Vietnamese named : dây Cóc
English names : Heavenly elixir
Scientist name : Tinospora crispa F.-Vill
Synonyms :
Family : Menispermaceae. Họ Tiết Dê
English names : Heavenly elixir
Scientist name : Tinospora crispa F.-Vill
Synonyms :
Family : Menispermaceae. Họ Tiết Dê
Dây cóc, Dây ký ninh, Thuốc sốt rét - Tinospora crispa Miers, thuộc họ Tiết dê - Menispermaceae.
Mô tả: Dây leo bằng thân quấn, sống dai, dài tới 6-7m. Thân non nhẵn, thân già màu nâu xám, rất xù xì nom như da cóc. Lá hình trái xoan ngược - dạng tim hay hình thuôn, mọc so le, mép nguyên, dài 8-12cm, rộng 5-6cm, có cuống ngắn. Hoa tập hợp thành 1-2 chùm mọc ở nách những lá đã rụng. Quả hình trứng, khi chín có màu vàng rồi đỏ, dài chừng 12 mm, có cơm quả dày, chứa 1 hạt màu đen.
Bộ phận dùng: Dây - Caulis Tinosporae Crispae.
Nơi sống và thu hái: Cây của Đông Dương và Ấn Độ, mọc hoang và cũng được trồng. Trồng bằng những đoạn cành dài 10-15cm cắm nghiêng xuống đất vào mùa xuân, thu.
Để làm thuốc, dùng dây già thu hái quanh năm, rửa sạch, cắt thành đoạn ngắn, thái mỏng dùng tươi hay phơi khô. Có thể tán bột, luyện viên cho dễ uống. Khi chế biến, có thể ngâm nước vo gạo hay nước tiểu trẻ em.
Thành phần hoá học: Dây chứa một alcaloid là palmatin, hàm lượng 0,10% trọng lượng khô. Ngoài ra còn có một chất đắng với tỷ lệ 0,60-0,80% trọng lượng khô. Hoạt chất đắng này là một heterosid không kết tinh, không hút ẩm, khó thuỷ phân bởi các acid. Người ta còn gọi nó là picroretin hay picroretinosid.
Tính vị, tác dụng: Dây có có vị rất đắng, tính mát, có tác dụng chống chu kỳ trong sốt, bổ đắng, hạ nhiệt, làm ra mồ hôi, tiêu đờm, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, lợi tiêu hoá. Lương y Nguyễn An Cư cho nó là phá huyết thông kinh trệ, trục ứ, chỉ phúc thống, sát chư trùng, trừ thấp nhiệt, tiêu thũng đầy, cũng chữa sốt rét hay.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị cảm sốt, phát ban, sốt rét cơn, ho, tiêu hoá kém và tiêu mụn nhọt. Dùng ngoài lấy nước sắc rửa mụn nhọn lở loét. Lá nghiền nát dùng đắp lên các vết thương và đắp trị ghẻ. Ở Ấn Độ, người ta dùng trong suy yếu toàn thân.
Cách dùng: Ngày dùng 4-8g khô, dạng thuốc sắc. Hoặc dùng tươi hãm trong nước sôi để nguội uống. Hoặc nấu thành cao, ngày uống 0,50-1,50g. Dùng bột luyện thành viên, ngày 2-3g. Dùng ngoài, nấu nước rửa mụn nhọt, vết thương.
Dùng rễ sắc uống chữa sốt rét cơn.
Đơn thuốc kinh nghiệm chữa sốt rét ở An Giang, dùng chữa sốt rét dây dưa và chặn cử rét: Dây đau xương 16g; Dây kỳ nam hương 10g; Dây thần thông 10g; Dây cóc 10g, hiệp chung 1 thang sắc uống trước cử 2 giờ. Đổ 3 chén, sắc còn 9 phân. Uống ngày 1 thang.
Có người còn dùng chữa bò gầy ốm, biếng ăn: Giã tươi một đoạn dây (dài bằng một lóng tre), thêm muối, lọc nước cho uống, bò sẽ mạnh trở lại.
**** Y KHOA.NET
www.ykhoanet.com/yhocphothong/thamvansuckhoe/q108.htm
www.ykhoanet.com/yhocphothong/thamvansuckhoe/q108.htm
DÂY KÝ NINH
Hỏi: Ở quê tôi, một số người thường dùng dây ký ninh để trị sốt rét và cho trâu bò ăn để tăng sức khỏe. Nhưng qua những tài liệu đã được xem, tôi thấy cây này không giống với cây ký ninh (hay còn gọi là canhkina) vẫn dùng điều trị sốt rét. Xin bác sĩ cho biết rõ hơn về loại cây này. (Trần Văn Tư - Hà Tây)
Trả lời: Còn gọi là thuốc sốt rét, dây thần thông, bảo cự hành, khua kao ho (Lào), bandaul pech (Campuchia), Liane (Pháp). Tên khoa học Tinospora crispa (L.) Miers., (Menispermum crispum L., Cocculus ruberculatus L., C crispus DC). Thuộc họ Tiết dê Menispermaceae. Người ta dùng thân cây của thần thông tươi hoặc khô. Đây không phải là cây canhkina và không có chất quinin mặc dù mang tên dây ký ninh. Chú ý đừng nhầm lẫn.
Mô tả cây Dây ký ninh là một dây leo, thân rất xù xì, màu nâu nhạt, dài tới 6-7m hay hơn, mọc rất khỏe. Lá mọc so le, hình tim, mép nguyên, trông hơi dày, dài 8-12cm, rộng 5-6cm, cuống gầy và ngắn hơn phiến lá. Hoa hợp thành 1-2 chùm ở kẽ lá. Quả chín có màu đỏ, dài chừng 12mm, có một hạt dẹt.
Phân bố, thu hái và chế biến Dây ký ninh mọc hoang tại nhiều tỉnh miền Bắc nước ta như Hà Tây, Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Nó còn mọc ở Lào, Campuchia, Philippines. Trồng dây ký ninh rất dễ, chỉ cần cắt thành từng mẩu dài chừng 10-15cm, trồng nghiêng xuống đất. Mùa nóng cây phát triển rất mạnh. Theo M. Brancourt, trong 24 giờ, thân cây ký ninh có thể dài tới 20-25cm; Mùa rét cây ngừng phát triển. Thu hoạch quanh năm, hái về cắt thành từng đoạn ngắn chừng 0,5-1cm, phơi hoặc sấy khô. Khi tươi có chất nhựa nhầy, vị đắng.
Công dụng và liều dùng Tuy gọi là dây ký ninh nhưng trong thành phần hóa học không có chất quinin. Tuy vậy, người dân nước ta cũng như một số nước khác vẫn dùng dây ký ninh để trị sốt rét, trị sốt và làm thuốc bổ trợ giúp tiêu hóa như cây canhkina. Dùng dưới hình thức cao, bột viên. Liều dùng chữa sốt rét: Ngày uống 0,5-1,5g cao dưới hình thức thuốc viên. Bột thân cây chế thành rượu thuốc hay thuốc ngâm. Bột thuốc uống 2-3g/ngày, rượu thuốc uống 4-8g/ngày. Người ta còn cho súc vật như trâu, bò, ngựa... ăn bột dây ký ninh trộn với thóc để giúp chúng ăn khỏe, lông mượt, cơ thể béo tốt. Ngoài công dụng dùng trong, dây ký ninh còn được dùng ngoài bằng cách đắp hoặc sắc lấy nước rửa các vết lở loét rất hiệu quả. Chú thích: Ở nước ta còn có một loại cây gần giống với dây ký ninh, gọi là dây thần thông. Tên khoa học là Tinospora condifolia Miers. Thân ít xù xì hơn, lá tròn hình tim và quả dài hơn (2cm). Cây cũng có công dụng như dây ký ninh
Ở miền nam còn có tên gì nửa vậy! và thường mọc ở đâu.có thể cho mình biết.
Trả lờiXóa