Họ Vừng[1] (danh pháp khoa học: Pedaliaceae) là một họ thực vật có hoa được xếp vào bộ Scrophulariales trong hệ thống Cronquist và Lamiales trong hệ thống phân loại do Angiosperm Phylogeny Group đề xuất. Cronquist gộp cả họ Martyniaceae
vào trong Pedaliaceae, nhưng các nghiên cứu phân tử chỉ ra rằng hai họ
này không có quan hệ họ hàng gần do chúng không tạo thành một nhóm đơn ngành. Các khác biệt về phấn hoa và kiểu đính noãn gợi ý rằng tốt nhất là nên tách rời chúng thành 2 họ[2].
Vì thế APG coi chúng là hai họ riêng biệt. Cả hai họ đều có đặc trưng
là có các lông nhầy — làm cho thân và lá của chúng có cảm giác nhơn nhớt
và sền sệt — và quả có móc hay sừng. Họ Vừng theo APG chứa 13 chi với
khoảng 70 loài[3].
Vừng (Sesamum indicum) là một trong những lại cây trồng để sản xuất vừng hạt.
Chủ yếu là cây thân thảo sống một năm hay lâu năm, ít thấy dạng cây bụi với lá sớm rụng. Sống trong môi trường có độ ẩm vừa phải hay khô hạn, chủ yếu ven biển hay ven sa mạc tại khu vực nhiệt đới Cựu thế giới, đa dạng nhất về loài tại châu Phi. Lá đơn, mọc đối. Phiến lá nguyên hoặc xẻ. Khi bị xẻ, có dạng lông chim hay thùy xẻ nường xuôi. Gân lá dạng lông chim. Không có lá kèm. Hoa lưỡng tính, thụ phấn nhờ côn trùng. Hoa đơn độc hoặc thành cụm dạng xim. Bao hoa với đài và tràng hoa phân biệt với 5 lá đài và 5 cánh hoa. Nhị 4, nhị lép 1. Bầu nhụy thượng. Bộ nhụy 2 lá noãn. Kiểu đính noãn là gắn trụ. Quả dạng quả nang hay quả kiên có móc hay gai. Hạt có nội nhũ mỏng hay không nội nhũ. Nội nhũ dạng dầu[4].
Họ này có 3 loài ở VN
1. Sesamum orientale L. : Mè, Vừng
Cây trồng để lấy hạt, cũng hay gặp mọc hoang dọc ven đường quốc lộ do hạt rơi rớt khi vận chuyển.
Martyniaceae là danh pháp khoa học của một họ thực vật có hoa trong bộ Hoa môi (Lamiales), chỉ sinh sống tại khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới Tân thế giới. Họ này chứa 4-5 chi và khoảng 13-16 loài. Nó từng được đặt trong họ Vừng (Pedaliaceae) như trong phân loại của hệ thống Cronquist (trong bộ Scrophulariales), vì thế mà người Trung Quốc gọi họ này là 角胡麻 (giác hồ ma, nghĩa là vừng có sừng), nhưng được Angiosperm Phylogeny Group công nhận như là một họ tách biệt trên cơ sở các nghiên cứu phát sinh loài đã chỉ ra rằng hai họ này không có mối quan hệ họ hàng gần do chúng không tạo thành một nhóm đơn ngành. Các khác biệt về phấn hoa và kiểu đính noãn gợi ý rằng tốt nhất là nên tách rời chúng thành 2 họ[1]. Cả hai họ này đều có đặc trưng là có các lông nhầy — làm cho thân và lá của chúng có cảm giác nhơn nhớt và sền sệt — và quả có móc hay sừng. Một vài thành viên của chi Proboscidea được gọi là "cây kỳ lân" hay "vuốt quỷ" do các quả nang chứa hạt có sừng của chúng.
Danh lục các loài thực vật Việt Nam gọi họ Martyniaceae là họ Giác hồ ma hay họ Móc voi[2].
Các loài trong họ này là cây một năm hay lâu năm. Lá đơn, mọc so le hay đối, thiếu lá kèm. Hoa lưỡng tính, lớn, đối xứng đơn, có lông dính, bầu nhụy thượng. Kiểu đính noãn thành vách. Quả có 2 móc lồi lên ở đỉnh.
2. Martynia annua L. : Móc voi, Devil’s claw
Cây này tôi gặp mọc hoang nhiều ở Vũng Tàu, trái có 1 cái đuôi cong và nhọn.
hoa
Theo hệ thống phân loại mới của APG (Angiosperm Phylogeny Group) thì loài Martynia annua trên chuyển sang họ Martyniaceae
Vừng (Sesamum indicum) là một trong những lại cây trồng để sản xuất vừng hạt.
Chủ yếu là cây thân thảo sống một năm hay lâu năm, ít thấy dạng cây bụi với lá sớm rụng. Sống trong môi trường có độ ẩm vừa phải hay khô hạn, chủ yếu ven biển hay ven sa mạc tại khu vực nhiệt đới Cựu thế giới, đa dạng nhất về loài tại châu Phi. Lá đơn, mọc đối. Phiến lá nguyên hoặc xẻ. Khi bị xẻ, có dạng lông chim hay thùy xẻ nường xuôi. Gân lá dạng lông chim. Không có lá kèm. Hoa lưỡng tính, thụ phấn nhờ côn trùng. Hoa đơn độc hoặc thành cụm dạng xim. Bao hoa với đài và tràng hoa phân biệt với 5 lá đài và 5 cánh hoa. Nhị 4, nhị lép 1. Bầu nhụy thượng. Bộ nhụy 2 lá noãn. Kiểu đính noãn là gắn trụ. Quả dạng quả nang hay quả kiên có móc hay gai. Hạt có nội nhũ mỏng hay không nội nhũ. Nội nhũ dạng dầu[4].
Các chi
- Ceratotheca
- Dicerocaryum
- Harpagophytum
- Holubia
- Josephinia
- Linariopsis
- Pedalium
- Pterodiscus - khoảng 13 loài
- Rogeria
- Sesamothamnus
- Sesamum - khoảng 19 loài vừng
- Trapella
- Uncarina
Họ này có 3 loài ở VN
1. Sesamum orientale L. : Mè, Vừng
Cây trồng để lấy hạt, cũng hay gặp mọc hoang dọc ven đường quốc lộ do hạt rơi rớt khi vận chuyển.
Martyniaceae là danh pháp khoa học của một họ thực vật có hoa trong bộ Hoa môi (Lamiales), chỉ sinh sống tại khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới Tân thế giới. Họ này chứa 4-5 chi và khoảng 13-16 loài. Nó từng được đặt trong họ Vừng (Pedaliaceae) như trong phân loại của hệ thống Cronquist (trong bộ Scrophulariales), vì thế mà người Trung Quốc gọi họ này là 角胡麻 (giác hồ ma, nghĩa là vừng có sừng), nhưng được Angiosperm Phylogeny Group công nhận như là một họ tách biệt trên cơ sở các nghiên cứu phát sinh loài đã chỉ ra rằng hai họ này không có mối quan hệ họ hàng gần do chúng không tạo thành một nhóm đơn ngành. Các khác biệt về phấn hoa và kiểu đính noãn gợi ý rằng tốt nhất là nên tách rời chúng thành 2 họ[1]. Cả hai họ này đều có đặc trưng là có các lông nhầy — làm cho thân và lá của chúng có cảm giác nhơn nhớt và sền sệt — và quả có móc hay sừng. Một vài thành viên của chi Proboscidea được gọi là "cây kỳ lân" hay "vuốt quỷ" do các quả nang chứa hạt có sừng của chúng.
Danh lục các loài thực vật Việt Nam gọi họ Martyniaceae là họ Giác hồ ma hay họ Móc voi[2].
Các loài trong họ này là cây một năm hay lâu năm. Lá đơn, mọc so le hay đối, thiếu lá kèm. Hoa lưỡng tính, lớn, đối xứng đơn, có lông dính, bầu nhụy thượng. Kiểu đính noãn thành vách. Quả có 2 móc lồi lên ở đỉnh.
2. Martynia annua L. : Móc voi, Devil’s claw
Cây này tôi gặp mọc hoang nhiều ở Vũng Tàu, trái có 1 cái đuôi cong và nhọn.
hoa
Theo hệ thống phân loại mới của APG (Angiosperm Phylogeny Group) thì loài Martynia annua trên chuyển sang họ Martyniaceae
Nhận xét
Đăng nhận xét