Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2015

15 loại Trái cây rừng...

Xay rừng Trám rừng Hạt dẻ trùng khánh Mây thái Na rừng Me rừng Táo mèo Thảo quả rừng Quả tỳ bà Dâu rừng Mây rừng Mắc mật Hạt thông Thanh mai Sim rừng

Cá sủ vàng- Otolithoides biauritus

Cá sủ vàng, có tên khoa học là Otolithoides biauritus (còn được gọi là cá sủ vây vàng, cá sủ vàng kép, cá thủ sủ đất; có nơi gọi là cá sú vàng) là một loài cá biển quý hiếm được ví von như "cục vàng biển". Cá sủ vàng có màu đen trên lưng, miệng rộng, thân thon dài. Thức ăn của cá thay đổi theo từng độ tuổi. Lúc nhỏ, cá ăn các loại ấu trùng hàu, nguyên sinh động vật, lớn lên chúng ăn tôm, cá nhỏ.  Tiến sĩ Nguyễn Đức Cự, người có nhiều năm nghiên cứu để ra đời đề tài khoa học về loài cá quý hiếm này thông tin trên VOV Giao thông: "Đây là loài cá có giá trị kinh tế đặc biệt cao, giá trị thương mại trước năm 2005 tại Việt Nam dao động trong khoảng 5- 7 triệu đồng /kg (300 - 400USD/kg) và năm 2007 khoảng 15 – 20 triệu đồng/kg".Theo VOV Giao thông, bóng của loài cá này được sử dụng làm chỉ khâu tự tiêu trong y học. Giá bóng cá Sủ vàng tươi có giá 45.000 - 55.000USD/kg tươi tuỳ theo độ dài của bóng và cá có trọng lượng 40 - 50kg thì bóng đạt khoảng 1kg tươi. Món ăn

Bình bát , nê, na xiêm- Annona reticulata

Bình bát hay còn gọi là nê, hoặc na xiêm, tên khoa học là Annona reticulata, một số ngôn ngữ châu Âu gọi là tim bò, tiếng Hindi gọi là sitaphal, tức quả Sita, là một loài thực vật thuộc chi Na (Annona), có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới của Tân Thế Giới (châu Mỹ,bao gồm Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Trung Mỹ và Caribe cũng như các đảo xung quanh). Cây bình bát  là cây gỗ nhỡ, sớm hay nửa rụng lá. Thân cao 2 – 5 m, thậm chí đến 10 m. Lá đơn, mọc so le, nhọn hai đầu, có 8 - 9 cặp gân phụ, dài 10–15 cm và rộng 5–10 cm. Hoa vàng, hai vòng cánh, nhiều nhị đực và tâm bì. Bình bát Quả hình tim (quả kép, như các loại na), mặt ngoài có từng ô 5 góc mở; thịt quả trắng hoặc hơi hồng, ăn được, nhưng không ngon như na hoặc mãng cầu xiêm, vì vị hơi chát, ít ngọt và không thơm. Quả xanh (8 - 12g) thái mỏng phơi khô, sắc uống chữa sốt, tiêu chảy, kiết lỵ, giun sán, nhiễm khuẩn hô hấp. Hạt có tính sát khuẩn. Quả bình bát(na xiêm) ngoài vị ngọt thanh còn chứa: vitamin C giúp chống gốc tự do gây lão hóa sớm; v

Cây vú chó- Ficus heterophyllus L.

CÂY VỌT CÂY THUỐC NAM (60) http://tuelinh.vn ---o0o--- 60. Cây vọt Tên khác : Cây vú chó. Tên khoa học ; Ficus heterophyllus L. , họ Dâu tằm (Moraceae). Cây mọc hoang ở các vùng đồi núi nước ta. Bộ phận dùng : Rễ, nhựa mủ, phần trên mặt đất. Thành phần hóa học chính: Nhựa, flavonoid. Công dụng, liều dùng: Chữa phong thấp: ngày dùng 15-20g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. Mỗi lít rượu ngâm 100-200g rễ sao vàng, mỗi ngày uống 15-20ml rượu này. Chữa ngã bị ứ huyết, ngực bụng đau nhức, hòn cục: toàn cây Vú bò giã nát, thêm rượu và ít muối, sao nóng đắp lên nơi đau. Chú ý : Rễ cây này thường gọi là Hoàng kỳ nam dùng thay thế Hoàng kỳ và còn dùng chữa ho, phong thấp.

Cây độc lực, Đơn tướng quân, Cây lá khôi, Khôi nhung, Khôi tía-Ardisia sylvestris Pitard.

Cây khôi Tên khác : Cây độc lực, Đơn tướng quân, Cây lá khôi, Khôi nhung, Khôi tía. Tên khoa học : Ardisia sylvestris Pitard., họ Đơn nem (Myrsinaceae). Cây mọc hoang ở những khu rừng rậm miền thượng du như Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình… Bộ phận dùng : Lá. Thành phần hóa học chính: Tanin. Công dụng : Chữa đau dạ dày. Cách dùng, liều lượng: Ngày uống 40-80g, sắc uống phối hợp với các vị thuốc khác.

cây lá ngón-Gelsemium elegans

Cây  lá ngón , còn gọi là  cây rút ruột ,  co ngón ,  hồ mạn trường ,  hồ mạn đằng ,  hoàng đằng ,  đoạn trường thảo ,  câu vẫn  v.v., có  danh pháp hai phần  là  Gelsemium elegans , trước đây được phân loại trong  họ Mã tiền  ( Loganiaceae ), nhưng từ năm 1994 đến nay được cho là thuộc họ mới là  họ Hoàng đằng  ( Gelsemiaceae ). Đứng đầu bảng trong các loài cây độc và có rất nhiều ở vùng rừng núi là cây lá ngón. Loài cây này có hoa rất đẹp, nở màu vàng cam rực rỡ nên nhiều người nếu không biết sẽ thích thú ngắt hoa chụp ảnh. Tuy nhiên, chỉ cần ngắt lá, bẻ cành, để chất nhựa độc dính vào tay rồi vô tình tiếp xúc với đồ ăn, vết thương hở, lập tức các độc tính sẽ gây ra triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… sau đó là mỏi cơ, giảm thân nhiệt, hạ huyết áp, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp. Mức độ độc của cây giảm theo thứ tự: rễ, lá, hoa, quả, thân cây. Tuy độc nhưng sử dụng đúng cá

Cây bìm bịp,cây xương khỉ, cây mảnh cọng- Clinacanthus nutans (Burm.f.)

Cây còn có tên gọi: cây  xương khỉ , cây mảnh cọng. Tên khoa học: Clinacanthus nutans (Burm.f.) Lindau. Thuộc họ Ô rô Acanthaceae. Cây có nguồn gốc châu Á nhiệt đới, mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở Việt Nam làm thuốc hoặc lấy lá hấp bánh, đồ xôi để có mùi thơm riêng biệt Theo dân gian rau có tên  bìm bịp  là vì: Khi bìm bịp con mới nở nếu bị gãy chân, thì thấy chim mẹ cắn lá cây này về đắp chim con cho lành xương nên có tên gọi như trên. Theo y học cổ truyền, rau bìm bịp có tác dụng: Chữa trị bệnh gút, giảm đau, hạ sốt, chống viêm, điều kinh. Người dân thường dung lá thân tươi giã nhuyễn chữa sưng đau, cầm máu, bong gân, gẫy xương kín,… Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng có trong rau tại Trung tâm III thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho thấy : + Hàm lượng đạm tính theo khối lượng (%) : 3,2 + Hàm lượng chất béo tính theo khối lượng(%) : 1,1 + Hàm lượng chất sơ tính theo khối lượng (%) : 1,4 + Hàm lượng canxi(mg/100g) : 147 Như vậy có thể thấy thành phần dinh dưỡng

Cây giao -Euphorbia tirucalli

Cây giao mọc hoang nhiều nơi, ở thôn quê cây có thể dùng làm hàng rào. Dân gian thường dùng  chữa bệnh viêm xoang  mũi. Hiện nay ở đâu cũng có nhiều người săn tìm mua  cây giao chữa viêm xoang . Nhưng mấy ai biết được cây giao hay còn gọi là cây xương cá được xếp vào nhóm kịch độc. Hình ảnh cây giao – cây xương cá chữa bệnh viêm xoang Cách sử dụng cây giao chữa viêm xoang khá đơn giản. Nhưng trong phạm vi bài viết này mình chỉ giới thiệu về dược tính của cây giao mà thôi vì đây là vấn đề quan trọng bạn cần phải biết. và sử dụng cây giao như thế nào thì mình sẽ có một bài viết khác cụ thể hơn. Mời bạn tiếp tục. “Cây giao có tên quốc tế là  Euphorbia tirucalli, thuộc họ Euphorbiaceae, việt nam gọi là cây xương khô do tượng hình gầy gò không lá hoặc ít lá. Cây có nguồn gốc ở vùng Phi Châu nhiệt đới, nổi bật nhất là vùng đông bắc, miền trung, nam Phi Châu và Ấn Độ, nhưng hiện nay được lan rộng nhập tịch hóa trong tất cả những vùng nhiệt đới bán khô hạn đến những vùng địa trung

hoa vô ưu-Couropita Guianensis

Hoa Sala hay Tha la, còn gọi là hoa đầu lân mang ý nghĩa thiêng liêng đối với Phật Giáo Nguyên Thủy và Nam Tông, gắn bó với những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca. Như cây Bồ Đề trong Phật Giáo Đại Thừa, Sala thường trồng trong các sân chùa Nam Tông ở Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào và một số chùa Khmer Nam Bộ. Tín đồ Hindu Giáo Ấn Độ cũng xem cây sala thiêng liêng và thường trồng nơi đền thờ thần Shiva. Do kết cấu cả chùm hoa trông giống rắn thần (naga), mỗi bông là đầu và miệng phùng mang che phần nhụy trung tâm có hình một lingam của thần Shiva và nhiều shivalingam nhỏ bao quanh, nên được gọi là Nagalingam hay “hoa Shivalingam”. Hình tượng này làm ta liên hệ đến con rắn hổ mang chín đầu bảo vệ Đức Phật trong lúc ngài ngồi nhập định 49 ngày dưới cội cây bồ đề. Hoa sala có mùi rất thơm, hương tỏa xa thanh thoát, được xem là loài hoa vô ưu hay ưu đàm. Sala nở rộ tượng trưng cho Phật Pháp (Dharma), và Đức Ph