Chuyển đến nội dung chính

Cây Lá Cách – Vọng Cách

LÁ CÁCH

Cây cách
-Tên gọi khác: Vọng cách, Cách biển.
-Tên tiếng Anh: Creek Premna
-Tên khoa học: Premna serratifolia L.
-Tên đồng nghĩa: Premna corymbosa (Burm. f.) Rottl. et Willd.; P.integrifolia L.; P. obtusifolia R. Br.; P. integrifolia var. obtusifolia (R. Br.) P'ei; Cornutia corymbosa Burm.

Phân loại khoa học

Bộ (ordo):Hoa môi (Lamiales).
Họ (familia):Họ Cỏ Roi ngựa (Verbenaceae).
Phân họ (subfamilia):Viticoideae 
Chi (genus):Premna
Loài (species):Premna serratifolia L.

Phân bố

Cây cách có nguồn gốc ở Châu Á, phát sinh từ Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Hiện nay cây cách phát triển rộng ở Châu Á, Châu Phi, Châu Úc và các đảo Thái Bình Dương.
Ở Việt Nam, cây cách mọc hoang và được trồng ở đồng bằng và vùng núi để lấy lá làm gia vị ăn gỏi cá. Rễ, lá có thể thu hái quanh năm. Lá lấy về, rửa sạch, phơi hay sấy khô hoặc sao vàng mà dùng làm thuốc.

Mô tả

-Thân: Là cây gỗ nhỏ thường cao 2-5 mét, phân nhánh nhiều, có khi mọc leo, thường có gai.
-Rể: Rể cọc, gồm rể cái và nhiều rể con ăn sâu vào đất.
-Lá: Có hình dạng và màu sắc rất thay đổi, hình trái xoan hay trái xoan bầu dục, gốc tròn hay hình tim, hơi bất xứng, chóp tù hay có mũi ngắn, dài tới 16 cm, rộng 12 cm hay hơn, rìa lá nguyên hoặc hơi khía răng ở phần trên, có ít lông ở dưới, nhất là trên các gân. Lá non có màu xanh nhạt, khi già màu xanh đậm.
-Hoa: Kích thước nhỏ, nhiều, màu trắng lục xám, họp thành ngù ở ngọn cây.
-Quả: Hình trứng, màu đen khi chín, rộng cỡ 3-4 mm, có 4 ô, mỗi ô chứa một hạt.
Cây cách thích nghi trên vùng nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Có thệ sống ngoài trảng nắng hay nơi có bóng râm nhẹ.

Thành phần hóa học

Toàn cây có mùi rất khó chịu nhưng lá có mùi thơm hơi hắc; còn rễ có vị đắng, nóng có mùi dễ chịu. Nó chứa một tinh dầu thơm và một chất màu màu vàng. Vỏ cây chứa 2 alcaloid là premnin và ganiarin. Premnin có tác dụng giống thần kinh giao cảm; nó làm giảm sức co của tim và làm dãn nở đồng tử.

Công dụng

a- Lá cách dùng như một loại rau
1-Dùng làm rau sống: Lá cách có mùi thơm hơi hắc, được trộn chung các loại rau sống khác. Lá cách sống thích hợp khi chấm mắm kho, cuốn với thịt nướng, thịt chiên, cá nướng. Đôi khi dùng làm rau nhúng lẩu.
2-Dùng làm rau luộc:Lá cách non dùng luộc chung với các loại rau khác làm tăng mùi thơm.
3-Dùng để xào: Lá cách non xắt nhuyễn dùng để xào với thịt trâu, bò, rắn, ếch, nhái, lươn… có khẩu vị rất ngon.

Ếch xào lá cách

Lươn um lá cách

b-Các bộ phận của cây cách dùng như bài thuốc
-Theo kinh nghiệm y học cổ truyền các nước Đông Nam Á dùng lá cách làm thuốc lợi thiểu, giải độc, trị ho, trợ tiêu hóa, lợi sữa, lợi kinh, trị kiết lỵ và thấp khớp. Liều dùng: cành lá khô 20 - 30 g (tươi 50 - 100 g) sắc uống.
-Cành Cách cỡ ngón chân cái, phơi héo rồi đun vào bếp than, đầu kia sẽ xì ra bọt nước, dùng để thoa lên vết chàm, dị ứng, vết lở loét và mụn nhọt cho mau lành.
-Ở Ấn Độ: Cây được dùng trị đau dây thần kinh, rễ dùng trị di chứng xuất huyết não. Lá được dùng trị cảm lạnh và sốt, trị đầy hơi và dùng dưới dạng xúp làm thuốc lợi tiêu hoá, gây trung tiện.
-Ở Indonesia: Người ta còn dùng cây trị bệnh đau gan, đau dạ dày và làm thuốc hạ nhiệt.
-Theo các nghiên cứu khoa học, thân, cành, lá Cách chứa alcaloid: premnin, granimin có tính cường giao cảm thần kinh, nghĩa là làm co mạch, tăng huyết áp, tiết nước bọt, nở đồng tử, tăng nhu động ruột, nở khí quản…cho nên khi uống nước sắc cành, lá Cách bạn cảm thấy hưng phấn, hết mệt mỏi, ăn ngon miệng và khỏe ra...
Tuy nhiên, mặc dù những nghiên cứu về độc tính cho thấy với liều uống 2 g trích tinh lá cách/kg cơ thể súc vật thí nghiệm không gây ngộ độc nào, nhưng ta chỉ nên dùng thuốc từ vài ba ngày đến vài tuần để trị bệnh rồi nghỉ chứ đừng uống thường xuyên có thể gây cao huyết áp, vì cây có tính cường trực giao cảm thần kinh.
-Tác dụng cường giao cảm thần kinh này của cây Cách cũng giải thích công dụng làm thuốc lợi sữa, lợi kinh, trị nhức mỏi, thấp khớp trong kinh nghiệm dân gian.
-Nước sắc cây Cách cũng có tính kháng sinh mạnh trong việc chống nhiễm trùng đường ruột, ngộ độc thực phẩm, lỵ trực trùng. Nước sắc đặc bôi mụt, nhọt ngoài da.
-Theo Y học cổ truyền Việt Nam, lá cách có vị ngọt, nhấn, tính mát, có tác dụng trợ tỳ can, mát gan, sáng mắt, tiêu độc, lợi tiểu. Rễ thông kinh mạch, tán ứ kết tê bại, lợi tiêu hoá.
-Từ năm 2008 các nhà khoa học thuộc Viện dược liệu, Viện khoa học công nghệ đã phối hợp cùng 2 trường Đại học Y và Dược Hà Nội tiến hành đề tài “Nghiên cứu tác dụng chống viêm của cao lỏng lá vọng cách trên thực nghiệm”, “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây vọng cách thu hái ở Nam Định” (là Luận án tiến sỹ dược học Nguyễn Thị Bích Hằng – năm 2010).
Đây là những bằng chứng khoa học đầu tiên về tác dụng sinh học của loài cây này. Kết quả các nghiên cứu trên cho thấy lá vọng cách có tác dụng bảo vệ gan, chống viêm và giảm đau trên mô hình thực nghiệm với chuột. Cao lỏng lá vọng cách làm giảm men gan ALT, biểu hiện tổn thương gan giảm.
Kết quả của nghiên cứu này cũng đồng nhất với tác dụng bảo vệ gan.

Một số bài thuốc từ cây cách

1-Bài thuốc chỉ định và phối hợp: Được dùng trị phù do gan, xơ gan và trị lỵ. Còn dùng trị thấp khớp và làm thuốc lợi sữa. Ngày dùng 8-12g lá, đọt cây; rễ dùng với liều ít hơn ( theo Y học cổ truyền Việt Nam).
2-Chữa lỵ: Dùng lá Cách tươi 30g, giã nát, thêm nước sôi để nguội vào khuấy đều, vắt nước, thêm tí đường cho ngọt mà uống. Ngày dùng 30-40ml. Trẻ em dùng nửa liều của người lớn. Cũng có thể dùng lá khô với liều 10-15g mỗi ngày, sắc uống ( theo Y học cổ truyền Việt Nam).
3-Hậu sản vàng da: Dùng lá Cách phối hợp với thân, lá cây Nhân trần và thân, lá cây Cối xay, liều lượng bằng nhau 12g sắc nước uống ( theo Y học cổ truyền Việt Nam).
4-Chửa phong tê, thấp khớp,lợi sữa cho phụ nữ sinh con: Lá cách được dùng dưới dạng sắc uống. Mỗi ngày dùng 30-40g lá tươi hoặc 15-20g lá rễ (theo Y học cổ truyền  Ấn Độ).
5-Giải độc bia, rượu: Ăn nhiều lá cách non hoặc luộc, xào có tác dụng giải độc bia, rượu (theo kinh nghiệm dân gian Nam Bộ).

Lưu ý! Do tác dụng giả rượu, bia nên khi nhậu với đặc sản xào lá cách có thể làm tăng đô!Cây Lá Cách – Vọng Cách


Đặc điểm:

- Thuộc họ thân gỗ lùn, tuổi thọ bền. Giống này hầu như không kén đất trồng, chịu được các điều kiện khắc nghiệt. Cây trưởng thành cao tối đa 3m, tàn tối đa 2,5m. Phát triển bình thường kể cả những nơi râm mát.
- Trái chín màu đen sậm mọc theo từng chùm.
- Giống này chủ yếu dùng lá để làm các món ăn dân giang.
- Cây lá cách trồng chậu được. Vì là giống trồng ăn lá nên cách trồng rất đơn giản, không cần chậu lớn.

Giới thiệu:
Trong các thứ rau dân dã, lá cách là loại rau được người dân miệt vườn ưa thích nhất, là món ăn khoái khẩu không thể thiếu trong bữa tiệc bánh xèo, cá lia thia kho lạt cuốn bánh tráng hay cuốn mắm sống ăn với khoai lang,...

Lá cách mọc nhiều ở ven sông, kênh rạch, nơi bãi bồi hoặc xen lẫn trong vườn cây, là loại thân mộc, có thể gieo trồng bằng hạt hoặc giâm bằng hom. Chúng phát triển rất nhanh, cây càng to, càng nhiều cành thì mới cho nhiều lá non, đó chính là những lá người ta dùng để ăn sống.

Cây cách gắn liền với cuộc sống của người dân Nam bộ với các món ăn được sáng tạo từ thời khai hoang, mở đất. Người ta thường dùng lá cách non xào với xác đậu nành, món ăn mộc mạc của những người nghèo thế mà ngon không chỗ nào chê, nó vừa no bụng vừa là món ăn bổ dưỡng. Để chế biến món ăn này, chúng ta nạo một trái dừa khô, vắt lấy nước cốt cho vào chảo đun sôi, sau đó tùy theo khẩu phần mà cho xác đậu nành và giá đậu vào, nêm nếm muối, bột ngọt cho vừa ăn, tiếp tục xào cho ráo nước, cuối cùng mới cho lá cách xắt nhuyễn vào xào sơ vài bận thì nhắc xuống dùng nóng với nước tương hoặc nước mắm ớt đều được. Xác đậu nành là thứ người ta bỏ đi sau khi xay lấy hết nước cốt, thường người ta đem cho heo ăn, nhưng đối với những người dân nghèo quê lại là món ăn ngon vào những lúc sum họp gia đình khi biết khéo léo kết hợp nó với loại lá cách đặc trưng. Mùi thơm của lá cách, vị béo của xác đậu và nước cốt dừa cộng với chút nước tương cay cay tan trên lưỡi, ta ăn mà nghe ngây ngất hương quê.

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, người dân quê thường hay đổ bánh xèo để cúng gia tiên và thết đãi con cháu. Chộn rộn nhất vẫn là tìm sao cho được rổ rau vườn với đủ thứ cải trời, cơm nguội, lá lụa, rau má, đọt sộp,... gì thì gì nhưng nếu thiếu lá cách coi như món bánh xèo giảm đi một phần ba sự hấp dẫn. Cao cấp hơn có món cá lia thia kho lạt, nếu cuốn bánh tráng mà rau sống đi kèm không có lá cách thì phần thi vị giảm đi mấy lần. Khoai lang mắm sống cuốn lá cách là món ăn đặc sản nổi tiếng của vùng sông nước Cửu Long.

Khoai lang luộc xong bóc bỏ vỏ, cặp với một con mắm sống (thường là cá trèn, cá linh, cá sặt,...), rắc chút dừa nạo (loại dừa rám đã cứng vỏ nhưng chưa khô) cùng một nhúm rau cải các thứ và lá cách là có ngay miếng ngon khai vị trong bữa nhậu.

Cây cách dễ trồng nên hầu như nó có mặt ở khắp vùng nông thôn và hiện nay thì nó được xem như thứ rau đặc sản của vùng đồng bằng. Người ta bẻ những nhánh non đem ra chợ bán, có khi giá tăng vọt lên 10.000 đến 15.000 đồng/kg, nhưng không phải lúc nào cũng có. Những gì thuộc về của hiếm thì tự nhiên trở thành đặc sản và người ta rất quí trọng, cho nên trong việc khai thác họ cũng rất cẩn thận chăm chút, bẻ cành không dám bẻ sâu sợ cây chết. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm miệt vườn, hái lá cách phải bẻ luôn nhánh, bẻ càng sâu bao nhiêu thì chúng nẩy chồi nhiều bấy nhiêu, do đó sẽ cho ra nhiều đọt non hơn.
Cây Lá Cách – Vọng Cách


Phát hiện mới về tác dụng bảo vệ gan do bia rượu của cây Vọng Cách


Nhắc đến Vọng cách người ta thường nghĩ ngay tới thú chơi cây cảnh. Vọng cách có sức sống mãnh liệt so với các loài cây hoang dại khác. Chắc vì thế mới có câu “Nhất tường vi nhì vọng cách”. Lá vọng cách làm thơm thêm hương vị của nhiều món nướng, xào, thịt bò nướng lá cách, rắn xào lá cách. Trong mọi thứ rau làm “bì”, vọng cách gói ghém cả một thế giới ẩm thực đồng quê. Cái mùi hăng hăng, nhân nhẩn của nó làm cho thịt, giá, tép trong nhân bánh thơm tho, đậm đà hẳn lên. Vọng cách còn có nhiều tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh về gan do bia rượu. Chẳng thế mà trong bữa tiệc của cánh đàn ông bia rượu không thể thiếu thứ lá này.

Cây Lá Cách – Vọng Cách
 


Ở nước ta Vọng cách mọc hoang ở nhiều nơi. Vọng cách là một cây nhỏ, lá mỏng, hình dáng thay đổi, khi thì hình trứng dài, khi thì hình hơi bầu dục. Hoa nhiều, nhỏ, màu xanh lục nhạt, mọc thành ngù ở đầu cành. Quả hình trứng màu đen nhạt, to bằng hạt đậu, có 4 ngăn, mỗi ngăn chứa một hạt. Lá Vọng cách được dân ở vùng Nam Định dùng phổ biến để ăn gỏi cá và chữa lỵ, tiêu hóa kém, viêm gan. Rễ dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, sốt, chữa bệnh về gan, tiểu đường… Xuất phát từ kinh nghiệm sử dụng Vọng cách trong dân gian, từ năm 2008 các nhà khoa học thuộc Viện dược liệu, Viện khoa học công nghệ, phối hợp cùng 2 trường Đại học Y và Dược Hà nội đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu tác dụng chống viêm của cao lỏng lá vọng cách trên thực nghiệm” (năm 2008), “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây Vọng cách thu hái ở Nam Định” (Luận án tiến sỹ dược học Nguyễn Thị Bích Hằng – năm 2010). Đây là những bằng chứng khoa học đầu tiên về tác dụng sinh học của cây Vọng cách.Kết quả các nghiên cứu trên cho thấy lá vọng cách có tác dụng bảo vệ gan, chống viêm và giảm đau trên mô hình thực nghiệm với chuột. Cao lỏng lá Vọng cách làm giảm men gan ALT, biểu hiện tổn thương gan giảm so với lô chứng bệnh lý, mật độ gan mềm hơn, gan bị bạc màu ít hơn, các điểm tổn thương cũng ít hơn. Trong mô hình gây viêm, cao lỏng lá Vọng cách giảm phù, giảm lượng dịch rỉ viêm, giảm hàm lượng protein và bạch cầu trong dịch rỉ viêm so với lô chứng. Kết quả của nghiên cứu này cũng đồng nhất với tác dụng bảo vệ gan, đặc biệt trước các tổn hại gây ra bởi bia rượu mà vọng cách đang được sử dụng trong dân gian (st)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Các loài chim ở Việt Nam

Tên Việt Nam Cu rốc đầu vàng Golden-throated Barbet Tên Khoa Học Megalaima franklinii Tên Việt Nam Gõ kiến vàng lớn Tên Khoa Học Chrysocolaptes lucidus Tên Việt Nam Chim manh Vân Nam Tên Khoa Học Anthus hodgsoni Tên Việt Nam Phường chèo lớn (Hồng Tước) Tên Khoa Học Coracina macei Tên Việt Nam Chim Uyên Ương (Hồng Tước Nhỏ Dalat) Tên Khoa Học Campephagidae tên Việt Nam Chim Ngũ Sắc (Silver-eared Mesia) Tên Khoa Học Leiothrix argentauris Tên Việt Nam Mi lang biang Tên Khoa Học Crocias langbianis King, Tên Việt Nam Khướu mào bụng trắng Tên Khoa Học Yuhina zantholeuca Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Bạc má họng đen ( Black-throated Tit ) Tên Khoa Học Aegithalos concinnus Tên Việt Nam Bạc má bụng vàng Tên Khoa Học Parus monticolus Tên Việt Nam Bạc má rừng hay bạc má mày vàng Tên Khoa Học Sylviparus modestus Tên Việt Nam Trèo cây huyệt h

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ