Chuyển đến nội dung chính

Cây Chóc máu - Salacia chinensis L.

Trong một nghiên cứu của mình ở Thừa Thiên Huế, ThS Mai Văn Phô ở Đại học Huế đã phát hiện ra cây Chóp mau, một loài có khả năng cung cấp dược liệu điều trị ung thư, ngay trên quê hương của mình, đất Huế thân yêu.

Cây Chóc máu tên khoa học là Salacia chinensis L.
Tên địa phương khác: Chóp máu, Chóp mào, Chóc máu tàu
Tên đồng nghĩa: Salacia prinoides (Willd.) DC.
Thuộc họ Chân danh (Celastraceae). 
Salacia chinensis - Loài cây có thể giúp chữa trị ung thư?
Mô tả hình thái: Đây là loại dây leo cao 1 - 2m, cành nhỏ có cạnh, màu đỏ nhạt, sau đen dần. Lá mọc đối, phiến hình bầu dục dài 5-11cm, rộng 3-5 cm, đầu hơi nhọn, mép nguyên hay có răng cưa, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu nâu, 6-7 đôi gân bên; lá kèm nhỏ. Hoa nhỏ, màu vàng nhạt, mọc 1-2 ở nách lá; cánh hoa cao 6mm, nhị 2, địa mật to. Quả mọc, hình lê, sau tròn dần, màu đỏ, cao 13-15mm chứa 1-2 hạt dài 8mm.
Phân bố: loài của Ấn Độ, Mianma, Trung Hoa, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam (yếu tố địa lý nhiệt đới châu Á). Ở Việt Nam đã từng phát hiện ở Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Ninh Bình, Quảng Trị, Quang Nam, Ninh Thuận, Đồng Nai tới Kiên Giang, An Giang.
Công dụng: mới chỉ ghi nhận ở Trung Hoa: loài này được dùng làm thuốc chữa phong thấp, đau nhức khớp xương, lưng cơ yếu và cơ thể gầy mòn.
Trong nghiên cứu của mình, thạc sĩ Mai Văn Phô ở trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, người có thâm niên nhiều năm nghiên cứu về thực vật học, đặc biệt là đặc điểm hệ thực vật, thảm thực vật của các khu vực trên đất Huế như Vườn Quốc gia Bạch Mã và các khu vực gò đồi khác, đã phát hiện ra loài này ở VQG Bạch Mã và mới đây nhất là ở hu vực đồi Cù Dù, cửa sông Bù Lu (xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc). Ở khu vực núi Kim Phụng, thôn Hải Cát (Hương Thọ, Hương Trà) người dân cũng đã phát hiện loài dược liệu này. theo các tin tức đã đưa thì loài này được xem là loài biệt dược có khả năng hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư, chóc máu đang được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu.
Đây sẽ là một nguồn tài nguyên quý giá nếu có những khảo cứu khoa học thực thụ nghiêm túc bởi các căn bệnh ung thư hiện nay vẫn là tứ chứng nan y. Trong thực vật dân tộc học, việc phát hiện ra một loài cây thuốc theo kiến thức bản địa mới chỉ là bước đầu, còn đòi hỏi nhiều thí nghiệm khác như việc nghiên cứu tác dụng dược lý, khả năng tinh chiết, sản xuất... và do đó, phải sau rất nhiều công đoạn loài cây đó mới thực sự được công nhận. Tuy nhiên, những nghiên cứu bước đầu của ThS Mai Văn Phô là rất đáng trân trọng, nó góp phần không nhỏ vào kho tàng kiến thức dân tộc và có thể, trong tương lai gần, nó sẽ mở ra một triển vọng mới trong công cuộc đấu tranh với bệnh tật, đặc biệt là căn bênh ung thư.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Các loài chim ở Việt Nam

Tên Việt Nam Cu rốc đầu vàng Golden-throated Barbet Tên Khoa Học Megalaima franklinii Tên Việt Nam Gõ kiến vàng lớn Tên Khoa Học Chrysocolaptes lucidus Tên Việt Nam Chim manh Vân Nam Tên Khoa Học Anthus hodgsoni Tên Việt Nam Phường chèo lớn (Hồng Tước) Tên Khoa Học Coracina macei Tên Việt Nam Chim Uyên Ương (Hồng Tước Nhỏ Dalat) Tên Khoa Học Campephagidae tên Việt Nam Chim Ngũ Sắc (Silver-eared Mesia) Tên Khoa Học Leiothrix argentauris Tên Việt Nam Mi lang biang Tên Khoa Học Crocias langbianis King, Tên Việt Nam Khướu mào bụng trắng Tên Khoa Học Yuhina zantholeuca Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Bạc má họng đen ( Black-throated Tit ) Tên Khoa Học Aegithalos concinnus Tên Việt Nam Bạc má bụng vàng Tên Khoa Học Parus monticolus Tên Việt Nam Bạc má rừng hay bạc má mày vàng Tên Khoa Học Sylviparus modestus Tên Việt Nam Trèo cây huyệt h

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ