Chuyển đến nội dung chính

CÂY MƯỚP SÁT - Cerbera odollam Gaertn

Còn gọi là sơn dương tử, hải qua tử, da krapur (Cămpuchia).

Tên khoa học Cerbera odollam Gaertn, (Cerbera manghas L., Tanghinia odolỉam G. Don).
Thuộc họ Trúc đào Apocynaceae.
 1. Cây mướp sát vàng Cerbera odollamhttp://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/dc/Cerbera_odollam.jpghttp://us.123rf.com/450wm/kongsky/kongsky1112/kongsky111200016/11409252-cerbera-oddloam-fruit-on-tree.jpg
 2. Mướp sác hường Cerbera manghashttp://static.panoramio.com/photos/large/80418409.jpg http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/db/Cerbera_manghas_flower.jpg
A.Mô tả cây
Mướp sát là một cây nhỡ hay to, cao chừng 4-6m, cành thô, to, vỏ xù xì, dày, có gỗ mềm, toàn thân có nhựa mủ trắng. Lá mọc so le nhưng hay tập trung ở đầu cành, hình thuôn dài, nhọn ở đầu và ở phía cuống, mặt trên bóng, phiến lá dài chừng 10-15cm, rộng
2-4cm. Hoa trắng, rất thơm, mọc thành xim tận cùng với rất nhiều nhánh. Quả hạch, màu đỏ, to bằng quả trứng gà hay hơn. Khi quả còn tươi có thịt dày, xốp, màu xám nhạt, hoặc nâu nhạt hay hơi hồng. Trong hạch có hai hình bán cầu, mặt ngoài khum tròn, mặt trong phẳng và hơi lõm, vỏ hạt cứng, hai lá mầm không đều, ôm vào nhau. Mùa hoa: Từ tháng 2 đến tháng 10.
B.Phân bố, thu hái và chế biến
Thường mọc hoang tại những vùng ẩm thấp và nhất là tại vùng ven biển miền Trung, miềm Nam và Câmpuchia. ít gặp ở miền Bắc và Lào. Còn mọc ở Trung Quốc (Hải Nam, Đài Loan), Ấn Độ, châu Úc. Người ta hái quả chín về, đãi bỏ thịt lấy hạt ép dầu và nhân dùng làm nguyên liệu chế thuốc chữa bệnh tim.
C.Thành phần hoá học
Toàn thần cây chứa một chất nhựa màu trắng, khi gặp axit sẽ cho màu xanh lục. trong nhựa có 22% cao su kết hợp với nhiểu chất khác nhưng không chứa xecberin (cerberin).
Hạt chứa 53-57% dầu, trong, không khô màu vàng tươi đẹp, đốt cháy sáng và có mùi gần như mùi hạt dẻ: Ngoài ra, trong hạt còn chứa một glucoit có tinh thể không màu gọi là xecberin. Theo E. Perrot, có tác giả đã xác định công thức thô là nhưng lại là một thứ bột không có tinh thể, màu vàng, tan trong nuớc, độ chảy l91-1920C. Tỷ lệ xecberin là 0,08%-0,16%, xecberin đã được Vrij chiết xuất ra lần đầu tiên và được Zotos và Plugge nghiên cứu. Theo các tác giả này, xecberin không giống tevetin (thevetin) có trong hạt thống thiên (Thevetia neriifolia). Khi thủy phân bằng axit loãng, ta sẽ được xecberetin (cerberetin), C19H2404 màu vàng (theo Hamon và Oudemans).
Ngoài xecberin, Schen và Steldt (1942), còn chiết xuất từ hạt ra một glucozit nữa gọi là xecberozit (ccrberosid).
Theo Freres Jacques (1948, Comp. Rend Acad. Sà., 226: 835-837), khi thủy phân xecberin sẽ cho xecberigenin giống như ievegenin (thevegenin) và xecberoza (cerberose) giống như tevetoza (thevetose) là những chất do tevetin thủy phân ra. Vậy theo tác giả này thì xecberin với tevetin như nhau.
D.Tác dụng dược lý
Nhựa mủ. Có tác giả (Pierre) cho rằng nhựa mủ hơi độc, nhưng Greshoff lại cho là không độc, vì Altheer đã cho chó ăn tới 32g mà không chết. Theo Dymock, Warden và Hooper thì nhựa mủ có tác dụng tẩy mạnh.
Hạt rất độc do chất glucozit xecberìn. Xecberin với liều vừa có tác dụng bổ tim, liều quá độc sẽ gây suy tim.
Dầu hạt bản thân không độc, nhưng do những tạp chất kèm theo nên độc.
E.Công dụng và liều dùng
Cây mướp sát ít được dùng làm thuốc ở Việt Nam. Thường người ta chỉ dùng để đầu độc. Nhưng ở các nước khác, người ta dùng nhiều bộ phận của cây mướp sát.
Tại Philipin và Tan Calêđôni, người ta dùng hạt để duốc cá.
Vỏ cây mướp sát dùng làm thuốc tẩy. Có nơi dùng lá. Nhưng nên chú ý vì độc. Không nên dùng bừa bãi.
Theo Cooke, nhân dân Miến Điện dùng dầu mướp sát làm dầu thắp đèn, bôi lên da chữa ngứa hoặc bôi lên tóc trừ chấy.
Cây có chất độc. Cần chú ý cẩn thận.
 Cây mướp sát được xếp vào nhóm cây độc vì trong hạt có chứa các chất cerberin, cerberosid, neriifolin, thevetin rất độc đối với tim, có khả năng gây tử vong. Loại trái độc này có thể gây chết người từ 3 - 6 giờ sau khi ăn phải. Nhựa mủ của cây có tác dụng tẩy mạnh. Ăn phải hạt mướp sát có triệu chứng ngộ độc tương tự như ngộ độc lá trúc đào. Các triệu chứng xuất hiện sau khi ăn 10 - 15 phút, gồm: buồn nôn, đau bụng, nôn ói dữ dội, tiêu chảy sau đó mệt lả. Các triệu chứng thần kinh gồm: nhức đầu, lơ mơ, lú lẫn. Hệ tim mạch thường bị ảnh hưởng nhiều nhất gây rối loạn nhịp tim nghiêm trọng, nhịp tim chậm lại, không đều, trụy tim mạch, tụt huyết áp gây tử vong nhanh nếu không xử trí kịp thời.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươ...

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng...

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .