Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2015

Những món "đồ chơi đặc biệt" đã biến mất của trẻ em thành phố

Đi tìm bắt các loài côn trùng là thú vui “tao nhã” của trẻ em thành phố thời xưa, thời nay dần bị lãng quên vì nhiều lý do. Các loài côn trùng ngộ nghĩnh, muôn dáng vẻ luôn là niềm đam mê của thế hệ trẻ em Hà Nội những năm 1990 trở về trước. Chẳng có đứa trẻ nào thuộc thời kỳ đó lại chưa từng buộc dây vào một chú chuồn chuồn cho bay vù vù đầy thích thú, hoặc mân mê một chú châu chấu xanh biếc trên bàn tay như một món đồ chơi đặc biệt. Ngày nay, quá trình đô thị hóa cùng sự ô nhiễm môi trường khiến nhiều loài côn trùng trở nên hiếm hoi tại các thành phố. Trẻ em thành thị cũng có nhiều niềm vui thú mới. Vì vậy mà những món “đồ chơi thiên nhiên” của trẻ em một thuở dường như đã bị lãng quên… Dế mèn, con vật nổi tiếng trong tác phẩm văn học của nhà văn Tô Hoài là một niềm đam mê của rất nhiều trẻ em. Để bắt được dế, bọn trẻ phải đổ dế, một trò vui bất tận vào mỗi mùa hè. Nhưng hứng thú hơn vẫn là chơi chọi dế. Những chú dế thường được kích cho hăng máu bằng cách “quay dế” và

Thú chơi 'quốc khuyển' ở Việt Nam

Trong mắt đại đa số mọi người thì các giống chó bản địa Việt Nam chủ yếu được nuôi vất vưởng để trông nhà ăn cơm thừa canh cặn và có thể để bán hoặc làm thịt... Ít khi họ quan tâm đến những con chó gọi được gọi là "chó ta". “Tại sao đất nước chúng ta có rất nhiều giống chó quý hiếm và rất khôn ngoan, trung thành, nhưng lại ít được tôn trọng và quan tâm? Tôi hàng ngày dắt chó ra công viên chơi, mấy anh trật tự phường hay công an hay đứng chốt ở ngã tư thường hay đùa: Sao chú không kiếm con chó tây to mà nuôi, nuôi làm gì mấy con chó ta này!?    Đó là những lời tâm sự của anh Hoàng Thành Quang, người sáng lập diễn đàn Quốc khuyển (quockhuyen.com), một sân chơi dành cho những người yêu thích các giống chó nội địa của Việt Nam. Hiện, anh đang nuôi một đàn gồm 5 chú chó tại ngôi nhà nằm sâu trong ngõ 2 Láng Hạ (Ba Đình, Hà Nội). Theo anh Quang, 4 giống chó chủ yếu được những người nuôi “quốc khuyển” quan tâm hiện này là chó H'mông cộc đuôi, chó Phú Quốc, chó Bắc Hà và chó

Cây đom đóm-Alchornea tiliifolia (Benth.)

Đom đóm: Alchornea tiliifolia (Benth.) Muell.-Arg. - Lá dùng chữa sởi. Cây mọc tự nhiên phổ biến trên các đồi đá sỏi vùng trung du, vùng núi khắp Việt Nam.

Centella -Chi rau má

Centella   abbreviata   (A. Rich.) Nannf. Centella   affinis   (Eckl. & Zeyh.) Adamson Centella   annua   M.Schub. & B.-E.van Wyk Centella   asiatica   (L.) Urb. Centella   brachycarpa   M.Schub. & B.-E.van Wyk Centella   caespitosa   Adamson Centella   calcaria   M.Schub. & B.-E.van Wyk Centella   callioda   (Cham. & Schltdl.) Drude Centella   calliodus   (Cham. & Schltdl.) Drude Centella   capensis   (L.) Domin Centella   cochlearia   (Domin) Adamson Centella   comptonii   Adamson Centella   cordifolia   (Hook.f.) Nannf. Centella   coriacea   Nannf. Centella   cryptocarpa   M.T.R.Schub. & B.-E.van Wyk Centella   debilis   (Eckl. & Zeyh.) Drude Centella   dentata   Adamson Centella   didymocarpa   Adamson Centella   difformis   (Eckl. & Zeyh.) Adamson Centella   dolichocarpa   M.Schub. & B.-E.van Wyk Centella   erecta   (L.f.) Fernald Centella   eriantha   (A.Rich.) Drude Centella   flexuosa   (Eckl. & Zeyh.) Drude

Rau má núi - Geophila repens (L.)

Rau má núi - Geophila repens (L.) Johnston. Dùng 10 - 20g lá, sắc uống. Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Hoà Bình, Bà Rịa - Vũng Tàu. Cây mọc tự nhiên rải rác trong rừng thường xanh, ở độ cao dưới 1.000 m.

Đay dại - Corchorus aestuans L.

Đay dại - Corchorus aestuans L. - Cả cây giã nát tắm cho trẻ em bị bệnh sởi làm cho sởi mau mọc. Cây mọc hoang dại nhiều nơi ở Việt Nam (ven đường, trong vườn,…). Trông giống cây Đay trắng, nhưng thân bò.

nho chuỗi ngọc-Ribes

Cư dân mạng đang xôn xao về một loại quả có giá đắt trên trời lên tới 2 triệu đồng/kg. Loại quả này được nhiều người quan tâm tìm mua bởi vị chua thanh, không ngọt nhưng vô cùng hấp dẫn. Mỗi quả có kích thước bằng đầu ngón tay, quả chín mọng đẹp mắt, có thể nhìn thấu vỏ vào phía bên trong. Quả có 4 màu đỏ, đen, hồng và trắng mỗi khi chín. Chính vì những đặc điểm này mà người Việt gọi thứ quả này với cái tên vô cùng kiêu sa là  nho chuỗi ngọc trong suốt . Cây lý chua mọc nhan nhản trên đường phố và trong các khu rừng tại Châu Âu. Thế nhưng sự thật về loại quả nghe tên có vẻ sang chảnh này lại khiến những người từng bỏ số tiền không nhỏ ra mua về nhà “hưởng thụ” phải bất ngờ. Bởi “ nho chuỗi ngọc ” vốn dĩ là một loại quả mọc ven đường tại các quốc gia châu Âu như Anh, Pháp, Hà Lan… có giá quy ra tiền Việt khoảng  250.000 – 400.000 đồng/kg. Theo chị Lương Hạnh, Việt kiều sinh sống tại Anh cho biết, người dân ở đây rất ít khi coi “ nho chuỗi ngọc ” như một loại hoa quả sử dụng

HÀ THỦ Ô ĐỎ (Radix Fallopiae multiflorae)

Còn gọi là cây giao đằng, dạ hợp, địa tinh. Rễ phình to thành củ. Củ là một vị thuốc bổ, chữa các bệnh thần kinh; làm đen râu, đen tóc. 1. Tên khoa học:  Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson = Polygonum multiflorum Thunb.). 2. Họ: Rau răm (Polygonaceae). 3. Tên khác: Dạ hợp, giao đằng, thủ ô, địa tinh, khua lình (Thái), mằn năng ón (Tày), xạ ú sí (Dao) 4. Mô tả: Cây: Dây leo, sống nhiều năm. Thân rễ phồng thành củ. Thân quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân có màu xanh tía, nhẵn, có vân. Lá mọc so le, có cuống dài. Phiến lá hình tim, dài 4 - 8cm, rộng 2,5 - 5cm, đầu nhọn, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, cả hạị mặt đều nhẵn. Bẹ chìa mỏng, màu nâu nhạt, ôm lấy thân. Hoa tự chùm nhiều nhánh. Hoa nhỏ, đường kính 2mm, mọc cách xa nhau ở kẽ những lá bắc ngắn, mỏng. Bao hoa màu trắng, 8 nhụy (trong số đó có 3 nhụy hơi dài hơn). Bầu hoa có 3 cạnh, 3 vòi ngắn rời nhau. Đầu nhụy hình mào gà rủ xuống. Quả 3  góc, nhẵn bóng, đựng trong bao hoa còn lại, 3 bộ phận ngoài của bao hoa p