Chuyển đến nội dung chính

Cây lấy gỗ

Gỗ nhóm 1 ở Việt Nam là những loại gỗ quý. Tiêu chuẩn chính của các loại gỗ trong nhóm này là gỗ có màu sắc, vân thớ đẹp, hương vị thơm và rất khan hiếm, có giá trị kinh tế cao nhất. Các loại gỗ trong nhóm này thường dùng làm đồ mỹ nghệ, gỗ lạng, hàng mộc chạm khảm, ván sàn đặc biệt,...

Nhóm này ở Việt Nam có 41 loài:
TT Tên phổ thông Danh pháp khoa học Tên gọi khác
1 Bằng lăng cay Lagerstroemia calyculata Pierre ex Laness. Bằng lăng ổi, thao lao,Bằng lăng cườm
2 Cẩm lai Dalbergia oliveri Gamble ex Prain[1] Cẩm lai bộng, cẩm lai mật, trắc lai
3 Cẩm lai Bà Rịa Dalbergia bariensis Pierre[1]
4 Cẩm lai Đồng Nai Dalbergia dongnaiensis Pierre[1]
5 Cẩm liên Shorea siamensis Miq. Cà gần
6 Cẩm thị Diospyros siamensis Warb
7 Giáng hương Pterocarpus pedatus (Pierre) Gagnep.[2]
8 Dáng hương căm-bốt Pterocarpus cambodianus Pierre[2]
9 Dáng hương mắt chim Pterocarpus indicus Willd. Giáng/dáng hương Ấn
10 Dáng hương quả lớn Pterocarpus macrocarpus Kurz[2]
11 Du sam Keteleeria davidiana (Bertrand) Beissner[3] Ngô tùng, du sam đá vôi
12 Du sam Cao Bằng Keteleeria calcarea W.C. Cheng et L.K.Fu[3]
13 Gõ đỏ Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib Hồ bì, cà te
14 Gụ Sindora maritima Pierre
15 Gụ mật Sindora siamensis Teijsn. ex Miq. Gõ mật
16 Gụ lau Sindora tonkinensis A.Chev ex K. et S.S. Larsen Gõ lau, gụ, gõ dầu, gõ sương
17 Hoàng đàn rủ Cupressus funebris Endl. Hoàng đàn liễu, ngọc am]]
18 Huệ mộc Dalbergia sp???
19 Huỳnh đường Dysoxylon loureirii (Pierre) Pierre
20 Hương tía? Pterocarpus sp???
21 Lát hoa Chukrasia tabularis A. Juss.
22 Lát da đồng Chukrasia sp
23 Lát chun Chukrasia sp
24 Lát xanh Chukrasia var. quadrivalvis Pell?
25 Lát lông Chukrasia var. velutina King?
26 Mạy lay Sideroxylon eburneum A. Chev.
27 Mun sừng Diospyros mun A. Chev. ex Lecomte Mun
28 Mun sọc Diospyros sp???
29 Muồng đen Senna siamea (Lam.) H.S.Irwin et Barneby
30 Pơ mu Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry & H.H.Thomas
31 Sa mu dầu Cunninghamia konishii Hayata Sa mộc Quế Phong, thông mụ Nhật
32 Sơn huyết Melanorrhoea laccifera Pierre Sơn tiêu, sơn rừng
33 Sưa Dalbergia tonkinensis Prain Trắc thối
34 Thông ré Pinus krempfii Lecomte Thông lá dẹt
35 Thông tre Podocarpus neriifolius D.Don Bách niên tùng
36 Trai(Nam Bộ) Fagraea fragrans Roxb. Trai, vàng dành
37 Trắc Dalbergia cochinchinensis Pierre[4] Cẩm lai nam
38 Trắc đen Dalbergia nigra Allem. ex Benth.
39 Trắc căm-bốt Dalbergia cambodiana Pierre[4]
40 Trắc vàng Dalbergia cultrata Graham. ex Benth. Trắc dạo, cẩm lai]]
41 Trầm hương Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte. Trầm, gió bầu

  1. Gõ nước, Bần ôi - Intsia bijuga (Colebr.) O. Ktze (Afzelia bijuga (Colebr.) A. Gray), thuộc họ Ðậu - Fabaceae.
    Gõ nước
    Gõ nước
    Mô tả: Cây gỗ cao tới 40m, có bạnh vè 2x 2m. Vỏ xám, nhánh nhẵn. Lá kép lông chim chẵn, dài 7-16cm, có 2-4 lá chét mọc đối hay gần mọc đối, hình bầu dục rộng, tròn ở 2 đầu, dai, lượn sóng ở mép, dài 8-15cm, rộng 5-10cm. Hoa xám hay trăng trắng, thành ngù nhiều chùm. Quả đậu dai, mỏng, dày ở mép, nhẵn, dài 15-20cm, rộng 5cm. Hạt hình mắt chim, đường kính 25mm, màu nâu, bao bởi nạc.
    Hoa tháng 2-5, quả tháng 5-10.
    Bộ phận dùng: Quả - Fructus Intsiae.
    Nơi sống và thu hái: Loài này phân bố dọc theo các bờ biển của Ấn Độ dương và Thái Bình Dương, từ Madagasacar tới Polynêdi, trong các rừng lầy, rừng ẩm, ở sau rừng sác, trên các đảo san hồ, tới độ cao 600m. Ở nước ta, chỉ gặp ở Sông Bé, thành phố Hồ Chí Minh, Côn Ðảo và đảo Phú Quốc.
    Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả có vị chua, ăn được, có tác dụng nhuận tràng. Gỗ tốt dùng làm đồ mỹ nghệ, dùng trong xây dựng, làm cột điện.
  2. mật, gõ đen - Sindora siamensis Tejsm. ex Miq. var. siamensis (S. cochinchinensis H.Baill.) thuộc họ Ðậu - Fabaceae.
    Gõ mật
    Gõ mật
    Mô tả: Cây gỗ cao 30-35m. Lá kép lông chim chẵn, có 2-4 đôi lá chét mọc đối, hình trái xoan, tù ở gốc, tròn hay lõm ở chóp, dai, mặt trên có ít lông, mặt dưới có nhiều lông, dài 5-10cm, rộng 25-55mm, có gân lồi lên ở mặt dưới. Hoa thành chuỳ ở ngọn hay thành chùm ở nách lá. Quả đậu hình mắt chim, đường kính 6cm, phẳng, phủ nhiều gai nhọn, thẳng, dài 3-5mm. Hạt đơn độc, dài 10-12mm, rộng 10-11mm, có một cán noãn dài 15-18mm, rộng 18mm. Hình nón ngược.
    Hoa tháng 3-6, quả tháng 6-2.
    Bộ phận dùng: Vỏ cây - Cortex Sindorae Siamensis.
    Nơi sống và thu hái: Thứ này phân bố ở các vùng thấp của Thái Lan, Campuchia, Nam Việt Nam; ít gặp hơn ở Lào và bán đảo Malaixia. Ở nước ta, cây mọc thông thường trong rừng thưa cây họ dầu và trong rừng đã khai thác, thường không lên quá 500m ở Ðắc Lắc, Ninh Thuận và Sông Bé.
    Tính vị, tác dụng: Vỏ đắng chát, làm săn da.
    Công dụng, chỉ định và phối hợp: Gỗ rất tốt dùng trong xây dựng, làm chày giã gạo. Vỏ dùng nhuộm lưới đánh cá. Quả dùng ăn với trầu. Ở Campuchia, vỏ được dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác trị ỉa chảy và lỵ. Còn dùng trị viêm phế quản. Người ta lấy một nắm vỏ cùng với một mảnh nhựa cánh kiến to bằng đầu ngón tay, đem nấu sôi với 1 lít nước uống nhiều lần trong ngày.
  3. Giổi nhung, Giổi lông hung, Sứ Braian - Paramichelia braiannesis (Gagnep.) Dandy (Michelia braianensis Gagnep.), thuộc họ Ngọc lan - Magnoliaceae.
    Giổi nhung
    Giổi nhung
    Mô tả: Cây gỗ lớn thường xanh, cao 30-40m, vỏ ngoài màu xám nâu hay xám tro, nứt dọc nhẹ, cành non mảnh, có lông màu trắng. Lá đơn, mọc so le, hình ngọn giáo hay hình trái xoan thuôn, đầu có mũi nhọn ngắn, gốc tròn hay hình nêm, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới lá, cuống lá có lông màu hung, dài 12-15cm, rộng 4-6cm; gân bên 12-16 đôi; cuống mảnh, dài 2,5-3cm. Hoa đơn độc ở nách lá, có cuống dài 1cm; hoa dài 5cm, với khoảng 20 mảnh bao hoa; nhị dài 1cm, lá noãn khoảng 20, có lông xám. Cụm quả dài 5-10cm, mang nhiều quả hình cầu.
    Hoa tháng 2-3, quả tháng 7-9.
    Bộ phận dùng: Vỏ, hạt - Cortex et Semen Paramicheliae Braianensis.
    Nơi sống và thu hái: Loài đặc hữu của Việt Nam, chỉ gặp ở các tỉnh Tây Nguyên từ Gia Lai, Ðắc Lắc đến Lâm Ðồng (Di Linh, Braian). Phân bố trên độ cao 600-1000m trong các rừng thường xanh hoặc rừng hỗn giao lá rộng và lá kim.
    Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cây cho gỗ tốt, phẩm chất tốt, dùng đóng đồ gỗ. Hạt dùng làm thuốc như loài Giổi khác; vỏ chữa đau bụng, sốt.
  4. Giổi găng, Giổi xương, Đạm cúc - Paramichelia baillonii (Pierre) Hu (Michelia baillonii (Pierre) Finet et Gagnep), thuộc họ Ngọc Lan - Magnoliaceae.
    Giổi găng
    Giổi găng
    Mô tả: Cây gỗ thường xanh, cao 20-30m, gốc to đến 80-100cm, nhánh non có lông mịn. Lá có phiến thon, hơi hẹp, không lông, đầu nhọn, mặt trên không lông, mặt dưới có lông nằm; sẹo lá tròn; lá kèm cao 2-3cm. Hoa lưỡng tính đơn độc ở nách lá; bao hoa 15-18, xếp 3 vòng, màu vàng xanh hay trắng, rất thơm; nhị nhiều 40-50, lá noãn nhiều 35-45, xếp xoắn ốc, phủ lông trắng lục. Quả hình trụ rủ xuống đất, dài 10cm, rộng 4cm, gồm nhiều quả đại; mỗi quả đại chứa 2-3 hạt, có thịt màu hồng bao quanh.
    Hoa tháng 6-7 quả tháng 8-9.
    Bộ phận dùng: Vỏ - Cortex Paramicheliae.
    Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma, Ấn Độ. Ở nước ta, cây mọc ở rừng rậm từ Lai Châu qua Quảng Trị tới Kontum và Gia Lai.
    Công dụng, chỉ định và phối hợp: Vỏ thân đắng, có khi dùng làm thuốc hạ nhiệt (Theo Thực vật Tây Nguyên).
  5. Giổi, giổi Ford - Manglietia fordiana (Hemsl.) Oliv., thuộc họ Ngọc Lan - Magnoliaceae.
    Giổi
    Giổi
    Mô tả: Cây gỗ thường xanh, cao 5-20m. Lá có cuống dài 1,5cm, phiến xoan ngược bầu dục, to vào khoảng 12x4,5cm, đầu tù, gốc từ từ hẹp trên cuống, dày, dai; gân phụ 11-13 cặp. Hoa ở ngọn nhánh, to, cao 5-7cm; cánh hoa bầu dục; nhị nhiều, trung đới có đầu hình chuỳ; lá noãn nhiều noãn.
    Hoa tháng 4-5 quả tháng 7-8.
    Bộ phận dùng: Quả, vỏ cây, vỏ rễ - Fructus, Cortex et Cortex Radicis Manglietiae.
    Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở rừng vùng núi miền Bắc nước ta, ven các sông suối, thung lũng. Thu hái vỏ cây và vỏ rễ quanh năm. Thu hái quả chín trước khi nứt rồi phơi khô để dùng dần.
    Tính vị, tác dụng: Vị cay, tính mát, có tác dụng trừ ho, nhuận tràng.
    Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ðược dùng trị 1. Táo bón; 2. Ho khan của người già. Dùng vỏ, rễ hay quả 15-30g dạng thuốc sắc.
    Ðơn thuốc:
    1. Táo bón: Quả Giổi (hay vỏ rễ, vỏ cây) 30g sắc nước, thêm đường, uống ngày 2 lần.
    2. Ho khan của người già: Quả Giổi 12-15g sắc uống thay trà.
  6. Gáo vàng - Nauclea orientalis (L.) L. (Sarcocephulus coadunata (Roxb. exem Sm.) Druce), thuộc họ Cà phê - Rubiaceae.
    Gáo vàng
    Gáo vàng
    Mô tả: Cây gỗ lớn, cao đến 20m. Cành mọc ngang. Vỏ non màu nâu đậm, vỏ cây già màu xám trắng, gỗ vàng. Lá hình xoan rộng, chóp tròn, gốc tròn hay hình tim, dài 8-25cm; cuống tròn lõm ở trên; lá kèm tròn. Cụm hoa hình đầu ở trên một cuống đài mang nhiều hoa nhỏ màu vàng hay màu ngà, có mùi thơm. Quả kép mập, to 2-3cm.
    Cây ra hoa tháng 3, có quả chín tháng 7.
    Bộ phận dùng: Vỏ cây và gỗ - Cortex et Lignum Naucleae Orientalis.
    Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Xri Lanka, Malaixia, Philippin và Bắc Ôxtrâylia. Ở nước ta, thường mọc ở các trảng, rừng phục hồi, chỗ ẩm mát ven suối vùng đồng bằng tới ven nước lợ. Cũng được trồng lấy gỗ làm ghe. Ta thường bóc vỏ cây dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần. Có thể chẻ gỗ phơi khô để dùng.
    Thành phần hoá học: Vỏ chứa alcaloid.
    Tính vị, tác dụng: Vỏ cây và rễ đều có vị đắng, có tác dụng bổ, hạ nhiệt.
    Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng làm thuốc bổ đắng, chữa sốt và chữa xơ gan cổ trướng. Dùng 10-15g, sắc uống. Ðể chữa xơ gan, phối hợp với Cỏ sữa. Cỏ xước, mỗi vị 10g.
  7. Gáo tròn - Haldina cordifolia (Roxb.) Ridsd, (Adina cordifolia (Roxb.) Benth et Hook. f. Nauclea cordifolia Roxb.), thuộc họ Cà phê - Rubiaceae.
    Gáo tròn
    Gáo tròn
    Mô tả: Cây gỗ thường có kích thước lớn. Lá hình mắt chim hay trái xoan, hình tim ở gốc, có đuôi nhọn dài ở chóp, dài 10-30cm, rộng 8-20cm, màu lục sẫm và nhẵn ở mặt trên, nhạt màu hơn và có lông mềm ỏ mặt dưới, dai. Hoa vàng, thành đầu hình cầu, đường kính 18-25mm, xếp 1-3 cái, có cuống dài 3-9cm. Quả nang, dài 3-4mm, rộng 2mm ở đỉnh, hình nêm, có lông mềm. Hạt 6-8, có cánh ở hai đầu, nhọn ở gốc, chia đôi ở đỉnh.
    Bộ phận dùng: Vỏ cây, rễ - Cortex et Radix Haldinae. Cordifoliae.
    Nơi sống và thu hái: Loài của Ðông Dương và Ấn Độ, mọc trong các rừng thường xanh hoặc nửa rụng lá ở nhiều nơi.
    Thành phần hoá học: Vỏ cây chứa 7,27-9,27% tanin; 0,09% một sắc tố màu vàng là adinin.
    Tính vị, tác dụng: Vỏ hạ sốt, khử trùng, làm săn da.
    Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ làm thuốc sát trùng các vết thương. Ở Campuchia, người ta dùng rễ trị ỉa chảy và lỵ; người ta lấy một nắm to rễ cây cho vào 1 lít nước rồi đun sôi, chỉ lấy 1/3 và chia làm 3 lần uống trong ngày.
  8. Gáo không cuống, Gáo vàng, Mít ma, Bàng nâu - Neonauclea sessilifolia (Hook.f.) Merr (Adina sessilifolia Hook.f) thuộc họ Cà phê - Rubiaceae.
    Gáo không cuống
    Gáo không cuống
    Mô tả: Cây gỗ lớn, nhẵn. Lá thuôn có khi hình trái xoan hay gần hình mắt chim, tròn ở hai đầu, có khi gần hình tim ở gốc, dài 9-25cm, rộng 6-18cm, xanh ôliu bạc, bóng loáng ở mặt trên, sáng hơn và mờ ở mặt dưới, dai; các cuống rất ngắn. Hoa thành đầu hình trứng hay hình cầu, cao 2,5-4cm, xếp 1-3 cái trên một cuống chung dài 1,5-3cm. Quả nang, dài 8-10mm, rộng 2-3mm ở đỉnh, hình nón ngược, có lông mềm ở chóp. Hạt thuôn, rất dẹp, có 1 cánh dài ở hai đầu.
    Bộ phận dùng: Vỏ, gỗ, rễ cây - Cortex, Lignum et Radix Neonaucleae.
    Nơi sống và thu hái: Cây của Ðông Dương và Ấn Độ, mọc hoang ở rừng thường xanh từ Lâm Ðồng, Ðồng Nai tới Tây Ninh, An Giang. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm.
    Tính vị, tác dụng: Gỗ có tác dụng bổ, lọc máu và nhuận tràng. Vỏ thân bổ, làm săn da và cầm máu. Rễ cầm máu.
    Công dụng, chỉ định và phối hợp: Gỗ được dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm cho phụ nữ sinh đẻ uống 3 ngày liền sau khi sinh để lọc máu. Vỏ dùng chữa viêm lợi và ỉa chảy, lại còn dùng trị ho có thổ huyết, trị đau dạ dày và viêm tử cung. Ở Ấn Độ, vỏ cây dùng trị đau ruột và sốt. Ở Campuchia, vỏ được dùng làm uống trị cảm cúm và viêm phế quản. Rễ cũng được dùng để cầm máu.
    Ðơn thuốc: Chữa nôn ra máu, ỉa ra máu; dùng rễ Phục linh, vỏ Chanh giấy, rễ Nhàu rừng, rễ Gáo không cuống (Gáo vàng) và Tỏi. Các vị hiệp chung, tán ra bột, vò viên áo bằng Chu thần. Mỗi lần có bệnh trên, uống 5 viên, uống nhiều lần trong ngày (Kinh nghiệm ở An Giang)
  9. Gáo, Gáo trắng, Cà tôm, Phay vì - Anthocephalus cadamba (Roxb.) Miq (A. indicus A. Rich., Nauclea calamba Roxb.), thuộc họ Cà phê - Rubiaceae.
    Gáo
    Gáo
    Mô tả: Cây gỗ lớn cao 15-20m, thân thẳng, hình trụ, tán rộng. Lá hình bầu dục, thuôn, xoan hay xoan ngược, đột nhiên cụt hay thon nhọn ngắn và tròn ở gốc, có mũi, nhọn ở đầu, dài 10-20cm, rộng 5-7cm, có lông khi còn non, lấp lánh và màu nâu sẫm ở trên, nâu sáng ở dưới; cuống lá 2-3 cm. Hoa màu da cam, thành đầu hình cầu, đơn độc, ở ngọn, đường kính 2,5-6cm. Quả khô, cao 5mm, rộng 1,5mm, dai, dính phần gốc với đế hoa nạc. Hạt đen đen, có góc.
    Hoa tháng 7-9, quả tháng 10-11.
    Bộ phận dùng: Vỏ và lá - Cortex et Folium Anthocephali.
    Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Xri Lanka, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc ở các tỉnh từ Lào Cai, Hà Giang, Hoà Bình đến các tỉnh miền Trung. Cây ưa đất tốt, tầng đất dày và ẩm. Tái sinh hạt mạnh, sinh trưởng nhanh, ở chỗ ẩm sáng, dọc theo bìa rừng, ven suối.
    Thành phần hoá học: Có một chất đắng tương tự acid cinchotannic. Hoa chứa tinh dầu. Vỏ chứa alcaloid, steroid, chất béo và đường giảm.
    Tính vị, tác dụng: Vỏ bổ, hạ nhiệt, làm se.
    Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ðế hoa hoá nạc dùng ăn được. Ở Yên Bái, vỏ dùng ngâm trong nước sôi chữa ho được xem như là bổ. Ở Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, vỏ dùng chữa sốt rét. Ở Lào Cai, người ta dùng vỏ để nhuộm đen.
    Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ trị rắn cắn. Nước sắc lá dùng súc miệng trong trường hợp bị bệnh aptơ. Quả se dùng trị ỉa chảy. Ở Campuchia, nhân dân vùng Xiêm Riệp dùng thân và vỏ để chế một loại thuốc giảm đau và làm dịu.
  10. Gội nước, Năng gia, Gác đa bông - Aphanamixis polystachya (Wall.) J.N. Parker, thuộc họ Xoan - Meliceae.
    Gội nước
    Gội nước
    Mô tả: Cây gỗ lớn cao 20-30m, đường kính 50-60cm. Vỏ màu đỏ tối, nhánh non có lông mịn. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, dài 30-50cm, mang 26-35 lá chét bầu dục, dài 12-20cm, rộng 3,5-5cm, dai, không lông, xanh mốc. Chùm hoa đực chia nhánh; hoa nhỏ, cao 3-4mm, lá đài 4-5; cánh hoa dài hơn đài 2-4 lần, ống mang 6 nhị. Bông cái mọc riêng lẻ, bầu có lông 3 ô. Quả nang hình trứng hay hình cầu, đường kính 2,5cm, có lông. Hạt có áo hạt vàng.
    Hoa tháng 3, quả tháng 7.
    Bộ phận dùng: Vỏ, dầu hạt - Cortex et Oleum Aphanamixis.
    Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Malaixia, Ấn Độ, thường gặp trong rừng xanh mưa á nhiệt đới và rừng mưa nhiệt đới ở thung lũng các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, qua Thừa Thiên-Huế, Kontum, Gia Lai đến Ðồng Nai. Cũng thường được trồng dọc đường làm cây bóng mát.
    Thành phần hoá học: Có dầu cố định.
    Tính vị, tác dụng: Vỏ có vị se.
    Công dụng, chỉ định và phối hợp: Gỗ có sắc tươi, đẹp, phẩm chất trung bình, được dùng trong xây dựng, đóng tàu thuyền và dùng làm dụng cụ gia đình. Quả có độc.
    Ở Ấn Độ, vỏ cây được dùng chữa đau lách và gan, u bướu và đau bụng. Dầu hạt dùng làm thuốc xoa bóp trị thấp khớp.
  11. Gội, Gội gác, Gội trắng - Aphanamixis grandifolia Blume, thuộc họ Xoan - Meliaceae.
    Gội
    Gội
    Mô tả: Cây gỗ lớn cao 35-40m, đường kính 90cm. Cành non có nhiều sẹo của cuống lá, vỏ màu nâu xám. Lá kép lông chim một lần lẻ gồm 6-10 đôi lá chét hình trái xoan hay thuôn, thường lệch, mép gợn sóng, dài 4-7cm, rộng 2-4cm (lá phía dưới nhỏ hơn) màu lục nhẵn bóng. Hoa xếp thành bông, có cả hoa lưỡng tính và cả hoa đực, hoa cái cùng gốc. Quả mọng hình cầu, vỏ quả trong màu đỏ tươi, có 3 ô, mỗi ô chứa 1-2 hạt. Hạt có áo hạt.
    Hoa tháng 3-4, quả chín vào tháng 5, tháng 6.
    Bộ phận dùng: Lá - Folium Aphanamixis Grandifoliae.
    Nơi sống và thu hái: Cây phân bố rộng khắp Việt Nam, gặp nhiều trong các rừng già ở miền Bắc cho tới Lâm Ðồng (Di Linh). Cũng thường được trồng làm cây bóng mát vệ đường.
    Tính vị, tác dụng: Có tính giải nhiệt và làm săn da.
    Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá nấu nước tắm chữa ghẻ. Hạt ép dầu dùng để thắp đèn và làm xà phòng.
  12. Gõ đỏ, Gõ cà te, Gõ tò te - Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib (Pahudia cochinchinensis Pierre) thuộc họ Ðậu- Fabaceae.
    Gõ đỏ
    Gõ đỏ
    Mô tả: Cây gỗ cao tới 20-30m, vỏ nhẵn, ánh bạc; gỗ nâu vàng. Lá do 3-5 cặp lá chét hình trái xoan, nhọn, không cân ở gốc nhẵn, màu mốc ở dưới, dài 5-6cm, rộng 4-5 cm. Hoa xam xám thành cụm hoa dài 10-12cm, có lớp lông mềm xám, vượt qua lá. Quả đậu dày, tù, gần như không cuống, dài 15cm, rộng 6-9cm, dày 2-3cm, hoá gỗ cứng. Hạt 7-8, dạng trứng, dày 25-30mm, dày 18-24mm, có áo hạt màu da cam hình bốn góc tạo thành đấu cạn, dài khoảng 1,5cm.
    Hoa tháng 1-3, quả tháng 10-11.
    Bộ phận dùng: Vỏ, hạt - Cortex et Semen Afzeliae Xylocapae.
    Nơi sống và thu hái: Loài giới hạn ở bán đảo Ðông Dương Mianma, Thái Lan, Campuchia, Lào, Nam Việt Nam. Ở nước ta, Gõ đỏ thường gặp trong các rừng hỗn giao rụng lá và rừng khô thường xanh, ở độ cao thấp, dưới 900m từ Khánh Hoà đến Ðồng Nai, Tây Ninh.
    Tính vị, tác dụng: Hạt giải được các loại độc.
    Công dụng, chỉ định và phối hợp: Gỗ tốt loại 1 dùng làm đồ mỹ nghệ, đồ gỗ trang trí và dùng trong xây dựng. Hạt non ăn được. Ở Campuchia, vỏ được dùng trong thú ý giúp ăn ngon và bổ đối với động vật nuôi, như ngựa. Ở Trung Quốc, người ta dùng hạt sắc nước xoa ngậm chữa đau răng.
  13. Giổi tanh, Giổi xanh, Sứ trung - Michelia mediocris Dandy, thuộc họ Ngọc Lan - Magnoliaceae.
    Giổi tanh
    Giổi tanh
    Mô tả: Cây gỗ lớn cao 12-15m hay hơn, gỗ trắng, lõi vàng, nhánh non có lông màu vàng nâu. Lá đơn, mọc so le, phiến lá bầu dục, dài 8-20cm, rộng 4,5-5,5cm, đầu có mũi nhọn ngắn, không lông; gân phụ 10-20 đôi, mịn; cuống dài 1-1,5cm; lá kèm rời, mặt ngoài có lông cứng, vàng. Hoa nhỏ, trên một nhánh rất ngắn, 9-10 lá đài và cánh hoa; nhị nhiều; lá noãn nhiều. Quả kép dài 10cm; các đại hình trứng thuôn, dài 2,2cm, rộng 1,3cm, khi chín mở bằng nắp.
    Hoa tháng 4-5, quả tháng 8-10.
    Bộ phận dùng: Hạt, vỏ - Semen et Cortex Micheliae Mediocris.
    Nơi sống và thu hái: Loài phân bố khắp nước ta từ Lào Cai, Yên Bái tới Nghệ An, Hà Tĩnh, qua Quảng Nam-Ðà Nẵng, Kontum, Gia Lai đến Lâm Ðồng... Thường gặp ở trong các rừng rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới và á nhiệt đới.
    Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cây cho gỗ to, phẩm chất tốt dùng đóng đồ gỗ. Hạt có mùi thơm, dùng làm gia vị. Vỏ và hạt còn dùng làm thuốc chữa sốt và đau bụng.
  14. Giâu gia xoan - Spondias lakonensis Pierre (Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf.), thuộc họ Ðào lộn hột - Anacardiaceae.
    Giâu gia xoan
    Giâu gia xoan
    Mô tả: Cây gỗ cao 8m hay hơn. Lá kép có 11-23 đôi lá chét, hình bầu dục không cân xứng, dài 2-4cm, mỏng, lúc non có lông mềm, gân phụ 8-9 cặp, không có gân mép. Chuỳ hoa ở nách lá, có lông mềm, màu xám, cao 3-14cm. Hoa trắng, đài nhỏ hình chén; cánh hoa hình trứng, dính nhau; nhị 8-10; lá noãn 5. Quả hạch xoan, hình cầu cỡ 1cm, màu vàng vàng khi chín màu đỏ 5 ô, mỗi ô một hạt.
    Hoa tháng 5-8, quả tháng 8-9.
    Bộ phận dùng: Quả - Fructus Spondiatis
    Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở rừng Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá tới Thừa Thiên-Huế.
    Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả chín có mùi rượu, thơm, vị chua, ăn được. Hạt chứa tới 34% dầu có thể dùng làm xà phòng. Gỗ tốt dùng làm dụng cụ.
15.Giang ông, Bồng bồng - Dracaena cochinchinensis (Lour.) Merr. (D. lourerii Gagnep.), thuộc họ Bồng bồng - Dracaenaceae.
Giang ông
Giang ông
Mô tả: Thân dạng cây bụi, đơn, mọc đứng. Lá hình ngọn giáo, lấp lánh, gập xuống, có bẹ ở gốc, không cuống, dài 22-80cm, rộng 3-4cm ở đoạn giữa. Hoa xanh vàng vàng, xếp thành nhóm sít nhau thành một chuỳ rộng ở ngọn thân, cao tới 1m, có các nhánh dài tới 30cm. Quả dạng quả mọng, hình cầu, đường kính 1cm hay hơn, thường có 1 hạt đường kính 6-7mm.
Ra hoa vào tháng 7.
Bộ phận dùng: Gỗ - Lignum Dracaenae Cochinchinensis.
Nơi sống và thu hái: Cây gặp khắp Ðông Dương và được trồng ở Nam Việt Nam.
Tính vị, tác dụng: Có tác dụng cầm máu, tiêu viêm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá giã nát, vắt lấy nước dùng nhuộm màu xanh, nhân dân thường dùng nhuộm xanh bánh đúc. Hoa thường được dùng nấu với tôm làm canh.
Lõi đỏ của thân dùng trừ phong thấp, tê mỏi và đắp bó gãy xương.
Ở Thái Lan, trong y học cổ truyền, người ta dùng gỗ nhu Huyết giác làm thuốc hạ nhiệt, chống thoát mồ hôi và chống bệnh scorbut.
Ở Trung Quốc, gỗ dùng trị các vết thương do súng, dao.


16.Dầu rái, Dầu con rái - Dipterocarpus alatus Roxb., thuộc họ Dầu - Dipterocarpaceae.
Dầu rái
Dầu rái
Mô tả: Cây gỗ lớn, cao tới 30-40m, vỏ cây màu xám trắng. Cành non và búp non có lông mịn. Lá mọc so le, tròn hoặc tù ở gốc, hơi nhọn ở đỉnh, dài 10-26cm, rộng 6-15cm, hơi nhẵn ở mặt trên, có lông mềm ở mặt dưới; cuống dài 3-4cm, có lông mịn; lá kèm có màu đỏ nhạt, thường rụng. Hoa khá lớn, không cuống, tập hợp thành chùm đơn hay phân nhánh. Hoa có ống đài mang quả, với 5 lá đài mà 2 cái sẽ phát triển thành cánh mỏng dạng màng; 5 cánh hoa màu trắng, có 1 sọc đỏ ở giữa. Quả dài 10-15cm, rộng 2,5-4cm, lúc non có màu đỏ tươi, lúc già màu nâu.
Bộ phận dùng: Nhựa dầu và vỏ cây - Oleoresina et Cortex Dipterocarpi Alati.
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Độ - Malaixia, mọc hoang và cũng được trồng. Người ta thường khai thác nhựa dầu. Để làm thuốc, có thể lấy nhựa và vỏ cây quanh năm.
Thành phần hoá học: Nhựa dầu hơi thơm, gần giống mùi giấm, gồm có 79,10% tinh dầu và 20,90% nhựa; nhựa chứa một acid kết tinh; thành phần chủ yếu của tinh dầu là các sesquiterpen.
Tính vị, tác dụng: Tinh dầu của nhựa dầu có tác dụng tiêu viêm, kháng sinh, làm dịu. Vỏ được xem như bổ và lọc máu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Nhựa dùng chữa viêm niệu đạo, viêm cuống phổi và bệnh lậu, nhưng chủ yếu dùng để băng bó các vết thương, vết loét. Người ta cũng dùng dầu bôi lên chân những người làm việc ở dưới nước để phòng bệnh sán vịt. Ở Ấn Độ, nhựa dầu được dùng thay bôm capahu để chữa bệnh lậu với liều 2-4g mỗi ngày. Vỏ dầu rái làm thuốc chữa viêm gan; ở Ấn Độ, dùng chữa thấp khớp. Người ta cũng dùng những chồi non 2-3 lá làm một chế phẩm để xoa và đắp lên bụng và giữ lâu ở vùng gan khi có những cơn đau gan dữ dội.


17.Dầu đồng - Dipterocarpus tuberculatus Roxb., thuộc họ Dầu - Dipterocarpaceae.
Dầu đồng
Dầu đồng
Mô tả: Cây gỗ lớn; nhánh non màu tía, có lông mềm hay lông tơ. Lá dạng tim ở gốc, hình trái xoan, nhọn mũi, tù ở đầu, có kích thước lớn, dài 20-50cm, rộng 18-34cm, có lông tơ khi non, nhẵn khi già, mép lượn sóng, dai, có gân thứ cấp cách quãng. Hoa xếp 6-8 cái màu đỏ tía thành chùm. Ống dài gần hình cầu, dài 2-5cm, nhẵn có 5 lườn ngắn ở đầu; cánh 12-13cm, rộng 3cm ở đầu. Quả có lông mềm, hình cầu hay hình trứng nhọn mũi.
Mùa hoa tháng 12-1, mùa quả tháng 9-5.
Bộ phận dùng: Nhựa dầu, rễ - Oleoresina et Radix Dipterocarpi.
Nơi sống và thu hái: Cây phổ biến ở miền Nam Việt Nam và ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Mianma. Ở nước ta, thường gặp Dầu đồng trong các rừng thưa cây họ Dầu (rừng khộp) và thường tạo thành các quần thụ gần như thuần loại, ở độ cao 200-800m so với mặt biển. Người ta thường trích cây lấy nhựa; rễ thu hái quanh năm.
Thành phần hoá học: Cây cho nhựa dầu màu xám nâu và tinh dầu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Gỗ được dùng trong xây dựng thông thường, đóng đồ dùng gia đình, làm nông cụ, làm cầu. Nhựa dầu dùng để trát thuyền, đánh bóng đồ gỗ, thắp sáng và pha sơn. Ở Ấn Độ, nhựa dầu dùng trị loét. Nhựa chiết từ cây non bị chặt, cũng như gân lá được dùng ở Campuchia trị bệnh ngoài da. Rễ dùng trị bệnh về gan.


18.Dầu choòng - Delavaya toxocarpa Franch., thuộc họ Bồ hòn - Sapindaceae.
Dầu choòng
Dầu choòng
Mô tả: Cây bụi hay cây gỗ cao 2-12m, cành không lông, nâu đỏ. Lá do 3 lá chét thon; lá chét ở đầu dài 7-15cm, rộng 2,5-3cm, mép có răng nằm, gân phụ 11- 22 cặp, nổi 2 mặt, không lông; cuống phụ 2mm; cuống lá 3-5cm. Chùm hoa dài 6-12cm. Hoa màu trắng, thơm, với 4-5 lá đài, 4-8 cánh hoa, 8 nhị, bầu 2-3 ô, mỗi ô chứa 2 noãn. Quả xoan dài đến 2,5cm, màu đỏ tím, mở làm 2-3 mảnh; hạt đen, dạng hạt nhãn.
Hoa tháng 4-6, quả tháng 10-11.
Bộ phận dùng: Dầu hạt - Oleum Delavayae Toxocarpae.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Trung Quốc (Vân Nam) và Việt Nam. Cây mọc trong rừng thường xanh hay rừng phục hồi trên núi đá vôi hay núi đất, ở độ cao 250-1500m. Gặp ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang. Người ta thu hạt để chế dầu.
Thành phần hoá học: Hạt chứa dầu
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Gỗ cứng, dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng gia đình, nông cụ. Hạt chứa dầu dùng chế xà phòng và làm dầu bôi trơn. Ở Trung Quốc, dầu được dùng trị ghẻ, nấm ngoài da.

19.
Dầu con rái đỏ, Chò, Chò chang - Dipterocarpus turbinatus Gaertn. f., thuộc họ Dầu - Dipterocarpaceae.
Dầu con rái đỏ
Dầu con rái đỏ
Mô tả: Cây gỗ lớn cao 25-35m, thân to đến 80cm. Lá mọc so le, phiến xoan thuôn, dài 17-24cm, rộng 9-12cm, không lông, mặt trên bóng, gân phụ 16-19 cặp. Chùm hoa dài 7-14cm; hoa 3-7; đài hình trụ; cánh hoa hồng, dài 3cm; nhị 30. Đài ở quả hình thon, dài 3 cm; cánh không lông, dài 9-13cm.
Mùa hoa tháng 11-3, có quả tháng 3-6.
Bộ phận dùng: Nhựa dầu và lá - Oleo resina et Folium Dipterocarpi Turbinati.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc ở rừng rậm, rừng ven suối, rừng nửa rụng lá từ Quảng Trị, Kontum, Gia Lai, Tây Ninh, Đồng Nai, An Giang đến Kiên Giang.
Thành phần hoá học: Gỗ chứa nhiều dầu rất đặc.
Tính vị, tác dụng: Vị cay, đắng, tính mát; có tác dụng thông khiếu, tán hoả, minh mục, tiêu thũng chỉ thống.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Ấn Độ, nhựa dầu dùng đắp loét, nấm tóc và bệnh ngoài da, còn dùng điều trị bệnh lậu.
Ở Vân Nam (Trung Quốc) dùng chữa bệnh nhiệt hôn mê, tai điếc, lở miệng, viêm tai giữa, ung thũng, và trĩ.
20.
Chò xanh - Terminalia myriocarpa van Henrek et Muell - Arg, thuộc họ Bàng - Combretaceae.
Chò xanh
Chò xanh
Mô tả: Cây gỗ lớn cao 35-40m, thân thẳng có bạnh vè lớn. Lá to, phiến không lông, tròn dài, gốc tròn, đầu tù, lúc khô nâu đen, mép gợn sóng, có răng nằm, gân phụ 16-20 cặp cuốn dài 8mm, chuỳ hoa rộng với nhiều nhánh ngang dài 15-20cm. Hoa màu hồng. Quả cao 3,5-4mm, có 2 cánh ngang, cao 12mm màu rơm khô, hơi có lông.
Ra hoa tháng 6-9, có quả tháng 11-2.
Bộ phận dùng: Lá, vỏ - Folium et Cortex Terminalia Myriocarpae.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Nêpan và Việt Nam. Cây mọc ở nhiều tỉnh vùng núi đá vôi từ Lào Cai, Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình, Lạng Sơn, Bắc Thái, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh... Ở độ cao từ 600m trở xuống. Thường mọc rải rác trong các khe ẩm có lẫn đá, đôi khi mọc thành đám ở ven bờ suối. Có thể thu hái lá và vỏ cây quanh năm, thường dùng tươi.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ðồng bào Mường thường dùng lá sắc uống chữa bệnh hen. Ở Ấn Độ, vỏ cây được dùng làm thuốc kích thích tim và hơi lợi tiểu.
21.
Chò nhai, Cà dặm, Răm hay Râm - Anogeissus acuminata (Roxb. ex DC.) Guill et Perr., thuộc họ Bàng - Com bretaceae.
Chò nhai
Chò nhai
Mô tả: Cây gỗ cao 10-20m. Ở cây non 6-9m, ít có nhánh. Cây có nhánh mịn tán đẹp và lá nhỏ. Lá mọc đối, nguyên, có lông. Hoa họp thành đầu tròn; hoa không cuống; đài dính thành ống; không có cánh hoa; 10 nhị. Quả có cánh mang đài tồn tại, màu xanh lục nước biển sẫm, 1 hạt.
Hoa tháng 5-7, quả tháng 8-10.
Bộ phận dùng: Vỏ - Cortex Anogeissi
Nơi sống và thu hái: Cây phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Nam Trung Quốc, Mianma. Ở nước ta có gặp ở Hà Bắc, Nam Hà, Ninh Bình, Thanh Hoá qua các tỉnh miền Trung tới Tây Nguyên, Ðồng Nai, Kiên Giang. Thường mọc trong các rừng ẩm thường xanh, hoặc nửa rụng lá.
Thành phần hoá học: Ở loài A.latifolia Gnill, trong vỏ có tanin; nhựa cây giống gôm arabic và gồm chủ yếu là pentose và galactose.
Tính vị, tác dụng: Vỏ cây có vị đắng, se, tính mát.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Ấn Ðộ, người ta dùng loài A.latifolia để chữa các vết cắn của bò cạp và rắn độc. Nhân dân một số nơi ở An Giang dùng vỏ cây để chữa bệnh bán thân bất toại.
22.
Chiêu liêu nước - Terminalia calamansanai (Blanco) Rolfe (T. bialata Stend)., thuộc họ Bàng - Combretaceae.
Chiêu liêu nước
Chiêu liêu nước
Mô tả: Cây gỗ lớn cao đến 30m. Lá tụ họp ở ngọn nhánh, phiến bầu dục dài 15-20cm, rộng 6-10cm, chóp tù tròn, gốc từ từ hẹp, mỏng, không lông, gân phụ 4-6 cặp; cuống bám dai 5-6cm. Hoa xếp thành bông đơn ở nách lá, có lông vàng; hoa nhỏ, có lông, không có cánh hoa; nhị 10. Quả có cánh, dạng bầu dục với 2 cánh rộng đối nhau, hình chữ nhật, trải ra, rộng 3-4cm, có lông mịn trắng, hạt 1.
Hoa tháng 5, quả tháng 6-7.
Bộ phận dùng: Vỏ cây - Cortex Terminaliae.
Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia và Nam Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc trong các rừng thưa ở Ðồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Campuchia, vỏ cây dùng sắc uống trị lỵ và dùng bổ sức cho phụ nữ sau khi sinh đẻ.
Ghi chú: Một số loài khác như Chiêu liêu xanh hay Bằng lăng khê - Terminalia alata Heyne ex Roxb, và Chiêu liêu lông - Terminalia citrina (Gaertn) Roxb ex Flem., đều có quả chứa tanin.
23.
Chiêu liêu nghệ, Chiêu liêu ổi, Chiêu liêu đen, Bần nâu - Terminalia nigrovenulosa Pierre ex Laness (T.triptera Stapf), thuộc họ Bàng - Combretaceae.
Chiêu liêu nghệ
Chiêu liêu nghệ
Mô tả: Cây gỗ lớn, rụng lá một phần, cao 10-30m, đường kính 0,5-1m, thường phân nhánh từ độ cao 6-10m, tạo thành nhiều thân. Vỏ thân màu xám nhạt có nhiều khoang trắng và đen. Lá mọc đối, hình trái xoan hay hình mác, gần như bầu dục, thon hẹp hai đầu, đai hơi bóng, hơi có chấm trắng ở mặt trên, dài 8-10cm, rộng 5-6cm, có hai tuyến hình chén ở mép lá và cách gốc cỡ 1cm. Hoa nhỏ, trắng thành chùy kép, rậm hoa, dài 6cm, phủ lông hung. Quả dài tới 25mm, có 3 cánh rộng 7-8mm, màu xanh tươi, khi khô màu đen, có một hột dài 4-7mm.
Hoa tháng 5.
Bộ phận dùng: Vỏ cây - Cortex Terminaliae.
Nơi sống và thu hái: Cây của miền Ðông Dương, mọc hoang ở vùng núi các tỉnh Gia Lai, Kontum, Ðắc Lắc, Tây Ninh, Sông Bé, Ðồng Nai, Kiên Giang, An Giang, trên đất phù sa cổ hoặc bồi tụ, nhiều mùn. Khi dùng vỏ, bóc thành từng mảnh dài 30-40cm, rộng 4-5cm, dày 8-12cm, đem phơi hay sấy khô.
Thành phần hoá học: Vỏ Chiêu liêu nghệ cho 35% cao khô trong đó các acid cachontanic và phlobaphen, có tới 2% tanin và 10% oxalat calcium.
Tính vị, tác dụng: Chiêu liêu nghệ có vị đắng, tính hàn, có độc; có tác dụng phá huyết, hành huyết, thông kinh lạc, trục phong đờm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Từ lâu, nhân dân Campuchia đã dùng nước sắc vỏ cây này chữa đi ỉa lỏng và lỵ. Người ta thường dùng liều 20-40g cao lỏng, hoặc 13g cao khô hay 50-100g cồn thuốc (1/5). Khi cần dùng mới chế thuốc vì dạng xirô chế bằng cao nước Chiêu liêu nghệ rất dễ lên men mốc. Có thể chế thành dạng viên nén hay viên hoàn. Chiêu liêu nghệ có thể dùng chữa tất cả các chứng vô danh thũng độc, ung thư ruột, viêm phổi có mủ, các chứng thai tiền sản hậu của đàn bà, đàn ông đái đục, lậu ké; còn dùng làm thuốc giục.
Ghi chú: Ðàn bà có thai không nên dùng
Ðơn thuốc: Chữa bệnh tiêu chảy, đi tiêu lỏng, đau bụng, ăn không tiêu, sình bụng, dùng Hậu phác (sao Gừng) 12g, vỏ Quýt (sao) 10g, đọt ổi 10g, Dứa gai 12g, Chiêu liêu đen hoặc vỏ Măng cụt 10g. Ðổ 500ml nước, sắc còn 150ml nước. Uống ngày một thang (Kinh nghiệm ở An Giang).
24.
Chiêu liêu, Chiêu liêu hồng, Xàng, Tiếu - Terminalia chebula Retz., thuộc họ Bàng - Combretaceae.
Chiêu liêu
Chiêu liêu
Mô tả: Cây to, cao 15-20m. Cành non có lông. Vỏ thân màu xám nhạt, có vách nứt dọc. Lá mọc so le, đầu nhọn, 15-20cm, có lông mềm, sau nhẵn. Ở đầu cuống lá có 2 tua nhỏ. Hoa nhỏ, màu trắng vàng vàng, thơm, xếp thành chùy ở nách lá hay ở ngọn, phủ lông màu đồng. Quả hình trứng thuôn dài 3-4cm, rộng 22-25mm, tù hai đầu, không có cánh,ốc 5 cạnh dọc, màu nâu vàng nhạt, có thịt đen. Hạch chứa một hạt dày 4mm, có lá mầm cuộn.
Cây ra hoa tháng 5-6, có quả tháng 8-9 trở đi.
Bộ phận dùng: Quả khô - Fructus Chebulae, thường gọi Kha tử. Có khi dùng cả vỏ cây.
Nơi sống và thu hái: Cây của miền Đông Dương và Ấn Độ mọc hoang ở rừng thưa, rừng thứ sinh ở các tỉnh phía Nam nước ta. Thu hái quả vào mùa quả chín (tháng 9-11), phơi khô. Khi dùng sao qua, bỏ hạt. Bảo quản nơi khô ráo.
Thành phần hoá học: Trong quả có khoảng 30% chất săn da mà chất đặc trưng là acid chebulinic, chebulin, acid chebulagic terchebin, acid shikimic; còn có 20-40% tanin với acid ellagic, acid gallic, acid quinic; sennoside A và tanase. Trong nhân có 3-7% chất dầu màu vàng, trong suốt, nửa khô.
Tính vị, tác dụng: Vị chát, nhạt, hơi chua, tính mát; có tác dụng trừ ho, sát trùng đường ruột. Quả xanh chứa một hoạt chất làm săn da, có tính gây trung tiện, và cũng gây xổ, quả già gây xổ mạnh. Hợp chất chebulin trong quả có tác dụng chống co thắt tương tự papaverin. Vỏ cây có tác dụng lợi tiểu và cường tim.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả Chiêu liêu hay Kha tử là một vị thuốc chuyên dùng chữa đi ỉa lỏng lâu ngày, chữa lỵ kinh niên; còn dùng chữa ho mất tiếng, di tinh, ra mồ hôi trộm, trĩ, xích bách đới. Ngày dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc viên 3-6 quả loại trung bình đủ để xổ, do vậy không dùng quá liều. Những lá bị sâu chích và tạo ra những mụn lỗi dạng sừng, dẹp và rỗng có thể dùng trị ỉa chảy và lỵ của trẻ em. Trẻ nhỏ 1 tuổi dùng liều 0,05g; cứ 3 giờ uống một lần.
Đơn thuốc:
1. Xích bạch lỵ: 12 quả Kha tử, 6 quả để sống, 6 quả nướng bỏ hạt, sao vàng và tán nhỏ. Nếu lỵ ra máu thì dùng nước sắc Cam thảo mà chiêu thuốc; nếu lỵ ra mùi, thì dùng nước sắc Cam thảo chích.
2. Ho lâu ngày: dùng Kha tử, Đảng sâm mỗi vị 4g sắc với 400ml, còn 1/2 chia uống 3 lần.
3. ỉa chảy lâu ngày: Kha tử 10g, tán bột, hoà với cháo ăn.
25.
Cầy hay Kơ nia - Irvingia malayana Oliv. ex Benn., thuộc họ Cầy - Irvingiaceae.
Cầy
Cầy
Mô tả: Cây gỗ lớn thường xanh, cao 15-30m; gốc thường có khía. Lá đơn, mọc chụm ở đầu cành, mặt trên xanh bóng, mặt dưới xanh nhạt, phiến lá hình trái xoan dài 9-11cm, rộng 4-5cm, gân bên 11 đôi, khi non lá có màu tím nhạt; cuống dài 1cm; lá kèm hình dùi dài 2-3,5cm. Cụm hoa chùm, mọc ở nách lá. Hoa nhỏ màu trắng; 4-5 cánh hoa; nhị 10; đĩa mật bao quanh nhuỵ; bầu 2 ô. Quả hình trái xoan dài 3-4cm, rộng 2,7cm, chứa 1 hạt. Khi chín, quả có màu vàng nhạt.
Hoa tháng 5-6, quả tháng 9-11.
Bộ phận dùng: Vỏ thân và vỏ rễ - Cortex et Cortex Radicis Irvingiae Malayanae.
Nơi sống và thu hái: Loài của Đông Dương và Malaixia. Ở nước ta, cây mọc phổ biến ở rừng thường xanh vùng đồng bằng và trung du, từ các tỉnh Tây Nguyên đến tận Kiên Giang (Phú Quốc). Khi bị chặt, cây nẩy chồi mạnh. Thu hái vỏ cây và vỏ rễ quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Thành phần hóa học: Hạt có chất dầu màu trắng hay vàng, mùi dễ chịu.
Tính vị, tác dụng: Vị chua thơm, tính mát, không độc; có tác dụng tiêu phù, trừ đờm, trục u bướu và tiêu thức ăn.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dùng làm thuốc chữa no hơi đầy bụng, trừ sốt rét rừng, chói nước.
Ở Campuchia, vỏ cây được sử dụng trong toa thuốc bổ, dùng cho phụ nữ mới sinh đẻ uống cho khoẻ. Dầu hạt dùng làm xà phòng và thắp đèn.
26.
Cà na, Côm háo ẩm - Elaeocarpus hygrophilus Kurz (E. madopetalus Pierre), thuộc họ Côm - Elaeocarpaceae.
Cà na
Cà na
Mô tả: Cây gỗ cao 10-25m. Lá có phiến hình trái xoan ngược, thót lại trên cuống về phía gốc, thót tù lại ở đầu, rất nhẵn, gần như dai, màu lục ở mặt trên, nhạt màu ở mặt dưới, có răng lượn sóng, dài 4-9cm, rộng 18-30mm. Hoa thành chùm có lông mềm, màu bạc ở nách những lá đã rụng, dài 4-7cm, có cuống dài 3-5mm. Quả hạch hình bầu dục nhọn, dài 3cm; nhân 1 hạt.
Hoa tháng 10-3, quả tháng 7-9.
Bộ phận dùng: Vỏ - Cortex Elaeocarpi Hygrophylli.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc dựa rạch suối ở nhiều tỉnh phía Nam đến Lâm Đồng.
Tính vị, tác dụng: Vỏ bổ và lọc máu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả có bột và có vị ngọt, dùng ăn được. Vỏ dùng hãm nước cho phụ nữ mới sinh đẻ uống trong vòng 15 ngày sau khi sinh.
27.
Căm xe - Xylia xylocarpa (Roxb.) Taub var. dolabriformis Benth., thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Căm xe
Căm xe
Mô tả: Cây gỗ cao tới 30m. Gỗ đo đỏ, rất cứng. Lá 2 lần kép lông chim; cuống chung ngắn, cuống thứ cấp 2, dài 7cm, lá chét 2-4 đôi, các lá ở dưới nhỏ hơn; các lá tận cùng dài 7-15cm, rộng 3-5cm. Hoa hình đầu có cuống lúc đầu mảnh, về sau dầy lên, mọc đơn độc hay thành nhóm trên các nhánh nhỏ. Quả đậu thuôn, cong, hoá gỗ, dẹp, dài 10-15cm, rộng khoảng 5cm. Hạt 9-10, láng bóng, hình trái xoan.
Mùa hoa tháng 3-6, mùa quả tháng 11-12.
Bộ phận dùng: Vỏ, quả, gỗ - Cortex, Fructus et Lignum Xyliae Xylocarpae.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở rừng thường xanh đến rừng nửa rụng lá từ vùng thấp tới độ cao 700m, từ Đắc Lắc trở vào đến tận An Giang.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Campuchia, người ta sử dụng vỏ cây, quả gỗ của Căm xe làm thuốc trị ho ra máu.
28.
m trắng, Muồng trúc - Albizia lebbekoides (DC.) Benth., thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Cám trắng
Cám trắng
Mô tả: Cây cao khoảng 20m. Lá hai lần kép lông chim chẵn; cuống sơ cấp có một tuyến cách gốc 2-3m; lá chét 18-22 đôi; phiến lá xanh nhạt, cứng và dai, dài 20-25mm, rộng 5-7mm, không có lông. Hoa thành đầu nhỏ hình bán cầu, xếp thành chuỳ dạng tháp gồm nhiều ngù. Quả đậu dài 13cm, rộng 18-20cm, thót lại ở gốc và ở đỉnh, tận cùng là một mũi nhọn, nhẵn bóng, màu nâu. Hạt 10, hình bầu dục, dẹp, có lỗ tổ ong ở giữa.
Bộ phận dùng: Vỏ cây - Cortex Albiziae.
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng cổ nhiệt đới, thường mọc ở rừng rụng lá, ven rừng phổ biến ở vùng thấp đến 4000m nhiều nơi của nước ta. Còn phân bố ở Campuchia.
Thành phần hóa học: Vỏ chứa một lượng tanin là 12,5-17% và được sử dụng ở Java như các loài cây có tanin khác.
Tính vị, tác dụng: Vỏ có vị đắng và chát.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Campuchia, người ta ngâm hay hãm vỏ để uống trị các cơn đau bụng hay cơn sỏi.
29.
Cẩm thị, Vàng nghệ - Diospyros maritima Blume, thuộc họ Thị - Ebenaceae.
Cẩm thị
Cẩm thị
Mô tả: Cây gỗ có cánh rũ xuống. Lá mọc so le, xoan hay thuôn, tròn ở gốc, tù ở đầu, dài 5-26cm, rộng 4-9cm, dày, nhẵn, thường với 2 tuyến ở gốc, gần gân giữa ở mặt trên; cuống lá dày, dài 8-13mm. Hoa gần như không cuống, ở nách lá; hoa đực xếp 3-7 cái, hoa cái 1-2 cái. Quả hình cầu dẹp, hơi nhẵn, cao 20-26mm, dày 22-26mm, có 4 ô, bao bởi đài đồng trưởng dạng chén. Hạt 1 trong mỗi ô, dài 12-13 mm, dẹp, màu nâu, bóng.
Bộ phận dùng: Quả, vỏ cây - Fructus et Cortex Diospyri Maritimae.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở rừng của các tỉnh phía Nam Việt Nam. Còn phân bố ở Ấn Độ, Úc châu, đảo Xêléphơ (Celèbes).
Tính vị, tác dụng: Vỏ gây ngứa.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả dùng để duốc cá; người ta giã vỏ và quả cho vào túi vải đặt xuống nước. Vỏ cũng gây ngứa da nếu ta tiếp xúc lâu.
30.
Cà chắc, Cà chít - Shorea obtusa Wall ex Blume, thuộc họ Dầu - Dipterocarpaceae.
Cà chắc
Cà chắc
Mô tả: Cây gỗ lớn, cao tới 30m hay hơn, vỏ đo đỏ, nhựa vàng màu nâu. Lá có phiến hình bầu dục hay mác thuôn, dài 7-11,5cm, mặt dưới có ít lông hay không; cuống lá dài 10-20mm; lá kèm có lông, dài 5-6mm, mau rụng, chuỳ hoa 6-12cm; hoa nhỏ; cánh hoa dài 9-12mm, màu vàng vàng; nhị 25-30 xếp thành 3 vòng, bầu hình trái xoan thuôn. Quả cao 18mm, có 3 cánh to, dài 4-5cm, có lông.
Mùa hoa tháng 1-2, quả tháng 4-6.
Bộ phận dùng: Nhựa cây - Resina Shoreae Obtusae.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma. Ở nước ta, thường gặp trong các rừng thưa ở Kontum, Đắc Lắc, Sông Bé, Đồng Nai, Bình Thuận, có khi mọc thành những tuần hệ thuần loại.
Thành phần hóa học: Có nhựa màu trắng vàng, dễ đông đặc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Campuchia, người ta dùng nhựa cây cho lợn nái ăn để làm ngừng sinh sản.
31.
Chai - Shorea guiso (Blco) Blume (S. vulgaris Pierre), thuộc họ Dầu - Dipterocarpaceae.
Chai
Chai
Mô tả: Cây gỗ lớn cao 30-40m, đường kính tới 1,2m. Vỏ nứt dọc, rộng. Nhiều bộ phận của cây như cành non, lá đều có lông. Lá đơn, mọc so le thuôn hay hình mác thuôn, dài 8-8,5cm, rộng 2,5-3cm ở cây trưởng thành. Cụm hoa chùm dài 6-7cm. Hoa hình ống, lá đài hình trái xoan, cánh hoa hình dải, nhị 20-40 xếp 3 hàng; bầu có vòi có lông. Quả xoan có 3 cánh lớn, 2 cánh nhỏ.
Mùa hoa quả tháng 3-5.
Bộ phận dùng: Vỏ cây – Cortex Shoreae.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Ở Việt Nam, thường gặp ở rừng rậm ở Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Nhựa chai được dùng trong kỹ nghệ sơn và làm xà phòng; cũng được dùng trộn với dầu rái để xám thuyền. Vỏ cây trộn với thức ăn của lợn làm cho lợn nái sẽ mất khả năng sinh đẻ, cũng có khi được vận dụng với người và cũng có kết quả.
32.
Bàng hôi, Bàng nước, Nhứt - Terminalia bellirica (Gacrtn.) Roxb., thuộc họ Bàng - Combretaceae.
Bàng hôi
Bàng hôi
Mô tả: Cây gỗ lớn rụng lá, cao 30-35m. Lá hình trái xoan ngược hay gần như bầu dục, không cân ở gốc, chóp tròn hoặc gần như lượn sóng. Cả hai mặt đều nhẵn, nhưng có những điểm chấm trắng rải rác ở mặt dưới, dài 14-20cm, rộng 8-13cm. Cụm hoa bông đầy lông hung hung, gồm cả hoa đực trứng ngược, tròn ở đỉnh, thon lại ở gốc thành một cuống ngắn màu đỏ tím, có lông nhung ngắn mịn, cao 2-3cm, dày 1,5-2cm, chia 5 múi khá rõ. Hạt đơn độc hình cầu.
Ra hoa tháng 10-11, có quả tháng 11-12.
Bộ phận dùng: Quả - Fructus Terminaliae.
Nơi sống và thu hái: Cây gặp ở độ cao dưới 1300m ở các sườn núi hoặc trong các rừng kín, khá phổ biến ở miền Nam nước ta, ưa đất bồi ven suối. Thu hái quả chín, phơi khô.
Thành phần hoá học: Quả chứa khoảng 17% tanin. Lõi gỗ, vỏ và quả chứa acid ellagic. Vỏ hạt chứa acid gallic. Nhân hạt chứa 25% một chất dầu trong, vàng, không mùi vị. Nhựa cây cho một chất gôm, khi cho vào nước, sẽ tạo thành một khối keo vô vị.
Tính vị, tác dụng: Quả có vị đắng, khi chưa chín gây xổ, khi chín già thì sẽ chát, có tác dụng bổ, nhuận tràng, hạ nhiệt. Vỏ quả gây mê.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Ấn Độ, quả được dùng trị bệnh trĩ, phù, ỉa chảy, phong hủi,
giảm mật, đầy hơi và đau đầu. Nếu ăn nhiều nhân hạt sẽ buồn ngủ.
33.
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Các loài chim ở Việt Nam

Tên Việt Nam Cu rốc đầu vàng Golden-throated Barbet Tên Khoa Học Megalaima franklinii Tên Việt Nam Gõ kiến vàng lớn Tên Khoa Học Chrysocolaptes lucidus Tên Việt Nam Chim manh Vân Nam Tên Khoa Học Anthus hodgsoni Tên Việt Nam Phường chèo lớn (Hồng Tước) Tên Khoa Học Coracina macei Tên Việt Nam Chim Uyên Ương (Hồng Tước Nhỏ Dalat) Tên Khoa Học Campephagidae tên Việt Nam Chim Ngũ Sắc (Silver-eared Mesia) Tên Khoa Học Leiothrix argentauris Tên Việt Nam Mi lang biang Tên Khoa Học Crocias langbianis King, Tên Việt Nam Khướu mào bụng trắng Tên Khoa Học Yuhina zantholeuca Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Bạc má họng đen ( Black-throated Tit ) Tên Khoa Học Aegithalos concinnus Tên Việt Nam Bạc má bụng vàng Tên Khoa Học Parus monticolus Tên Việt Nam Bạc má rừng hay bạc má mày vàng Tên Khoa Học Sylviparus modestus Tên Việt Nam Trèo cây huyệt h

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ