Chuyển đến nội dung chính

Musaceae : Họ Chuối


Họ Chuối (danh pháp khoa học: Musaceae) là một họ thực vật một lá mầm bao gồm các loài chuốichuối lá. Các nghiên cứu so sánh gần đây về thể hạt và chuỗi gen cùng với các ứng dụng phép miêu tả theo nhánh đã đưa ra sự phân loại mới, nhưng vẫn hơi mâu thuẫn theo bộ của các thực vật có hoa. Tuy nhiên, bộ Gừng (Zingiberales) cho đến nay là bộ duy nhất chịu ảnh hưởng nhẹ bởi các nghiên cứu này.
Chi Musa đã được miêu tả lần đầu tiên bởi nhà thực vật thời kỳ tiền Linnaeus là Georg Eberhard Rumphius nhưng về hình thức thì nó chỉ được thiết lập trong lần xuất bản thứ nhất của tác phẩm Species Plantarum của Linnaeus năm 1753-tác phẩm là ranh giới giữa các tác phẩm thời kỳ tiền-Linnaeus và hậu-Linnaeaus. Khi viết Species Plantarum, Linnaeus chỉ biết có một loại chuối, khi ông có cơ hội nhìn thấy nó trong vườn kính của George Clifford gần Haarlem ở Hà Lan.
Loài "điển hình" của chi này, Musa paradisiaca L. đã dựa trên Musa Cliffortiana L. và được công bố năm 1736, về mặt kỹ thuật là tên gọi "tiền-Linnaeus" của Linnaeus. Musa paradisiaca thực ra không phải là một loài, mà là một loại cây lai mà ngày nay đã biết là giữa Musa (nhóm AAB) chuối lá 'Pháp' hay Musa x paradisiaca L. mà Linnaeus đã lựa chọn sai lầm để đặt tên loài cho một cây lai phức tạp, và nó là nền tảng của nhiều sự lộn xộn trong phân loại học của chi này mà vấn đề đó đã không được giải quyết trọn vẹn cho đến thập niên 1940 và 1950.
Cho đến tận năm 1862 thì Musa đã là chi duy nhất trong họ này. Năm 1862, Horaninow đã miêu tả Ensete nhưng chi này đã không nhận được sự công nhận rộng rãi cho đến khi Cheesman sửa lại vào năm 1947. Tình trạng của chi Musella vẫn còn có một số điểm gây mâu thuẫn[1][2][3][4]. Musella lasiocarpa đã được xoay tròn trong khối phân loại, đầu tiên nó được cho vào chi Musa, sau đó vào chi Ensete và một lần nữa quay ngược trở lại chi Musa trước khi địa vị đại diện duy nhất cuối cùng của nó được thừa nhận, ít nhất là bởi một số học giả vào năm 1978.

Đặc điểm chung họ Chuối

Cỏ to, thân có căn hành, lá lớn, mọc xen. Có phác hoa dạng gié tạo thành buồng chuối ở tận ngọn.
Có rất nhiều hoa trong một buồng, có thể lên tới 19 ngàn hoa
Hoa sắp thành hai hàng tạo thành nải chuối.
Các hoa đực nằm ở nải trên ngọn (ngọn của buồng), còn ở gần cọng của phác hoa (gốc của buồng) là hoa lưỡng phái.
Hoa có 5 tiểu nhụy, bầu noãn 3 tâm bì tạo thành 3 buồng, mỗi buồng có nhiều tiểu noãn. Vòi nhụy duy nhất với nuốm hình chùy.
Trái là phì quả. Trái không hột gọi là trinh quả.
Thường trái có nhiều hột.

Phát sinh chủng loài

Cây phát sinh chủng loài của họ Chuối trong phạm vi bộ Gừng dưới đây lấy theo APG III.
Zingiberales 

Musaceae


Heliconiaceae



Strelitziaceae


Lowiaceae





Cannaceae


Marantaceae




Zingiberaceae


Costaceae




Cây phát sinh chủng loài trong phạm vi họ Chuối lấy theo Pavla Christelová và ctv (2011)[1]
Musaceae

Musa



Musella


Ensete



Họ Chuối Musaceae là loài đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới có mưa nhiều. Họ này có khoảng 15 loài ở VN chia làm 2 chi Ensete và Musa, hầu hết các loài chuối đều là Musa. Số loài là thế nhưng chỉ với loài chuối ăn quả thông thường thì số lượng giống thì khá nhiều : chuối già, chuối xiêm, chuối lá, chuối cao, chuối tiêu, chuối cơm, chuối ngự,..... 
Sau đây là một số loài : 

1. Musa paradisiaca L. : Chuối 
Đây là loài chuối ăn trái thường trồng, có rất nhiều giống khác nhau và các loài lai. 


2. Musa nana Lour. : Chuối già lùn 
Loài chuối này cây rất lùn, chỉ ngang đầu người. 

Hình cây chụp tại trường Dục Thanh, Phan Thiết 

3. Musa balbisiana Colla. : Chuối hột, Chuối chát 
Đặc điểm các loài chuối hột khi ra hoa có mo không cuốn cong lên như các loài chuối ăn trái. Trái có rất nhiều hạt nên không ăn được, chỉ dùng ngâm rượu làm thuốc. 


4. Musa chiliocarpa Back. : Chuối trăm nải 
Như tên cây khỏi phải mô tả, cây cứ liên tục nở hoa kết trái chứ không dừng lại sau một số nải như chuối thông thường. 


5. Musa ornata Roxb. : Chuối kiểng đỏ, Chuối cảnh 
Trồng làm kiểng, bắp chuối mọc thẳng đứng chứ không cong xuống. 


6. Musa paracoccinea A.Z. Liu. & D.Z. Li : Chuối hoa rừng 
Loài chuối rừng ở các tỉnh phía Bắc. 
(Loài này không thấy liệt kê trong sách thực vật VN, tên khoa học của cây tham khảo từ trang webhttp://ejournal.sinica.edu.tw/bbas/content/2002/1/bot431-09.html ) 



trái 
Hình này chụp hoa chuối do người dân tộc thu hái về bán tại chợ Sapa, LàoCai chứ tôi không gặp cây thực. 

7. Musella lasiocarpa (Franch.) C.Y.Wu ex H.W.Li : Chuối sen vàng, Chinese Yellow Banana, Golden Lotus Banana 
Loài chuối kiểng Trung quốc này thấy có trồng ở Sapa



8. Ensete glaucum (Roxb.) Chesm. : Chuối cô đơn 
Loài chuối này có ở miền Bắc (Hòa Bình-Sơn La), trái không ăn được. 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Các loài chim ở Việt Nam

Tên Việt Nam Cu rốc đầu vàng Golden-throated Barbet Tên Khoa Học Megalaima franklinii Tên Việt Nam Gõ kiến vàng lớn Tên Khoa Học Chrysocolaptes lucidus Tên Việt Nam Chim manh Vân Nam Tên Khoa Học Anthus hodgsoni Tên Việt Nam Phường chèo lớn (Hồng Tước) Tên Khoa Học Coracina macei Tên Việt Nam Chim Uyên Ương (Hồng Tước Nhỏ Dalat) Tên Khoa Học Campephagidae tên Việt Nam Chim Ngũ Sắc (Silver-eared Mesia) Tên Khoa Học Leiothrix argentauris Tên Việt Nam Mi lang biang Tên Khoa Học Crocias langbianis King, Tên Việt Nam Khướu mào bụng trắng Tên Khoa Học Yuhina zantholeuca Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Bạc má họng đen ( Black-throated Tit ) Tên Khoa Học Aegithalos concinnus Tên Việt Nam Bạc má bụng vàng Tên Khoa Học Parus monticolus Tên Việt Nam Bạc má rừng hay bạc má mày vàng Tên Khoa Học Sylviparus modestus Tên Việt Nam Trèo cây huyệt h

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ