Chuyển đến nội dung chính

Sâm Ngọc Linh

Từ rất nhiều đời nay, người dân tộc Xê Đăng ( một bộ phần đồng bào thiểu số ở vùng núi Ngọc Linh) coi Sâm Ngọc Linh như một trong các vị thuốc chữa bách bệnh và họ đã giữ bí mật vị trí và tác dụng của nó cho đến khi các nhà khoa học khám phá vào năm 1978. Đây cũng được coi là cây thuốc ” độc nhất vô nhị” của Việt Nam thích hợp với điều kiện tự nhiên tại vùng núi Ngọc Linh.
than la sam ngoc linh Sâm Ngọc Linh rừng Quảng Nam
Sâm Ngọc Linh có khá nhiều rễ, dạng thân cây sinh khí, thẳng đứng, thường mọc trên các vùng suối có đất ẩm ướt, một số cây sâm lâu năm thì thường có hòa và quả mọc tập trung ở trung tâm của tán lá khi chín ngả màu đỏ cam với một chấm đen không đều ở đỉnh quả. Những cây sâm lâu năm thường rất quý hiếm, chỉ có trong các vùng rừng nguyên sinh mà ở đây tác động của con người là chưa đáng kể.
Sâm Ngọc Linh có vị đắng, vị ngọt ngọt, có mùi vị rất giống nhân sâm Hàn Quốc và tam thất, đặc biệt là mùi thơm có tác dụng hiệu quả với rất nhiều loại bệnh, đặc biệt là ung thư, đái tháo đường, xơ vữa động mạch…
sam ngoc linh 500 Sâm Ngọc Linh rừng Quảng Nam
Thành phần của Sâm Ngọc Linh:
- Loại sâm này có chứa thàn phần chính là các hoạt chất saponin triterpen, acid béo, các hợp chất thuộc nhóm vitamin F, acid amin, đường, các nguyên tố vi lượng.
- Thân và rễ củ sâm có chứa tới 52 saonin đã được phân lập, trong đó có 26 saponin được tìm thấy trong nhân sâm Mỹ và nhân sâm Hàn Quốc ( Gindenoside Rb1, Ginsenosid Rg1, Ginsenosid Rd …) và 26 saponin mới chỉ có ở sâm Ngọc Linh ( gồm các loại sapnin như: Majonosid R1, Majonosid R2..). Đặc biệt Majonosid R2 chiếm 50% hàm lượng saponin toàn phần của sâm Ngọc Linh.
- Cọng lá và lá của nhân sâm đã được phân lập 19 saponin damma-ran, trong đó 8 saponin có cấu trúc mới.
giay sam dinh sam tu nhien Sâm Ngọc Linh rừng Quảng Nam
Tác dụng chính của sâm Ngọc Linh:
Theo các công trình nghiên cứu khoa học của bệnh nhân tình nguyện, tác dụng của nhân sâm như sau:
- Bệnh nhan cảm thấy ăn ngon hơn, ngủ tốt hơn, tăng các hoạt động về thể lực và trí lực.
- Suy nhược, mất sức được giảm.
- Sức đề kháng được gia tăng đáng kể.
- Chống nhiễm trifng và kháng sinh rất tốt,
- Cải thiện tốt các trường hợp suy nhược thần kinh và suy giảm tình dục.
- Điều hòa huyết áp và tim mạch rất tốt.
- Chống đau họng, viêm họng cho bệnh nhân, ngăn chặn các cơn hen suyễn.
- Có tác dụng cùng với thuốc hạ huyết áp.
- Bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan và sự tái tạo của các tế bào gan.
- Tác dụng chống stress, kích thích miễn dịch, chống oxy hóa và chống lão hóa
Đối tượng sử dụng sâm:
Sâm Ngọc Linh được dùng rộng rãi cho mọi lứa tuổi, từ người già đến trẻ em, rất tốt cho người trong thời kỳ dưỡng bệnh giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Tuy nhiên, một số đối tượng dưới đây cần phải lưu ý khi dùng sâm Ngọc Linh:
- Phụ nữ đang mang thai: vì có thể ảnh hưởng đến sự co bóp của thai nhi.
- Những người bị đau bụng thể hàn, đau bụng tiết tả như: đau bụng ỉa chảy, trướng bụng, đầy bụng… vì sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.
- Sâm chỉ được dùng cho trẻ khi trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, suy nhược cơ thể, mới ốm khỏi, thiếu máu…
Hướng dẫn sử dụng Sâm Ngọc Linh:
- Ngâm mật ong: rửa sạch, có thể ngâm cùng mật ong bằng cách thái lát mỏng rồi đổ ngập mật ong, bảo quản trong tủ lạnh.
- Pha trà uống: thái lát mỏng sâm thành 1-2 g rồi hãm với nước sôi, uống như trà bình thường.
- Nấu cháo: dùng khoảng 3g sâm thái lát rồi sắc với nước, rồi cho thêm gạo, nước nấu thành cháo.
- Tán bột: phơi sâm khô rồi tán mịn thành bột, mỗi lần dùng 1-2gr. Có thể sử dụng bằng cách uống trực tiếp hoặc cùng nước đun sôi.
Phân biệt Sâm Ngọc Linh thật giả:
Do mang lại giá trị kinh tế cao nên loại sâm này đang bị làm giả, làm nhái với số lượng khá lớn. Những lái thương này thường lấy Tam thất hoang để làm giả, cách phân biệt thật giả như sau:
- Về hình dáng
+ Sâm Ngọc Linh có có củ gốc to , rõ ràng, nhiều rễ, mỗi năm rụng lá chỉ có một thân và rụng tạo thành một mắt. Lỗ sâm màu vàng hoặc màu tím nhạt.
+ Tam thất hoang: có hình dáng dài loằng ngoằng, không có củ gốc hoặc nhưng nhỏ, rễ con xung quanh, rất nhiều mắt ( mỗi năm mọc ít nhất 2 đến 13 mắt). Do vậy, người mua tam thất đều bẻ lại hết mắt, để lại một mắt cho giống sâm. Lõi tam thất không màu vàng sậm và không đẹp như Sâm Ngọc Linh.
- Về mùi vị:
+ Sâm Ngọc Linh: mùi thơm dịu, vị đắng thanh, không dai, nhiều xơ.
+ Tam thất hoang: không có mùi thơm của sâm,vị đắng gắt khó chịu, nhai cứng và xơ.
cach phan biet sam ngoc linh that gia Sâm Ngọc Linh rừng Quảng Nam

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Các loài chim ở Việt Nam

Tên Việt Nam Cu rốc đầu vàng Golden-throated Barbet Tên Khoa Học Megalaima franklinii Tên Việt Nam Gõ kiến vàng lớn Tên Khoa Học Chrysocolaptes lucidus Tên Việt Nam Chim manh Vân Nam Tên Khoa Học Anthus hodgsoni Tên Việt Nam Phường chèo lớn (Hồng Tước) Tên Khoa Học Coracina macei Tên Việt Nam Chim Uyên Ương (Hồng Tước Nhỏ Dalat) Tên Khoa Học Campephagidae tên Việt Nam Chim Ngũ Sắc (Silver-eared Mesia) Tên Khoa Học Leiothrix argentauris Tên Việt Nam Mi lang biang Tên Khoa Học Crocias langbianis King, Tên Việt Nam Khướu mào bụng trắng Tên Khoa Học Yuhina zantholeuca Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Bạc má họng đen ( Black-throated Tit ) Tên Khoa Học Aegithalos concinnus Tên Việt Nam Bạc má bụng vàng Tên Khoa Học Parus monticolus Tên Việt Nam Bạc má rừng hay bạc má mày vàng Tên Khoa Học Sylviparus modestus Tên Việt Nam Trèo cây huyệt h

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ