Họ Bần có 6 loài ở VN trong đó hết 5 loài là gặp ở vùng rừng ngập mặn hoặc bờ sông có thủy triều, cây có rễ khí sinh thường dùng làm nút chai.
1. Sonneratia caseolaris (L.) Engl. : Bần chua
Cây Bần này thường gặp nhất ven sông, trái chín ăn được, rất chua. Loài Đom đóm thường hay đậu trên lá Bầnban đêm, chớp tắt trông rất đẹp như cây Thông Noel, nhưng cảnh tượng tuyệt vời này bây giờ cũng hiếm gặp vì con Đom đóm bây giờ còn rất ít do ruộng vườn rải thuốc trừ sâu nhiều quá nên ấu trùng Đom đóm (sống dưới đất) không còn!!!
Trái
2. Sonneratia ovata Bak. : Bần trứng, Bần ổi
trái của loài Bần này có đài cong ôm chặt
Loài dưới này có lá giống bần trứng, nhưng trái có đài xoè ra không rõ có phải là (Sonneratia alba ?) : Bần trắng hay không?
hoa
Ads by OnlineBrowserAdvertisingAd Options
Trái
3. Duabanga grandiflora (Roxb. ex DC.) Walp. : Phay, Bần bằng lăng
Loài này không mọc ở rừng ngập mặn mà lại mọc trên núi, dọc theo các khe suối. Tôi có gặp loài cây này ở Bảo Lộc, Đà Lạt đến tận Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang.
Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia thì hiện nay các nhà phân loại thực vật lại xếp cây này vào họ Bằng Lăng Lythraceae
Hình cây chụp ở Sơn La
hoa và trái (trái trông giống trái Bằng lăng hơn là trái Bần )
hoa phóng to
Nhận xét
Đăng nhận xét