Chuyển đến nội dung chính

Aizoaceae (APG II system) : Họ Sam biển

Họ Phiên hạnh (danh pháp khoa học: Aizoaceae hay Ficoidaceae) là một họ thực vật hạt kín hai lá mầm. Họ này được nhiều nhà phân loại học công nhận, mặc dù có thời nó có tên gọi khoa học là Ficoideae, nhưng hiện nay không còn dùng nữa. Hệ thống APG III năm 2009 (không đổi so với hệ thống APG II năm 2003 và hệ thống APG năm 1998) cũng công nhận họ này và đặt nó trong bộ Caryophyllales của nhánh core eudicots. Hệ thống APG III cũng gộp các họ Mesembryanthemaceae Fenzl, 1836, Sesuviaceae Horan., 1834Tetragoniaceae Link, 1831 vào trong họ Aizoaceae.
 
Họ này chứa 123-135 chi và khoảng 1.900-2.020 loài (tùy quan điểm phân loại) cây chủ yếu là thân thảo, hiếm thấy thân gỗ, mọc thẳng hay bò (ít hay nhiều) có thể nhận ra nhờ các lá đơn, dày cùi thịt mọc đối hay so le, với gốc của chúng có màng nhầy và thường bao quanh thân và các tế bào biểu bì giống như bong bóng. Mép lá chủ yếu nguyên, hiếm khi thấy có răng cưa, mọng nhiều hay ít. Hoa lưỡng tính (một vài loài có hoa đơn tính), đối xứng tỏa tia, hoặc là có 5 thành viên bao hoa có màu xanh lục phía ngoài và màu khác bên trong hoặc vô số "cánh hoa" (không phải cánh hoa thật sự) thẳng hợp sinh nhiều hay ít ở phía dưới, tuy nhiên một vài loài có nhiều cánh hoa thật sự, dạng thẳng, có nguồn gốc từ các nhị lép. Thường có nhiều nhị hoa, bầu nhụy hạ (ít hay nhiều) và tách biệt. Hoa mọc kỳ dị hoặc thành xim chứa vài hoa, phát triển từ nách lá. Quả là dạng quả nang chứa 1 tới nhiều hạt mỗi ngăn, mở ra khi gặp ẩm do vách ngăn hay mô khác phồng lên.
Phần lớn các loài (khoảng 96%, hay khoảng 1.782 loài trong khoảng 132 chi) là đặc hữu của các khu vực khô cằn hay bán khô cằn tại miền nam châu Phi [1], nhưng có một vài loài tại AustraliaTrung Thái Bình Dương. Phần lớn các loài là cây mọng nước và thuộc về các phân họ MesembryanthemoideaeRuschioideae.

APG III chia họ này ra thành 4 phân họ như sau:
Dưới đây là danh sách tổ hợp các chi được công nhận trong các phân họ Sesuvioideae, Aizooideae, MesembryanthemoideaeRuschioideae, nhưng các ranh giới chi (và loài) là không chắc chắn, các giới hạn loài và chi là khó trong họ này. Đầu thế kỷ 20, chi Mesembryanthemum bao gồm cả Ruschioideae và Mesembryanthemoideae, và cho tới gần đây thì Mesembryanthemoideae, nhỏ hơn trong số hai phân họ này, đã được chia ra thành vài chi nữa. Tuy nhiên, Klak và ctv. (2007)[25] trong một nghiên cứu bao hàm toàn diện về phân họ, đã thu được sự dung giải phát sinh chủng loài khá chi tiết trong phạm vi phân họ này. Bản thân chi Mesembryanthemum, mặc dù là chi khá nhỏ, lại là đa ngành, và bất kỳ ý định nào để duy trì các chi hiện tại, như Klak nghĩ, đều có thể tạo ra sự thừa nhận vô số các đơn vị phân loại thường là được nêu đặc trưng rất kém; nên bà chỉ công nhận một chi. Quyết định này có thể phải xem lại, do các tác giả khác cho rằng các nhánh tại đó có thể được nêu đặc trưng (V. Bittrich, trao đổi cá nhân; Liede-Schumann & Hartmann, 2009[26]). Năm 1993 Hammer đã lưu ý rằng có khoảng 1.800 quần thể đã biết của chi Conophytum (Ruschioideae) - với 450 tên gọi; các ước tính hiện tại về giới hạn loài cho chi này nằm trong khoảng từ 87 tới 290.

Sesuvioideae

Phân họ Sesuvioideae Lindley chứa 4-5 chi, 36 loài. Chủ yếu tại vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới; loài Sesuvium portulacastrum phổ biến rộng khắp vùng nhiệt đới, tại các vùng duyên hải.
  • Cypselea Turpin (bao gồm cả Radiana).
  • Sesuvium L. (bao gồm cả Diplochonium, Psammanthe, Pyxipoma): Khoảng 12 loài phiên hạch, hải châu, hải mã xỉ. Tại Việt Nam có 1 loài (Sesuvium portulacastrum, đồng nghĩa: Portulaca portulacastrum).
  • Trianthema L. (bao gồm cả Ancistrostigma, Papularia, Portulacastrum, Reme): Khoảng 17 loài. Tại Việt Nam có 1 loài (Trianthema portulacastrum, đồng nghĩa Trianthema monogyna). Tên gọi trong tiếng Việt là cỏ tam khôi, diễn đàn, dàu dàu, sam biển, rau sam giả, phiến thạch, giả hải mã xỉ.
  • Tribulocarpus S.Moore. Chi này cùng chi Tetragonia được một số nhà thực vật học tách ra thành họ Tetragoniaceae.
  • Zaleya Burm.f. (bao gồm cả Zaleja).

Aizooideae

Phân họ Aizooideae chứa khoảng 7 chi và 135 loài. Sinh sống tại các khu vực khô ở miền nam châu Phi, cũng có ở Australia (chi Gunniopsis), vài loài tại Bắc Phi và Tiểu Á, Bắc Mỹ v.v. (chi Aizoon). Đồng nghĩa: Galeniaceae Rafinesque, Tetragoniaceae Link.

Mesembryanthemoideae

Phân họ Mesembryanthemoideae Ihlenfeldt, Schwantes & Straka, đồng nghĩa: Mesembryanthaceae Burnett. Từ 1 (khi đó tất cả gộp trong chi Mesembryanthemum) tới 11 chi (tùy tác giả) và khoảng 100-215 loài. Các chi đa dạng nhất là Phyllobolus (~150 loài), Psilocaulon (65 loài). Chủ yếu tại miền nam châu Phi, vài loài tại miền tây Nam Mỹ, Australia, Bắc Phi, khu vực Địa Trung Hải và Cận Đông, tự nhiên hóa tại miền tây Bắc Mỹ.
  • Aptenia N.E.Br. (bao gồm cả Litocarpus, Platythyra, Tetracoilanthus).
  • Aridaria N. E. Br. (bao gồm cả Nycteranthus).
  • Aspazoma N.E.Br.
  • Brownanthus Schwantes (bao gồm cả Pseudobrownanthus).
  • Dactylopsis N.E.Br.
  • Mesembryanthemum L. (bao gồm cả Callistigma, Cryophytum, Derenbergiella, Eurystigma, Gasoul, Halenbergia, Hydrodea, Opophytum, Pentacoilanthus Rappa & Camarrone 1953, Perapentacoilanthus, Pteropentacoilanthus, Schickia): tùng diệp cúc.
  • Phyllobolus N.E.Br. (bao gồm cả Amoebophyllum, Nycterianthemum, Pentacoilanthus Rappa & Camarrone 1960, Sphalmanthus).
  • Prenia N. E. Br.
  • Psilocaulon N.E.Br. (bao gồm cả Caulipsolon).
  • Sceletium N. E. Br.
  • Synaptophyllum N.E.Br.

Ruschioideae

Phân họ Ruschioideae Schwantes chứa khoảng 106-110 chi và khoảng 1.585 loài. Các chi đa dạng nhất: Ruschia (290-350 loài), Conophytum (87-290 loài), Lampranthus (180-220 loài), Delosperma (155-165 loài), Drosanthemum (100-110 loài), Antimima (6-60 loài). Sinh sống tại miền nam châu Phi, đặc biệt là vùng duyên hải phía tây Succulent Karoo.

Tông Apatesieae

Tông Dorotheantheae

  • Aethephyllum N.E.Br.
  • Cleretum N.E.Br. (bao gồm cả Micropterum).
  • Dorotheanthus Schwantes (bao gồm cả Pherelobus, Pherolobus, Sineoperculum, Stigmatocarpum): thái hồng cúc.

Tông Ruschiae

Phát sinh chủng loài

Tại đây lấy theo Klak và ctv. (2003)[27] cho việc gộp nhóm cơ bản trong họ; Aizoaceae nghĩa hẹp[28] dường như là cận ngành. Chi Tribulocarpus, từng được xếp trong phân họ Tetragonioideae, có quan hệ chị em với phân họ Sesuvioideae, và tại bài này nó được gộp trong phân họ này[27]; nó có quả không nứt và không có áo hạt. Về phát sinh chủng loài của phân họ Sesuvioideae, xem Hassan và ctv. (2005)[29]. Chi Tetragonia được gộp trong phân họ Aizooideae[27], tuy nhiên, nó có các tia, thiếu các dải sợi như của các thành viên khác trong họ Aizoaceae, và có nhu mô cận mạch cận kề các sợi[17].
Hai tông Apatesieae và Dorotheantheae là chị em kế tiếp với phần còn lại của Ruschioideae, và chúng không có nhiều loài. Nhiều loài hơn nhiều là phần lõi của Ruschioideae - bao gồm các phân tông Drosanthemeae và Ruschieae - có đĩa mật hình mào, quả nang nổ tung bằng hơi ẩm với giải phẫu khác biệt [30] chỉ giải phóng vài hạt một lúc, dải quản bào rộng là phổ biến (không có ở các đơn vị phân loại chị em), với các lá hình trụ hay tiết diện tam giác và mọng nước, không có lá phẳng nhiều hay ít[2][31] và không có các tế bào biểu bì dạng bong bóng như phần còn lại của họ này. Chúng cũng mất intron rpoC1 của lạp lục[32].
Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo Klak và ctv. (2003)[27].
Aizoaceae 

Sesuvioideae



Aizooideae



Mesembryanthemoideae


Ruschioideae 

Apatesieae



Dorotheantheae


Ruschiae
Họ Sam biển Aizoaceae trước đây gọi là họ Rau Đắng đất có nhiều loài hơn, hiện nay theo phân loại mới thì (với các loài cây có ở Việt Nam) đã tách ra họ Aizoaceae có 2 chi Sesuvium và Trianthema, còn chi Tetragonia thuộc về họ Tetragoniaceae và các chi Gisekia, Mollugo và Glinus thuộc về họ Molluginaceae.

Như vậy thì họ Aizoaceae hiện nay chỉ có 2 đại diện ở VN là cây Hải châu và cây Sam biển như sau :

1. Sesuvium portulacastrum (L.) L. : Hải châu
Loài này chỉ mọc ở vùng đất mặn ven bờ biển, lá trông giống cây hoa mười giờ.



Hoa



2. Trianthema portulacastrum L. : Sam biển, cỏ Tam khôi
Loài cây này thì không chỉ ở đất mặn mà còn gặp ở những vùng đất ngọt cách biển vài chục Km (như ở Mỹ Tho). Lá nấu canh ăn được.


Hoa

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Các loài chim ở Việt Nam

Tên Việt Nam Cu rốc đầu vàng Golden-throated Barbet Tên Khoa Học Megalaima franklinii Tên Việt Nam Gõ kiến vàng lớn Tên Khoa Học Chrysocolaptes lucidus Tên Việt Nam Chim manh Vân Nam Tên Khoa Học Anthus hodgsoni Tên Việt Nam Phường chèo lớn (Hồng Tước) Tên Khoa Học Coracina macei Tên Việt Nam Chim Uyên Ương (Hồng Tước Nhỏ Dalat) Tên Khoa Học Campephagidae tên Việt Nam Chim Ngũ Sắc (Silver-eared Mesia) Tên Khoa Học Leiothrix argentauris Tên Việt Nam Mi lang biang Tên Khoa Học Crocias langbianis King, Tên Việt Nam Khướu mào bụng trắng Tên Khoa Học Yuhina zantholeuca Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Bạc má họng đen ( Black-throated Tit ) Tên Khoa Học Aegithalos concinnus Tên Việt Nam Bạc má bụng vàng Tên Khoa Học Parus monticolus Tên Việt Nam Bạc má rừng hay bạc má mày vàng Tên Khoa Học Sylviparus modestus Tên Việt Nam Trèo cây huyệt h

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ