Chuyển đến nội dung chính

Hà thủ ô trắng-Streptocaulon juventus (Lour) Merr

Giới thiệu:

Hà thủ ô trắng là loại cây mọc nhiều ở trong nước (ở các tỉnh miền Trung và miền Đông Nam Bộ). Cả hai loại hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng đều thuộc họ dây leo, và bộ phận thường được dùng để chữa bệnh là phần củ. Tác dụng của cây hà thủ ô trắng có dược lý khá phong phú như điều chỉnh rối loạn lipid máu, giúp ngăn ngừa tình trạng vữa xơ động mạch, bảo vệ gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, tăng khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng.
Vì những đặc tính trên, dân gian ta có câu “Muốn cho xanh tóc đỏ da – Rủ nhau lên núi tìm hà thủ ô”. Hà thủ ô đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc bổ, làm tăng cường sức khỏe và sự trẻ trung của cơ thể.

Mô tả:

Hà thủ ô trắng còn có tên là Mã liên an, dây mốc, củ vú bò, dây sừng bò, dây sữa bò, tên khoa học Streptocaulon juventus (Lour) Merr, họ thiên lý Asclepiadaceae. Là loại dây leo nhỏ, tự quấn, thân màu đỏ sẫm hoặc đỏ nhạt, có nhiều lông mịn. Lá mọc đối, phiến lá nguyên, hình bầu dục, chóp lá nhọn, gốc lá tròn, dài 4-14cm, rộng 2-9cm. Hoa nhỏ, màu lục vàng nhạt, mọc thành xim ở nách lá. Quả gồm 2 đại xếp ngang ra hai bên trông như đôi sừng bò. Hạt dẹt mang một mào lông mịn.

Hình: cây Hà thủ ô trắng hoa nhỏ, màu lục vàng nhạt
Toàn cây có nhựa mủ màu trắng như sữa. Bộ phận dùng: Củ (rễ mẫm lên thành củ), dây lá tươi. Củ thường khai thác vào mùa thu, rửa sạch, cắt lát thành phiến dày 5,0 – 1cm, phơi sấy khô, bảo quản chống mốc hoặc có thể ngâm vào nước vo gạo một đêm trước khi phơi hay sấy khô.

Một số tác dụng của cây hà thủ ô trắng:

Tim mạch: Kích thích nhẹ sự co bóp tim, co mạch ngoại vi. Kích thích hô hấp nhưng không làm thay đổi huyết áp. Kích thích nhẹ nhu động ruột, lợi tiểu, an thần nhẹ, hạ nhiệt cơ thể, tăng sức lực, tăng cân. Đem chế với Đậu đen vị đắng giảm nhưng tác dụng dược lý không thay đổi.
tác dụng của cây hà thủ ô trắng
Cây Hà thủ ô trắng toàn cây có nhựa mủ màu trắng như sữa
Đau khớp: Cho bệnh nhân đau khớp dạng thấp uống Hà thủ ô trắng với liều 15g/ ngày liên tục 30 ngày, bệnh nhân giảm đau rõ rệt, không có phản ứng phụ
 Đường ruột: Hà thủ ô trắng ức chế sự co thắt cơ trơn ruột cô lập, gây ra bở histamin và acétylcholin. Hà thủ ô trắng nâng cao tỷ lệ sống hoặc kéo dài thời gian cầm cự với súc vật đã tiêm liều độc nọc rắn Hổ mang.
Tăng thị lực: Dây và lá Hà thủ ô trắng phối hợp với lá Bồ cu vẽ điều trị viêm hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (chorioritinite centrale séreuse). Kết quả là 87%  số bệnh nhân tăng thị lực, những bệnh nhân hết ám điểm là bệnh nhân tăng thị lực từ 6/10 trở lên và một số tăng thị lực dưới 5/10. Một số bệnh nhân tăng thị lực dưới 5/10 giảm ám điểm.
 Lá và rễ Hà thủ ô trắng tươi chữa rắn cắn: Khi bị rắn cắn, cho nạn nhân nhai rễ, lá Hà thủ ô trắng tươi nuốt nước, bã đắp vào chỗ rắn cắn đã hút máu và nọc độc.
Bên cạnh đó cây thuốc còn kích thích nhẹ sự co bóp tim, co mạch ngoại vi. Kích thích hô hấp nhưng không làm thay đổi huyết áp. Kích thích nhẹ nhu động ruột, lợi tiểu, an thần nhẹ, hạ nhiệt cơ thể, tăng sức lực, tăng cân. Đem chế với Đậu đen vị đắng giảm nhưng tác dụng dược lý không thay đổi.
Cho bệnh nhân đau khớp dạng thấp uống Hà thủ ô trắng với liều 15g/ ngày liên tục 30 ngày, bệnh nhân giảm đau rõ rệt, không có phản ứng phụ.
Ngoài ra tác dụng và liều dùng của hà thủ ô trắng được các thầy thuốc Việt Nam coi vị  thuốc giúp kéo dài tuổi thọ, giao hợp được bền lâu, tóc bạc hóa đen. Trong các đơn thuốc, người ta vẫn thường dùng một nửa hà thủ ô đỏ, một nửa hà thủ ô trắng. Có khi để nguyên không chế biến, hoặc cũng có khi chế biến như đối với hà thủ ô đỏ. Liều và cách dùng giống như hà thủ ô đỏ. Trong kháng chiến tại các vùng dân tộc, người dân dùng củ và thân lá cây này chữa cảm sốt, cảm nắng, sốt rét. Có nơi người ta sắc cây này với nước cho phụ nữ không có sữa uống để giúp ra sữa. 

Chú ý:

Tránh nhầm lẫn với Dây căng cua (cryptolepis buchanani Roem et Schelt) cùng họ Thiên lý, là cây có độc rất giống cây Hà thủ ô trắng, đặc điểm phân biệt Dây càng cua là nhẵn bóng, toàn cây không có lông. Không dùng Hà thủ ô trắng (rễ, dây, lá) vì những tác dụng của cây hà thủ ô trắng không phù hợp cho người tạng lạnh, người bệnh thuộc hư chứng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Các loài chim ở Việt Nam

Tên Việt Nam Cu rốc đầu vàng Golden-throated Barbet Tên Khoa Học Megalaima franklinii Tên Việt Nam Gõ kiến vàng lớn Tên Khoa Học Chrysocolaptes lucidus Tên Việt Nam Chim manh Vân Nam Tên Khoa Học Anthus hodgsoni Tên Việt Nam Phường chèo lớn (Hồng Tước) Tên Khoa Học Coracina macei Tên Việt Nam Chim Uyên Ương (Hồng Tước Nhỏ Dalat) Tên Khoa Học Campephagidae tên Việt Nam Chim Ngũ Sắc (Silver-eared Mesia) Tên Khoa Học Leiothrix argentauris Tên Việt Nam Mi lang biang Tên Khoa Học Crocias langbianis King, Tên Việt Nam Khướu mào bụng trắng Tên Khoa Học Yuhina zantholeuca Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Bạc má họng đen ( Black-throated Tit ) Tên Khoa Học Aegithalos concinnus Tên Việt Nam Bạc má bụng vàng Tên Khoa Học Parus monticolus Tên Việt Nam Bạc má rừng hay bạc má mày vàng Tên Khoa Học Sylviparus modestus Tên Việt Nam Trèo cây huyệt h

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ