Chuyển đến nội dung chính

"Săn" nấm linh chi to như chiếc thúng giữa rừng già Phú Quốc

Năm 2000, tư thương mua nấm linh chi chưa phơi khô với giá 17.000 đồng/kg. Ba ngày vào rừng, một người có thể mang về hơn 100 kg nấm quý, bán được gần 2 triệu đồng nên ngư dân nghèo xem đây là thu nhập "khủng".
Nấm linh chi rừng bán ở "đảo ngọc". Ảnh: Việt Tường.
Đã qua rồi cái thời hàng chục ngư dân neo thuyền ven biển để vào rừng "săn" nấm linh chi mọc trăm năm giữa đại ngàn. Giờ đây, anh Mai Thiên Huy (42 tuổi) trở thành người cuối cùng vào rừng tìm nấm quý ở xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc (Kiên Giang).
Linh chi rừng ngày càng hiếm nên có khi anh Huy chỉ "săn" được nấm nhỏ. Ảnh: Việt Tường.
Hơn 30 năm trước, anh Huy theo cha mẹ từ Thanh Hóa vào Phú Quốc lập nghiệp khi "đảo ngọc" còn hoang sơ. Dãy đất nằm giữa biển và rừng ở xóm Xà Lực của ấp Đá Chồng được gia đình Huy chọn làm chỗ dừng chân. Những ngày theo cha vào rừng tìm nhựa chảy ra từ thân cây dầu để dùng trong việc đóng ghe tàu đi biển, anh Huy phát hiện vài "tay" nấm to như chiếc thúng mọc trên lớp thực bì. "Chạm phải nấm quá to, tôi cột dây gánh về nhà phơi để nấu nước uống cho mát chứ đâu biết tên và tác dụng chữa bệnh của nó. Thấy chúng tôi phơi nấm, người đi đường hỏi mua rồi mang ra chợ Dương Đông bán lại", anh Huy kể. 
Năm 2000, tư thương mua nấm linh chi chưa phơi khô với giá 17.000 đồng/kg. Ba ngày vào rừng, một người có thể mang về hơn 100 kg nấm quý, bán được gần 2 triệu đồng nên ngư dân nghèo xem đây là thu nhập "khủng". "Làm thợ hồ lúc đó mỗi ngày chủ trả công chỉ hơn 50.000 đồng. Những người đi biển, hôm nào đánh bắt nhiều tôm cá cũng bỏ túi khoảng 100.000 đến 120.000 đồng. Thấy chúng tôi bán nấm được nhiều tiền, không ít người ở Đá Chồng đã neo ghe để đi 'săn' nấm", người đàn ông sống ven rừng kể.
Người phụ nữ bán nấm linh chi ở chợ Dương Đông cho biết, loại dược thảo quý này ngày một hiếm tại Phú Quốc. Ảnh: Việt Tường.
Ba năm sau, linh chi "rút" sâu vào những khu rừng già đầy hiểm trở vì những nơi dễ đến đã đầy dấu chân người. Tiếp tục sống bằng nghề "săn" thảo dược quý, người dân Xà Lực âm thầm đi sâu vào đại ngàn Phú Quốc. Nơi đó, có những thân cây dầu to khoảng 3 người ôm mới giáp đã bị chết đứng hoặc nhánh của chúng mục vì gãy đổ. "Nấm linh chi chỉ mọc trên thân hoặc nhánh cây mục. Lúc đầu, quá nhiều người tìm chúng nên thảo dược này không còn tồn tại ngoài bìa rừng. Bây giờ, muốn có được nấm quý phải lội sâu vào đại ngàn gần một ngày mới tìm gặp. Ba ngày sau quay về, trên vai tôi chỉ được vài ký nấm và nếu gặp kiểm lâm thì bị tịch thu hết, xem như công cốc", anh Huy chia sẻ. Theo anh thợ rừng, người bỏ nghề "săn" nấm gần đây là ông Sáu Khánh. Ngư dân ngoài 50 tuổi này cũng là "thợ săn" lão luyện, từng neo ghe lên rừng và vác ra khỏi đại ngàn những thân nấm to như chiếc nia, nặng hơn 30 kg. Đối với anh Huy, lần gặp nấm to nhất bằng chiếc thúng, dày 16 cm, nặng 14 kg.

Những khu rừng già trên núi ở Phú Quốc là nơi người "săn" linh chi hay tìm đến. Ảnh: Việt Tường.
Sau vài năm "săn" sản vật của rừng, đại ngàn hiểm trở với những dốc núi gần như dựng đứng đã làm mòn dần sự kiên nhẫn của dân nhập cư đến với Bãi Thơm. Ông Khánh bỏ nghề chuyển chỗ ở đến vùng đất mới gần Bãi Dài, thế nhưng những lúc nhớ rừng, người "thợ săn" ngày nào đã trốn vợ vài ngày dể tìm về đại ngàn. Khi quay ra, ông Khánh luôn gánh đầy bao linh chi nhưng sản vật của rừng chỉ còn to bằng bàn tay hoặc chiếc quạt chứ không to như trước đây. Quay về thị trấn Dương Đông, phóng viên gặp bà lão ngoài 60 tuổi từng là "mối" làm ăn với những người thợ rừng. Theo bà Nguyễn Thị Hồng (ngụ xã Hàm Ninh), hơn 10 năm trước, nhiều người sống quanh rừng già thường chở ra chợ huyện hàng trăm kg nấm linh chi rừng các loại. Bà Hồng là người đầu tiên kinh doanh loại thảo dược quý này ở đường Bạch Đằng, thị trấn Dương Đông. "Bây giờ, cả tháng mới có người mang linh chi đến bán, giá cao gần chục lần lúc trước. Họ giao nấm cho tôi chủ yếu là lúc trời tối, sợ gặp nhà chức trách xét hỏi, tịch thu", bà Hồng nói.
Trò chuyện cùng phóng viên, "thợ săn" linh chi Lương Văn Dũng (51 tuổi, ngụ xã Cửa Dương) cho biết, tuần nào ông cũng tìm cách vào rừng tìm dược liệu để làm từ thiện. Những lần như thế, ông cố tình "rút" sâu vào đại ngàn vài ngày để tìm nấm linh chi bán cho các tiệm thảo dược để bù lại chi phí bốc thuốc miễn phí. "Linh chi vài chục ký tôi từng gặp và vác về thị trấn nhưng đó chỉ là dĩ vãng. Giờ đây, loài nấm quý này chỉ có trong rừng sâu, có nơi quanh năm không nhìn thấy mặt trời. Kiên nhẫn vài ngày và đánh liều với kiểm lâm để vào rừng thì quay ra được vài ký linh chi, thân chúng chỉ to như những chiếc đĩa", ông Dũng thật thà nói.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Các loài chim ở Việt Nam

Tên Việt Nam Cu rốc đầu vàng Golden-throated Barbet Tên Khoa Học Megalaima franklinii Tên Việt Nam Gõ kiến vàng lớn Tên Khoa Học Chrysocolaptes lucidus Tên Việt Nam Chim manh Vân Nam Tên Khoa Học Anthus hodgsoni Tên Việt Nam Phường chèo lớn (Hồng Tước) Tên Khoa Học Coracina macei Tên Việt Nam Chim Uyên Ương (Hồng Tước Nhỏ Dalat) Tên Khoa Học Campephagidae tên Việt Nam Chim Ngũ Sắc (Silver-eared Mesia) Tên Khoa Học Leiothrix argentauris Tên Việt Nam Mi lang biang Tên Khoa Học Crocias langbianis King, Tên Việt Nam Khướu mào bụng trắng Tên Khoa Học Yuhina zantholeuca Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Bạc má họng đen ( Black-throated Tit ) Tên Khoa Học Aegithalos concinnus Tên Việt Nam Bạc má bụng vàng Tên Khoa Học Parus monticolus Tên Việt Nam Bạc má rừng hay bạc má mày vàng Tên Khoa Học Sylviparus modestus Tên Việt Nam Trèo cây huyệt h

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ