Chuyển đến nội dung chính

cây Han

Sử dụng lá cây Han làm thiết bị chống trộm là truyền thống của người dân Quảng Bị, Chương Mỹ, Hà Nội. Một trong những phương pháp để bắt trộm mà không cần một thiết bị hiện đại nào mà người dân nơi đây thực hiện đó là trồng cây Han trước cổng nhà và các hàng rào.

Đặt chân đến xã Quảng Bị, huyện Chương Mỹ, Hà Nội khi hỏi về lá cây Han, chúng tôi được nghe những người lớn tuổi trong làng kể về chuyện loài cây đặc biệt này.

Đó là một loại cây thân gỗ, lá to bản, răng cưa. Đặc trưng của lá là chứa chất làm ngứa rất mạnh. Phương ngôn có câu: “Ngứa như phải lá Han”, khi chạm vào lá cả cơ thể sẽ bị phát ngứa, lở loét và buốt thấu da thịt. Lá thường mọc tại các bụi rậm, bờ sông.

Từ những năm 1945, để đối phó với giặc Pháp người dân Quảng Bị mang lá Han về trồng tại hàng rào, trước cửa nhà. Cụ Nguyễn Thị Hai, tại thôn Quảng Bị cho biết: “Từ thời xưa, bọn tay sai của giặc dưới xã Đồng Lệ, thường hay lên khu vực để vơ vét ăn trộm đồ dùng, lúa gạo, vật nuôi của dân. Hồi đó còn chưa có đèn điện gì, bà con chỉ còn cách mang cây lá Han về trồng để chống trộm.”

Cây Han được sử dụng để chống trộm.
Cây Han được sử dụng để chống trộm.

Từ những năm sau đó, lá Han trở thành vũ khí tối tân để bắt trộm và nó trở thành nỗi ám ảnh trong đời của nhiều kẻ đạo chích. Bác Nguyễn Văn Khang cho biết: “Nhiều kẻ trộm dính phải lá này, sống dở chết dở. Đấy cũng là một cách trừng phạt kẻ không làm mà chỉ rình mò tìm cách ăn trộm của người khác”.

Nhưng đằng sau tiện ích chống trộm của lá Han thì đó là những câu chuyện dở khóc dở cười. Bác Nguyễn Văn Khang chia sẻ: “Nhiều người lợi dụng lá cây Han mang ra để trả thù nhau. Có bà mẹ chồng khắc nghiệt còn dùng lá Han vụt vào người con dâu. Lá Han hồi ấy cũng đã từng làm đòn roi gây tan nát nhiều gia đình”.

Có nhiều người bị lá Han quật vào người bị ngứa đến sưng mủ, buốt lịm không chữa trị sớm mà tử vong. Lũ trẻ con trong xóm nghịch dại đẩy nhau vào cây Han mà phải cho đi cấp cứu. Đó là những lợi bất cập hại của lá Han mà người dân nơi đây phải gánh chịu.

Theo tương truyền nơi đây, lá Han còn là một loại cây chữa bệnh Trĩ bằng cách đắp lá trên đỉnh đầu. Mọi người cho biết loại lá này gây ngứa kịch liệt nhưng dùng chính nó đun trong nước sôi mang đi tắm lại chữa ngứa, một trong những bài thuốc lấy độc trị độc.

Ngày nay, người dân Quảng Bị không còn trồng cây lá Han nữa. Một phần vì trộm đã biết được cách đối phó với lá Han bằng cách đi bao tay, giày, mặc quần áo kín. Một phần tệ nạn trộm cắp không còn hoành hành như xưa, an ninh thôn, xã được đảm bảo. Người dân cũng ý thức và tự bảo vệ cuộc sống của mình hơn. Họ phá những bụi rậm, hàng rào lá Han thay vào đó là tường gạch, cổng sắt.

Lá Han giờ chỉ còn mọc tại bờ sông Đáy hay ở ven đê. Nó không còn hiện diện tại các hộ gia đình ở Quảng Bị nhưng câu chuyện của nó cũng như truyền thống chống trộm tại nơi đây vẫn được người dân tương truyền mãi.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Các loài chim ở Việt Nam

Tên Việt Nam Cu rốc đầu vàng Golden-throated Barbet Tên Khoa Học Megalaima franklinii Tên Việt Nam Gõ kiến vàng lớn Tên Khoa Học Chrysocolaptes lucidus Tên Việt Nam Chim manh Vân Nam Tên Khoa Học Anthus hodgsoni Tên Việt Nam Phường chèo lớn (Hồng Tước) Tên Khoa Học Coracina macei Tên Việt Nam Chim Uyên Ương (Hồng Tước Nhỏ Dalat) Tên Khoa Học Campephagidae tên Việt Nam Chim Ngũ Sắc (Silver-eared Mesia) Tên Khoa Học Leiothrix argentauris Tên Việt Nam Mi lang biang Tên Khoa Học Crocias langbianis King, Tên Việt Nam Khướu mào bụng trắng Tên Khoa Học Yuhina zantholeuca Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Bạc má họng đen ( Black-throated Tit ) Tên Khoa Học Aegithalos concinnus Tên Việt Nam Bạc má bụng vàng Tên Khoa Học Parus monticolus Tên Việt Nam Bạc má rừng hay bạc má mày vàng Tên Khoa Học Sylviparus modestus Tên Việt Nam Trèo cây huyệt h

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ