Chuyển đến nội dung chính

Cây nụ áo giúp giải độc, hoạt huyết tuyệt vời-Solanum nigrum L.

Lu lu đực còn có tên khác là nụ áo, thù lu đực, cà đen, long quỳ. Tên khoa học: Solanum nigrum L. họ cà (Solanaceae). Lu lu đực là loại cỏ dại; cành và lá làm thức ăn gia súc và phân xanh, là cây mọc hoang, tập trung ở ruộng ngô, đậu và bãi hoang. Bộ phận dùng làm thuốc là thu hái toàn cây, phơi hay sấy khô hoặc ngọn non làm thức ăn. Về thành phần hóa học, lá lu lu đực chứa solamargin, solasonin, riboflavin, acid nicotinic, acid citric, acid ascobic; protein, chất béo, chất khoáng, các hợp chất
Theo Đông y, lu lu đực có vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tan ứ huyết, tiêu viêm, tiêu thũng. Y học cổ truyền phương Đông dùng lu lu đực làm thuốc chữa cảm sốt, viêm phế quản, nhiễm khuẩn hô hấp, viêm họng, viêm đường tiết niệu, viêm thận cấp, viêm tuyến tiền liệt, tiểu tiện khó khăn; vẩy nến, lở loét ngoài da, bỏng, vết sưng tấy, chín mé, áp-xe. Liều dùng 10 - 15g dạng thuốc sắc. Do toàn cây có chất độc, đặc biệt quả, nên dùng phải thận trọng.
Lu Lu đực được dùng làm thuốc chữa các bệnh như sau:
Chữa viêm phế quản cấp, viêm họng: lu lu đực 30g, cát cánh 10g, cam thảo 4g. Sắc uống.
Chữa tiểu tiện không thông, phùthũng, gan to: lu lu đực 40g, mộc thông 20g, rau mùi 20g. Sắc uống. Có thể dùng toàn cây rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống; hoặc ngọn non 50 - 100g luộc ăn trong ngày.
Chữa sốt:bột rễ lu lu đực 100g, bột rễ ké hoa vàng 100g, hạt tiêu đen 2,5g. Làm thuốc bột. Mỗi lần uống 3 - 5g.
Chữa bỏng nhẹ, vẩy nến:ngọn non hoặc lá, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước bôi. Hoặc dùng toàn cây nấu lấy nước, cô thành cao mềm (cao long quỳ) để bôi chữa vảy nến hay trĩ.
Chữa vết thương đụng giập, sưng tấy, ứ máu, đau nhức:giã nát 80 - 100g cây tươi, thêm ít giấm, ép lấy nước để uống, bã đắp chỗ đau. 
Theo y học cổ truyền,  có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, hoạt huyết, tiêu thũng.
Theo y học cổ truyền, cây nụ áo có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, hoạt huyết, tiêu thũng. Dùng để chữa đinh nhọt đơn độc, viêm khí quản mạn tính, viêm thận cấp tính, bị ngã đánh sai khớp chấn thương…
Cây nụ áo còn có tên là long quỳ, khổ thái, khổ quỳ, gia cầu, thiên già tử… Là loài cỏ mọc hằng năm, thân nhẵn hoặc có ít lông, cao 50-80cm, có nhiều cành. Lá hình bầu dục, mềm, nhẵn, dài 4-15cm, rộng 2-3cm. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành tán nhỏ có cuống ở kẽ lá. Quả hình cầu, đường kính 5-8mm, lúc đầu màu lục, sau vàng và khi chín có màu đen tím.Hạt dẹt, hình thận, nhẵn, đường kính chừng 1mm.
19 1437359274349 cây nụ áo giải độc, hoạt huyết
Lá ngọn cây nụ áo có thể sử dụng làm thuốc và rau ăn
Cây mọc hoang khắp nước ta, thường thấy ở các bãi hoang, vườn ruộng khô, hai bên đường.Một số địa phương dùng cây này làm rau ăn, nhưng phải nấu chín.Khi chế biến phải chần qua nước sôi. Bộ phận dùng làm thuốc thu hái toàn cây phơi hay sấy khô, tuy nhiên quả không dùng vì có độc.
Một số  thường dùng:
Bài 1: Chữa bong gân sưng đau: Lấy lá nụ áo tươi một nắm, hành trắng để liền cả rễ 7 củ, thêm chút men rượu, giã nát, đắp lên chỗ bong gân rồi băng cố định lại, ngày thay thuốc 1-2 lần.
Bài 2:Chữa tiểu tiện không thông, phù thũng do gan yếu:Cây nụ áo khô 15g, mộc thông 15g, rau mùi 20g. Tất cả cắt khúc, rửa sạch cho vào ấm đổ 700ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày 1 liệu trình.
Bài 3:Hỗ trợ điều trị viêm khí quản mạn tính ở người cao tuổi:Cây nụ áo tươi 30g, cát cánh 9g, cam thảo 3g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc nhỏ lửa còn 300ml, chia thành 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình kéo dài 10 ngày, giữa các liệu trình nghỉ dùng thuốc 5-7 ngày.
Bài 4:Chữa vết thương bầm tím, sưng đau do va đập, ngã:Dùng cả cây nụ áo tươi 80g, giã nhỏ, thêm một chút giấm, vắt lấy nước cốt uống, còn bã dùng đắp lên chỗ sưng đau bầm tím.
Bài 5: Chữa khí hư bạch đới ở phụ nữ: Dùng cây nụ áo, hoa mào gà trắng, quán chúng mỗi vị 30g. Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc nhỏ lửa còn 200ml nước, sắc 3 lần thuốc, bỏ bã, dùng nước thuốc nấu với 200g thịt lợn nạc thành món canh, chia ra 2 lần ăn trong ngày. 15 ngày một liệu trình.
19 1 1437359274321 cây nụ áo giải độc, hoạt huyết
Không dùng quả nụ áo vì có độc.
Bài 6:Hỗ trợ điều trị lỵ: Dùng lá nụ áo khô 25-30g (nếu là lá tươi tăng gấp đôi liều lượng). Rửa sạch, cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml thêm chút đường trắng, chia 2 lần uống trong ngày.10 ngày một liệu trình.
Bài 7: Chữa cảm sốt, sưng họng:Cây nụ áo tươi 20-30g, rửa sạch, giã nát, thêm chút nước đun sôi để nguội vào, vắt lấy nước cốt, chia 2 lần uống trong ngày. 5 ngày 1 liệu trình.Hoặc có thể dùng rễ nụ áo 100g, rễ ké hoa vàng 100g, hạt tiêu đen 2,5g, mỗi lần uống 3 – 5g.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Các loài chim ở Việt Nam

Tên Việt Nam Cu rốc đầu vàng Golden-throated Barbet Tên Khoa Học Megalaima franklinii Tên Việt Nam Gõ kiến vàng lớn Tên Khoa Học Chrysocolaptes lucidus Tên Việt Nam Chim manh Vân Nam Tên Khoa Học Anthus hodgsoni Tên Việt Nam Phường chèo lớn (Hồng Tước) Tên Khoa Học Coracina macei Tên Việt Nam Chim Uyên Ương (Hồng Tước Nhỏ Dalat) Tên Khoa Học Campephagidae tên Việt Nam Chim Ngũ Sắc (Silver-eared Mesia) Tên Khoa Học Leiothrix argentauris Tên Việt Nam Mi lang biang Tên Khoa Học Crocias langbianis King, Tên Việt Nam Khướu mào bụng trắng Tên Khoa Học Yuhina zantholeuca Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Bạc má họng đen ( Black-throated Tit ) Tên Khoa Học Aegithalos concinnus Tên Việt Nam Bạc má bụng vàng Tên Khoa Học Parus monticolus Tên Việt Nam Bạc má rừng hay bạc má mày vàng Tên Khoa Học Sylviparus modestus Tên Việt Nam Trèo cây huyệt h

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ