Khoai mùng (danh pháp hai phần: Xanthosoma sagittifolium) là loài thực vật có hoa thuộc chi Xanthosoma, được trồng lấy củ.
Tại Việt Nam có nhiều giống khoai mùng với tên gọi khác nhau như mùng tía, môn lựu đạn, môn tí, môn tàu, khoai riềng quảng, khoai sọ, khoai sọ mèo..
Các vật liệu trồng khoai mùng có thể là củ cái bé, mảnh củ được cắt ra từ củ cái, củ con hoặc mảnh cắt từ những củ con to, mặt củ 1–2 cm kèm đoạn dọc khoảng 10–20 cm.[4]
Dẻo quẹo khoai sọ vàng
Ở Bá Thước, Thanh Hóa, khoai sọ vàng hay còn gọi là khoai mán vàng, khoai môn, có từ tháng 8 đến tháng 11 trong năm. Khoai có màu vàng, bở, dẻo mà không loại khoai nào sánh kịp.
Khoảng hơn chục năm về trước, người dân vùng này có ba món ăn chính là bánh đúc (ngô) chấm muối lạc, củ dong riềng và khoai mán vàng ăn mỗi sáng. Nhiều người thú thật giờ có bày bánh đúc, củ dong riềng trước mặt, các tiền họ cũng chẳng muốn ăn. Thế nhưng, món khoai mán vàng lại là ngoại lệ.
Khoai sọ vàng hay còn gọi khoai mán vàng. Khi mua nên chọn củ vừa phải, tròn sẽ ngon hơn củ dài. Ảnh minh họa.
Ngày ấy rất hiếm gạo, dân vùng này ăn 3 món đó thay cơm, xem như là để dành ít gạo cho Tết Nguyên đán. Món khoai vàng dù không có đường để nấu song nhiều người vẫn sướng rơn khi sáng sáng được luộc cho ăn. Trong tiết trời thu hiu hiu này, cầm một miếng khoai mán vàng ươm, mà nếu có một chút mật mía ăn kèm thì không còn gì thú bằng.
Nếu như trước kia, nhà nào cũng trồng khoai mán vàng như một loại lương thực ăn hằng ngày thì giờ đây khoai rất hiếm. Chỉ còn vài nhà trồng, giá đắt đỏ. Với những người xa quê, cũng không biết tự bao giờ đã xem đây như một thứ quà hảo hạng. Cả năm chỉ mong chờ đến mùa này vừa được ăn cho đã thèm, vừa để nhớ về một tuổi thơ vùng cao ngày đó.
Khoai mán vàng ưa đất đồi. Chỉ một nhánh ươm trồng ban đầu (bằng củ con), qua gần một năm, phát triển thành một bụi lớn. Có bụi khoai nặng đến vài kg, không tách thành củ rõ ràng mà nối liền nhau kỳ dị.
Đồ tuyệt hảo bao giờ cũng có loại nhái. Nhiều người không biết vẫn mua phải khoai mán trắng. Thân, lá và cả củ đều không có gì khác biệt, chỉ có lúc bổ ra mới biết một loại vàng ươm, dẻo quẹo, trong khi loại "nhái" lòng trắng, không dẻo bằng.
Khoai mán vàng màu vàng ươm. Lúc nấu lên thành màu vàng xanh xanh, thơm dịu chứ không như khoai môn tím. Ảnh: Phan Dương.
Một điều đáng tiếc là thời gian bảo quản khoai mán vàng rất ngắn, chỉ chừng 10 ngày đổ lại. Người không biết, lúc dỡ tiện tay gọt luôn cả đầu, đuôi cho gọn nhẹ thì chỉ vài ngày sau củ khoai bị thối gần hết.
Cũng như khoai sọ, khoai lệ phố, loại khoai này được chế biến thành nhiều món khác nhau nhưng với đặc tính dẻo quẹo thì nhiều người vẫn thích nấu chè nhất. Bạn hãy gọt vỏ, rửa sạch (cẩn thận kẻo ngứa) rồi cắt miếng (to nhỏ không quan trọng). Sau đó, bắc nồi nước lên bếp, cho khoai vào, đun sôi, để chừng 5 phút, dùng muỗng đảo nhẹ. Tức thì cả nồi khoai trở nên dẻo, sóng sánh. Cho một chút đường vào và thưởng thức, nóng lạnh tùy ý.
Nhìn món chè này nhiều người sẽ không tin sao bát chè lại vàng ươm, sóng sánh, dẻo đến thế, nhưng quả thực bản thân khoai mán vàng rất bở, dẻo một cách kỳ lạ mà không cần cho thêm bột sắn, bột đao. Dù chỉ nấu đơn thuần khoai và đường thì món này cũng đủ say đắm lòng người. Tuy nhiên, để món chè ngon hơn, bạn có thể cho thêm hạt chân châu khô, lá nếp và ăn kèm nước cốt dừa.
Món canh xương bắt mắt hơn với khoai mán vàng. Ảnh: Phan Dương.
Ngoài ra, món canh xương khoai mán vàng cũng rất ngon. Bạn nên chọn xương nhiều thịt, đun cho đến khi nhừ rồi cho khoai cắt thành miếng vừa ăn vào. Chỉ đun đến khi nồi khoai sôi trở lại, để thêm một phút nữa rồi bắc xuống ngay kẻo khoai tan hết. Lúc ăn, bạn chẳng cần nhai, miếng khoai đã dẻo dính trong miệng. Dù vậy, món ăn chỉ ngon khi bạn cho một lượng khoai vừa phải. Nếu quá tham lam, nước xương sẽ bị hút hết, món ăn dễ ngấy.
Tại Việt Nam có nhiều giống khoai mùng với tên gọi khác nhau như mùng tía, môn lựu đạn, môn tí, môn tàu, khoai riềng quảng, khoai sọ, khoai sọ mèo..
Các vật liệu trồng khoai mùng có thể là củ cái bé, mảnh củ được cắt ra từ củ cái, củ con hoặc mảnh cắt từ những củ con to, mặt củ 1–2 cm kèm đoạn dọc khoảng 10–20 cm.[4]
- Củ cái và củ con của khoai mùng có thể được sử dụng làm thực phẩm dưới các dạng luộc, hấp, sấy hoặc rán hoặc làm bột dinh dưỡng.[4]
- Dọc của các giống khoai mùng tím có thể sử dụng như một loại rau nấu canh cá, canh chua và các món lẩu hoặc muối chua.[4]
Dẻo quẹo khoai sọ vàng
Ở Bá Thước, Thanh Hóa, khoai sọ vàng hay còn gọi là khoai mán vàng, khoai môn, có từ tháng 8 đến tháng 11 trong năm. Khoai có màu vàng, bở, dẻo mà không loại khoai nào sánh kịp.
Khoảng hơn chục năm về trước, người dân vùng này có ba món ăn chính là bánh đúc (ngô) chấm muối lạc, củ dong riềng và khoai mán vàng ăn mỗi sáng. Nhiều người thú thật giờ có bày bánh đúc, củ dong riềng trước mặt, các tiền họ cũng chẳng muốn ăn. Thế nhưng, món khoai mán vàng lại là ngoại lệ.
Khoai sọ vàng hay còn gọi khoai mán vàng. Khi mua nên chọn củ vừa phải, tròn sẽ ngon hơn củ dài. Ảnh minh họa.
Ngày ấy rất hiếm gạo, dân vùng này ăn 3 món đó thay cơm, xem như là để dành ít gạo cho Tết Nguyên đán. Món khoai vàng dù không có đường để nấu song nhiều người vẫn sướng rơn khi sáng sáng được luộc cho ăn. Trong tiết trời thu hiu hiu này, cầm một miếng khoai mán vàng ươm, mà nếu có một chút mật mía ăn kèm thì không còn gì thú bằng.
Nếu như trước kia, nhà nào cũng trồng khoai mán vàng như một loại lương thực ăn hằng ngày thì giờ đây khoai rất hiếm. Chỉ còn vài nhà trồng, giá đắt đỏ. Với những người xa quê, cũng không biết tự bao giờ đã xem đây như một thứ quà hảo hạng. Cả năm chỉ mong chờ đến mùa này vừa được ăn cho đã thèm, vừa để nhớ về một tuổi thơ vùng cao ngày đó.
Khoai mán vàng ưa đất đồi. Chỉ một nhánh ươm trồng ban đầu (bằng củ con), qua gần một năm, phát triển thành một bụi lớn. Có bụi khoai nặng đến vài kg, không tách thành củ rõ ràng mà nối liền nhau kỳ dị.
Đồ tuyệt hảo bao giờ cũng có loại nhái. Nhiều người không biết vẫn mua phải khoai mán trắng. Thân, lá và cả củ đều không có gì khác biệt, chỉ có lúc bổ ra mới biết một loại vàng ươm, dẻo quẹo, trong khi loại "nhái" lòng trắng, không dẻo bằng.
Khoai mán vàng màu vàng ươm. Lúc nấu lên thành màu vàng xanh xanh, thơm dịu chứ không như khoai môn tím. Ảnh: Phan Dương.
Một điều đáng tiếc là thời gian bảo quản khoai mán vàng rất ngắn, chỉ chừng 10 ngày đổ lại. Người không biết, lúc dỡ tiện tay gọt luôn cả đầu, đuôi cho gọn nhẹ thì chỉ vài ngày sau củ khoai bị thối gần hết.
Cũng như khoai sọ, khoai lệ phố, loại khoai này được chế biến thành nhiều món khác nhau nhưng với đặc tính dẻo quẹo thì nhiều người vẫn thích nấu chè nhất. Bạn hãy gọt vỏ, rửa sạch (cẩn thận kẻo ngứa) rồi cắt miếng (to nhỏ không quan trọng). Sau đó, bắc nồi nước lên bếp, cho khoai vào, đun sôi, để chừng 5 phút, dùng muỗng đảo nhẹ. Tức thì cả nồi khoai trở nên dẻo, sóng sánh. Cho một chút đường vào và thưởng thức, nóng lạnh tùy ý.
Nhìn món chè này nhiều người sẽ không tin sao bát chè lại vàng ươm, sóng sánh, dẻo đến thế, nhưng quả thực bản thân khoai mán vàng rất bở, dẻo một cách kỳ lạ mà không cần cho thêm bột sắn, bột đao. Dù chỉ nấu đơn thuần khoai và đường thì món này cũng đủ say đắm lòng người. Tuy nhiên, để món chè ngon hơn, bạn có thể cho thêm hạt chân châu khô, lá nếp và ăn kèm nước cốt dừa.
Món canh xương bắt mắt hơn với khoai mán vàng. Ảnh: Phan Dương.
Ngoài ra, món canh xương khoai mán vàng cũng rất ngon. Bạn nên chọn xương nhiều thịt, đun cho đến khi nhừ rồi cho khoai cắt thành miếng vừa ăn vào. Chỉ đun đến khi nồi khoai sôi trở lại, để thêm một phút nữa rồi bắc xuống ngay kẻo khoai tan hết. Lúc ăn, bạn chẳng cần nhai, miếng khoai đã dẻo dính trong miệng. Dù vậy, món ăn chỉ ngon khi bạn cho một lượng khoai vừa phải. Nếu quá tham lam, nước xương sẽ bị hút hết, món ăn dễ ngấy.
Nhận xét
Đăng nhận xét