Chuyển đến nội dung chính

Sâm đất (thổ sâm)

Sâm đất là cây thân thảo, mọc đứng, thân nhẵn, phân nhánh nhiều ở dưới, lá mọc so le hình trái xoan thuôn hay trứng ngược, phiến lá dày, hơi mập, bóng cả 2 mặt, mép lá hầu như lượn sóng. Hoa nhỏ màu hồng. Quả nhỏ, khi chín có màu đỏ nâu hay xám tro, rất nhỏ, dẹt màu đen nhánh.
Sâm đất mọc hoang, có mặt khắp nơi Việt Nam, đặc biệt là ở vùng núi.

Hoa sâm đất



Sâm đất và công dụng chữa bệnh

Sâm đất là rau vị thuốc, bộ phận thường dùng là rễ và lá, lá thu hái quanh năm để nấu canh (ăn ngon như rau mồng tơi).

Sâm đất,cây sâm đất,thổ sâm,công dụng của cây sâm đất,sâm đất chữa bệnh,sâm đất nấu canh
Sâm đất và thịt nạc lợn dùng để nấu canh

Sâm đất thường dùng để bồi bổ cho cơ thể suy nhược, ra nhiều mồ hôi, ho do phổi ráo, đái dầm, kinh nguyệt không đều, thiếu sữa. Liều dùng : 30 – 35g dạng thuốc sắc. Ngoài ra có thể giã lá tươi đắp trị mụn nhọt.

Đơn thuốc dùng củ sâm đất
Bồi bổ cơ thể suy nhược, sưng phổi, kinh nguyệt không đều: Dùng mỗi lần 40 – 80 g củ, sắc uống. Hoặc dùng 20 30 g củ, phối hợp với các vị thuốc khác.

Củ sâm đất ngâm rượu
Củ sâm đất ngâm rượu

Hướng dẫn cách trồng sâm đất
Sâm đất có thể trồng từ hạt hoặc trồng từ mẫu thân hay mẫu rễ.

Nguồn giống từ hạt
Hạt giống sau khi thu hái đươc xử lý bằng nước ấm ( 2 sôi + 3 lạnh) ngâm trong nước khoảng 6 – 8 giờ, vớt ra để ráo, dùng que nhọn chọc lỗ sâu 1cm rồi cho hạt vào ( 2-3 hạt/ lỗ), lấp kín đất, dùng lưới che nắng cho luống gieo.

Nguồn giống từ hom
- Chọn hom : Hom được lấy từ thân hoặc củ cây mẹ, lấy từ đoạn gốc đến hết phần bánh tẻ của thân, hạn chế lấy phần ngọn quá non, dễ bị thối gốc khi giâm.

- Dùng dao hay kéo sắc để cắt hom. Hom được cắt từ thân có chiều dài 10 – 20 cm và ít nhất trên mỗi hom có từ 3 – 4 mắt lá, tỉa bớt lá trên hom chừa khoảng 1/3 lá, đem giâm vào luống. Thường xuyên tưới ẩm. Sau khi giâm 10 -15 ngày hom giâm bắt đầu có rễ thì đem trồng.

Cách trồng
Sâm đất có thể trồng trên các luống đất với kích thước  rộng 1,2m x cao 10 – 20 cm, kích thước giữa các cây là 15 – 20cm. Cũng có thể trồng trong chậu hay thùng xốp.

- Đất trồng pha trộn theo tỉ lệ : 80% đất thịt + 10% tro trấu hoặc rơm mục+ 10% phân chuồng hoai.

Chăm sóc
Thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho đất, đặc biệt vào mùa nắng hạn. Kết hợp nhổ cỏ dại và phòng trừ sâu xám ăn lá và chồi non.

Thu hoạch
Cây rau khi phát triển có chiều cao hoặc dài từ 20 – 30cm thì có thể cắt lấy rau. Dùng dao sắc cắt phần thân chồi lá non. Sau thu hoạch bón thúc bằng phân chuồng hoai mục hay phân trùn quế để cung cấp chất dinh dưỡng cho đất và kích thích rau sớm đôt non mới. Nên thay thế và trồng mới hàng năm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươ...

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng...

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .