Chuyển đến nội dung chính

bụp giấm hồng đài, cây trái giấm- Hibiscus sabdariffa

Hibiscus sabdariffa là một loài thực vật có hoa trong họ Cẩm quỳ. Loài này được L. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.[1] Loài này còn có tên là cây giấm còn gọi là bụp giấm hồng đài, cây trái giấm. Trong ẩm thực Việt Nam, lá và trái là một nguyên liệu dùng nấu canh chua. Lá giấm màu xanh lợt, trái nhỏ hình củ hành, vỏ có lông tơ mịn, màu đỏ thẫm, gồm nhiều lớp bao quanh túi hạt giống như đài hoa.

Hibiscus sabdariffa Linn (Tên tiếng việt là cây bụt giấm hay bụt chua), có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Bắc Phi đã được GS Jnoen (Giám đốc hãng Raublinh Bad Kneumach, CHDC Đức cũ) đưa vào Việt Nam năm 1992 với mục đích bao tiêu toàn bộ sản phẩm là đài quả khô hoặc bột màu chiết xuất từ đài quả, nhưng phía Việt Nam đã không đáp ứng được yêu cầu của phía bạn.
Tuy nhiên, một số nhà khoa học Việt Nam hiểu được giá trị quý bàu của Hibiscus nên đã tiếp tục tiến hành gây trồng và nghiên cứu các sản phẩm của Hibiscus phục vụ y học, thực phẩm và mỹ phẩm
Với vị chua đặc trưng, hoa lá và đài quả Hibiscus có thể sử dụng để nấu canh chua hay ăn thay rau có tác dụng thanh nhiêt, thông tiểu, ngoài ra còn làm mát gan, tăng tiết mật. Hibiscus chứa rất nhiều polysaccha-rid trong chất nhầy (có ở tất cả các bộ phận của cây đặc biệt là trong đài quả) theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới, HIB-3 có trong polysaccha-rid có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Polysaccha-rid còn có tác dụng làm giảm cholesterol máu do đó ngăn ngừa và hạn chế sự béo phì do tích mỡ. Hai hợp chất flavonoid và cyanidin cũng có tỷ lệ cao trong thành phần cây có tính chống oxy hoá, bảo vệ thành mạch máu, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch và ung thư. Các Vitamin C, A nhóm B, E.... cùng nhiều loại axit hữu cơ khác cũng đã được tìm thấy trong cây Hibiscus. Một số nhà nghiên cứu đã xác định tính chống co thắt, hạ huyết áp, kháng khuẩn, hạn chế sự tạo sỏi ở đường tiết niệu, chống lão hoá, chống mệt mỏi... của Hibiscus. Trên khắp thế giới Hibiscus sabdariffa được nhìn nhận như một loại cây dược liệu vô cùng quý giá.Còn ở Việt Nam Hibiscus đã được trồng tại một số vùng của tỉnh Hà Tây từ năm 1993 với hai đề tài do Sơe KHCN&MT tỉnh cấp "Chiết xuất chất màu thiên nhiên từ đài quả Hibiscus để dùng trong y học, thực phẩm và mỹ phẩm" và đề tài "Chiết xuất các chất sinh dược học trong Hibiscus để làm thuốc chữa bệnh". Năm 1998-1999, GS Trần Thuý, Viện trưởng Viện Y học dân tộc cổ truyền đã nghiên cứu các chế phẩm từ Hibiscus để điều trị cho bệnh nhân của Viện.
Qua nghiên cứu được Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tiến hành 7 năm qua cho thấy ở Việt Nam,Hibiscus có thể được ứng dụng trong một số lĩnh vực:
+ Đài quả (các sản phẩm chính của cây) có thể được chế biến thành nhiều loại thực phẩm như: trà nhúng, rượu vang, sirô, ômai , mứt....
Ngoài ra các bộ phận khác của cây cũng được sử dụng triệt để trong đời sống hàng ngày:
+ Lá, hoa , đài quả sử dụng để ăn sống, nấu canh chua, kho cá, giảm sốt, hạ nhiệt.
+ Hạt fdùng ép dầu ăn và chăn nuôi gia súc (thành phần dầu tương đương dầu chiết xuất từ hạt hướng dương) sản phẩm phụ sau khi ép dầu dùng làm phân bón cho cây trồng (năng suất hạt đạt 700- 800kg/ha).
+ Vỏ cây dai tương đương như đay, có thể dùng dệt bao tải, bện dây thừng.
+ Thân cây làm bột giấy chất đốt (thu đượng 500-600kg/ha)
Cây Hibiscus sabdariffa.Lnn tuy là cây nhập ngoại, nhưng nó hợp với đất đồi núi Việt Nam (đất tận dụng) mà nơi đó trồng cây khác kém hiệu quả. Cây dễ trồng, ưa nắng, có sức sống mãnh liệt, lại mang đến cho chúng ta biết bao nhiêu lợi ích, mở ra một tiềm năng lớn trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm. Sản phẩm đầu tiên trà, nước cốt quả, rượu vang Hibiscus của Công ty Thảo Mộc  đã có mặt trên thị trường, chắc chắn sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu của người tiêu dùng đối với một loại cây thảo dược quý.
Tuy nhiên đó mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ những tác dụng của Hibiscus. Còn để có thể sử dụng có hiệu quả những dược tính quý giá của loại cây này đang rất cần được quan tâm thích đáng hơn nữa.
Với đặc điểm ưa nắng, chịu đất khô cằn và bạc màu, thời gian sinh trưởng ngắn (6 tháng) Hibiscus sabdariffa được coi là thích hợp cho người dân miền núi và các vùng nông thôn trong chương trình "Xoá đói giảm nghèo". Không những góp phần tạo được công ăn việc làm cho người dân. Ngoài sản phẩm chính tiêu thụ trên thị trường là đìa quả, họ còn sử dụng được tất cả các sản phẩm phụ của cây trong gia đình họ mà còn giúp phủ xanh đất trống đồi trọc, có khả năng thay thế cây thuốc phiện.













Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .