% gồm chủ yếu là glycerid của các acid linoleic, oleic, palmitic, stearic. Rễ chứa dầu béo, b- sitosterol, b-amyrin và một alcaloid chưa xác định.

Tính vị, tác dụng: Cối xay có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, long đờm và lợi tiểu. Lá có nhiều chất nhầy dịu kích thích. Vỏ làm se và lợi tiểu. Hạt có tác dụng kích dục, nhuận tràng và làm dịu kích thích. Nước hãm rễ có thể giảm sốt.

Cây cối xay,cối xay,cây chữa bệnh,tác dụng của cây cối xay,bài thuốc từ cây cối xay,cây cối xay chữa bệnh,cây làm thuốc,cây thảo dược,nhĩ hương thảo,kim hoa thảo,Abutilon indicum L,Sida indica L,họ cẩm quỳ,malvaceae,cây bụi

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

1. Sổ mũi; sốt cao, đau đầu dữ dội, viêm tuyến mang tai truyền nhiễm.
2. Tật điếc, ù tai, đau tai.
3. Lao phổi.
4. Giảm niệu (tiểu tiện vàng, đỏ hoặc đái dắt, đái buốt).

Cây cối xay,cối xay,cây chữa bệnh,tác dụng của cây cối xay,bài thuốc từ cây cối xay,cây cối xay chữa bệnh,cây làm thuốc,cây thảo dược,nhĩ hương thảo,kim hoa thảo,Abutilon indicum L,Sida indica L,họ cẩm quỳ,malvaceae,cây bụi

Liều dùng 15-30g toàn cây, hoặc 6-16g lá, 2-4g hạt; dạng thuốc sắc. Lá khô nấu nước uống chữa cảm sốt, nhức đầu, bí tiểu tiện, thường phối hợp với Rau má, Bời lời nhớt, mỗi thứ 20g, Phèn phi 2g. Để chữa vàng da, hậu sản thì phối hợp với Nhân trần và lá Cách. Lá tươi và hạt 8-12g giã nát, thêm nước uống, bã đắp chữa mụn nhọt, rắn cắn. Rễ ngâm giấm uống trị bệnh kinh phong (40g rễ trong 1 lít giấm thanh, mỗi lần dùng một thìa xúp).

Cây cối xay,cối xay,cây chữa bệnh,tác dụng của cây cối xay,bài thuốc từ cây cối xay,cây cối xay chữa bệnh,cây làm thuốc,cây thảo dược,nhĩ hương thảo,kim hoa thảo,Abutilon indicum L,Sida indica L,họ cẩm quỳ,malvaceae,cây bụi

Một số đơn thuốc:

- Chữa phụ nữ sau khi sinh bị phù thũng: Lá cối xay 20-30g, ích mẫu 12-16g, nấu với 300ml nước, sắc còn 150ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn.

- Chữa cảm sốt, nhức đầu do phong nhiệt: Cây cối xay 12-16g, lá tre 8g, bạc hà 6g, kinh giới 8g, kim ngân hoa 12g, nấu với 750ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn.

- Chữa tiểu tiện bí, tiểu rắt, tiểu buốt: Cây cối xay 30g, bông mã đề 20g, rễ tranh 20g, râu bắp 12g, cỏ màn trầu 8g, rau má 12g, nấu với 650ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn.

- Đau tai, tật điếc: Cối xay 60g, hoặc 20-30g quả, nấu với thịt lợn. Đối với tật điếc, dùng rễ cối xay, mộc hương, vọng giang nam, mỗi vị 60g, nấu với đuôi lợn ăn với cơm.

- Chữa đau tai, ù tai, thính lực giảm: Quả cối xay 30g (hoặc toàn cây tươi 60g), nấu canh với thịt heo nạc để ăn cơm.

- Chữa sốt vàng da, phụ nữ sau khi sinh bị cảm phong nhiệt: Lá cối xay 12-16g, lá cách 16g, nhân trần 12-16g, nấu với 500ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn.

- Kiết lỵ, hay mắt cá màng mộng: Quả cối xay, hoa mào gà mỗi vị 30g, sắc uống trong ngày chia uống 3 lần/ngày/thang.

Lưu ý: với những người có thận hư hàn, tiểu tiện nhiều và trong, ỉa chảy không nên dùng. Phụ nữ có thai không nên dùng.

Cây cối xay,cối xay,cây chữa bệnh,tác dụng của cây cối xay,bài thuốc từ cây cối xay,cây cối xay chữa bệnh,cây làm thuốc,cây thảo dược,nhĩ hương thảo,kim hoa thảo,Abutilon indicum L,Sida indica L,họ cẩm quỳ,malvaceae,cây bụi
Cây cối xay

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươ...

DANH SÁCH 20 LOÀI CÁ CÓ ĐỘC TỐ MẠNH NHẤT

 Ăn cá và ngộ độc thực phẩm rất thường xảy ra ở nước ta. Một số người ăn cá nóc và chết. Một số ăn cá ngừ và bị ngộ độc thực phẩm tập thể phải nhập viện. Một vài người bị cá độc chích. Một số người dị ứng với một vài con cá. Tất nhiên, ngộ độc thực phẩm có nhiều nguyên nhân, từ chính con cá, đến cả quá trình bảo quản, chế biến của những người buôn bán cá và cả những người nấu nướng. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, những gì các bạn không chắc chắn thì nên tránh xa. Chúng tôi xin lược dịch về 20 loài cá có độc tố mạnh nhất từ chính bản thân con cá. Có những con cá rất đẹp như cá sư tử, có những con xấu xí, nhưng cả 20 con trong danh sách này đều có điểm chung là có chất độc.    Không phải mọi loài cá đều có thể ăn được. Có những loài cá không thích hợp để ăn. Có nhiều cá có độc hơn cả rắn độc. Có ít nhất 1.200 loài cá độc trên thế giới, như...

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng...