Cây lá ngón, còn gọi là cây rút ruột, co ngón, hồ mạn trường, hồ mạn đằng, hoàng đằng, đoạn trường thảo, câu vẫn v.v., có danh pháp hai phần là Gelsemium elegans, trước đây được phân loại trong họ Mã tiền (Loganiaceae), nhưng từ năm 1994 đến nay được cho là thuộc họ mới là họ Hoàng đằng (Gelsemiaceae).
Đứng đầu bảng trong các loài cây độc và có rất nhiều ở vùng rừng núi là cây lá ngón. Loài cây này có hoa rất đẹp, nở màu vàng cam rực rỡnên nhiều người nếu không biết sẽ thích thú ngắt hoa chụp ảnh. Tuy nhiên, chỉ cần ngắt lá, bẻ cành, để chất nhựa độc dính vào tay rồi vô tình tiếp xúc với đồ ăn, vết thương hở, lập tức các độc tính sẽ gây ra triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… sau đó là mỏi cơ, giảm thân nhiệt, hạ huyết áp, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp. Mức độ độc của cây giảm theo thứ tự: rễ, lá, hoa, quả, thân cây.Tuy độc nhưng sử dụng đúng cách, lá ngón lại có nhiều…công dụng tốt, được dùng trị: Eczema nấm ở chân, ở thân. Ðòn ngã tổn thương, đụng giập; Trĩ, trang nhạc; Ðinh nhọt và viêm mủ da; Phong hủi. Giã cây tươi đắp ngoài, hoặc nấu nước rửa ngoài. Không được dùng uống trong. Còn dùng diệt giòi bọ, sát trùng.
Nơi mọc: Cây mọc hoang ở các vùng núi cao ở Hà Giang, Tuyên Giang, Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hoà Bình đến các tỉnh Tây Nguyên. Thu hái rễ quanh năm thường dùng tươi, hoặc phơi khô.
Nước của rau má tươi nguyên cây rửa sạch và giã nát có thể giải độc lá ngón, hoặc giã nhỏ cây rau muống lấy nước uống, hoặc cho nạn nhân uống nước phân trâu, phân bò để nôn độc tố ra…
Nhận xét
Đăng nhận xét