Chuyển đến nội dung chính

Cây óc chó

Tùy từng địa phương mà cây óc chó cũng có những tên gọi khác nhau như cây sung dại (miền Bắc) hay ổi dại (miền Nam), vì quả của nó nhỏ bằng trái trứng cá, hình giống quả ổi nhỏ mới mọc, nhưng bên trong ruột mềm, chứa những hạt như ruột quả sung.
Lá của nó có ba loại khác nhau mọc trên cùng một cành, nếu tính theo chiều dài một gang tay đo từ trên ngọn xuống (khoảng 20cm) gọi là đọt, cùng một đọt này có tới 3 loại lá đó là: trên cùng là lá ổi, lá giữa to hơn chia 2 phần nửa bên hình lá ổi, nửa bên hình lá đu đủ, còn lá dưới to hơn nữa là lá đu đủ nhỏ. Song cũng tùy loại cây óc chó mà có tên khác như vú chó hay vú bò (ở đồng bằng) hay cây hồ đào (ở vùng rừng). Chúng đều là những loại cây mọc hoang ở bờ ruộng bờ nương, rẫy, nơi ven rừng...
Như vậy óc chó cũng có hai loại đó là cây vú chó, vú bò, mọc thành những bụi nhỏ ở vùng đồng bằng nơi ven rừng, bờ ruộng rẫy ở quanh làng, có tên khoa học là Ficus hirta Vahl. Còn cây mọc trong rừng có tên khác là cây hồ đào với tên khoa học Juglans regiaL.
Theo đông y, rễ của cây óc chó đồng bằng (Ficus hirta Vahl, còn gọi là vú chó hay vú bò) có vị ngọt hơi đắng, tính bình, tác dụng khử phong thấp, mạnh gân cốt, khử ứ tắc, tiêu thũng, sinh tân. Ngay từ xa xưa danh y Tuệ Tĩnh đã đã biết sử dụng nhựa mủ trắng của cây óc chó pha trộn cùng nghệ vàng làm hoàn để trị chứng bụng trướng đầy, đại tiện táo kết. Lá hay quả cây óc chó giã nát đắp chữa vết thương bầm tím...
Cây óc chó loại to mọc ở rừng có vị ngọt hơi chát, tính ấm, đi vào hai kinh phế, thận, để bổ dưỡng gan thận, làm mạnh lưng gối, thu liễm phổi, hạ suyễn, cố thận, sáp tinh. Công dụng làm thuốc bồi dưỡng cơ thể, trừ ho đờm, lao lực quá độ sinh ho, hen suyễn, lưng đau mỏi gối, chân yếu, làm thuốc dưỡng da, đen tóc, lợi tiểu, trừ trĩ. Lá óc chó còn sử dụng làm thuốc mỹ phẩm cho da, làm săn da, sát khuẩn, khử lọc máu. Dầu óc chó dùng chữa phòng lở chàm và nhuộm đen tóc. Cũng có tài liệu đông y nói rằng nhân óc chó còn gọi là hồ đào nhục, có vị ngọt, tính bình hơi ấm, tác dụng bổ phế, thận, làm mạnh sức, béo người, đen tóc, trơn da, chữa các chứng tiết tinh, ho lâu, gối lưng đau mỏi...
Cây óc chó cũng có tác dụng chữa bệnh hở van tim và ngừa nhồi máu cơ tim. Chuyện kể rằng cố bác sỹ Lương Hoàng Phấn học được ở Tây Tạng từ vị Sư Lạt Ma và ông đã hướng dẫn dùng 9 đọt cây óc chó, cho ½ ly nước rồi giã vắt lấy nước cốt. Lấy cùng 1 bó hẹ tươi chừng 1 nắm tay, cũng cho ½ ly nước giã vắt lấy nước để riêng. Hai ly này đem phơi sương trong đêm, cho đến 12 giờ đêm mang vào và uống riêng từng ly một, mỗi lần uống từng ly này cách nhau 30 phút (uống ly nào trước cũng đều được). Mỗi tuần uống hai đêm liền, nhưng sang tới tuần thứ hai cũng uống liên tiếp hai ngày liền trùng vào hai ngày tuần trước đã uống (bài thuốc đã chữa thành công một bà già 60 tuổi bị hở van tim nặng tại Nam bộ sau 4 lần uống). Sau đây xin giới thiệu vài phương thuốc chữa trị từ cây óc chó để tham khảo và có thể áp dụng.
- Chữa vết thương đau nhức: Dùng nhân hạt óc chó giã nhỏ hòa với rượu uống, kết hợp lấy lá óc chó tươi hay vỏ quả giã nát đắp rịt bên ngoài vết thương.
- Chữa người già hen suyễn, đái ra cát sỏi: Giã hạt óc chó nấu cháo thường ăn sẽ khỏi.
- Chữa bỏng, lở chàm, nhuộm đen tóc: Lấy dầu óc chó bôi ngoài, hay chải tóc.
- Chữa thận lạnh, đau buốt ngang lưng, rũ mỏi, liệt dương, đái són, đái nhiều, vãi đái, tiết tinh: Nhân hạt óc chó (hồ đào nhục) 12g, ba kích 10g, nhân quả rể (ích trí nhân) 8g, ô dược 8g, cẩu tích 8g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
...Từ xa xưa, ở các nước phương Tây, hạt óc chó dùng trị các loại bệnh như tràng nhạc, bệnh ngoài da, lao phổi, đái dầm, ký sinh đường ruột. Lá tươi dùng làm thuốc đặc hiệu chữa bệnh thuộc tạng lao, tràng nhạc, các bệnh về da như tróc lở, ghẻ ngứa, phát ban da. Nó cũng có tính giảm áp lực và giảm glucose – huyết nhẹ.
cayoccho

Quả óc chó hay còn có tên khác là quả hồ đào, có tên khoa học là Ficus hirta Vahl có nguồn gốc ở Địa Trung Hải và được gọi là “Quả Thần” nhưng lại thích hợp với khí hậu tại California Walnuts (Mỹ).
Ở Việt Nam, cây óc chó được trồng chủ yếu ở một số vùng biên giới như Sa Pa (Lào Cai), Phó Bảng, Đồng Văn (Hà Giang), Cao Bằng… Cây óc chó là loại cây sống lâu năm, có thể cao tới 30m, vỏ nhẵn và có màu tro. Lá cây óc chó dài tới 40cm, kép lông sẻ, thường có từ 7 đến 9 lá chét, không cuống, hình trứng thuôn hoặc tròn dẹt một phía, khi vò ra có mùi hăng đặt biệt. Hoa đơn tính, màu lục nhạt; hoa đực xếp thành đuôi sóc thõng xuống; hoa cái xếp 2 đến 5 cái ở cuối các nhánh. Quả óc chó to, rất cứng có vỏ ngoài màu lục và nạc, dễ hóa đen khi chà xát, có 2 van bao lấy hạt với 2 lá mầm to, chia thùy và nhăn nheo như nết của óc động vật.
Óc chó có hai loại chính. Loại thứ nhất thường ra vào mùa thu, loại quả này có màu nâu vàng trơn, vỏ rất cứng và dày hình thuôn. Loại thứ hai còn gọi là óc chó tuyết, ra vào mùa đông, loại này có màu nâu vàng chấm đen, hình dáng tròn bẹp một phía. Lá của cây óc chó có thể hái quanh năm, còn quả thu hái vào tháng 9, tháng 10 đập vỏ ngoài để lấy nhân bên trong.
Thành phần trong nhân óc chó có nước 17,59%, protid 11,05%, lipid 41,98%, chất dẫn xuất 26,50%, cellulose 1,30%, tro 1,60%. Nhân hạt chứa dầu mau khô gồm phần lớn là các glycerid của acid linoleic và linolenic. Hạch rất giàu hydroxy-5-tryptamin. Nó cũng giàu đồng và kẽm; còn có K, Mg, S, Fe, Ca và các vitaminA, B, C, P. Dầu hạt óc chó có mùi đặc biệt dễ chịu nhưng dễ bị hôi.
Nhân hạt óc chó có vị ngọt, tính ấm; có tác dụng làm mạnh sức, béo người, đen tóc, trơn da. Ở Trung Quốc, nó được xem như có tác dụng ôn bổ phế thận, định suyễn nhuận tràng. Người ta cho là nhân hạt rất bổ dưỡng vì có nhiều protid, có thể chống tràng nhạc, nhuận tràng, trị ỉa chảy, trị giun, dẫn lưu hệ da và bạch huyết. Ngoài ra, nhân óc chó còn được dùng để dùng chữa thận hư đau lưng, hư hàn ho suyễn, đại tiện khó khăn, đau chân tay.
Ở Việt Nam, quả óc chó cũng được bày bán rất nhiều trong các tiệm thuốc Bắc, các nhà thuốc Đông y. Tại khu vực Chợ Lớn, trên các đường Triệu Quang Phục, Hải Thượng Lãn Ông, Lương Nhữ Học… ở TP.HCM, giá của mỗi kg óc chó lên tói 450-500.000 đồng. Tuy giá của loại này rất đắt, nhưng do nó có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và chữa bệnh nên hàng ngày có rất nhiều người đến đây tìm mua quả óc chó.
Chị Trần Kim Cương – chủ một tiệm thuốc Bắc trên đường Triệu Quang Phục (P.11, Q.5, TP.HCM) cho biết, óc chó là một trong những mặt hàng được bán chạy nhất ở cửa hàng, loại này có rất nhiều công dụng như dưỡng gan thận, làm mạnh lưng gối, thu liễm phổi, hạ suyễn, cố thận, sáp tinh, bồi dưỡng cơ thể, trừ ho đờm, lao lực quá độ sinh ho, hen suyễn, lưng đau mỏi gối, chân yếu, làm thuốc dưỡng da, đen tóc, lợi tiểu, trừ trĩ. Những người phụ nữ mang thai ăn loại quả này sẽ giúp con thông minh hơn.
Anh Cao Minh Tiến – chủ tiệm thuốc Minh Tiến trên đường Lương Nhữ Học (P.10, Q.5) cho biết, hạt óc chó ngoài những công dụng chữa bệnh thì nó rất có lợi cho nam giới, chỉ cần ăn một ngày hai quả sẽ giúp nâng cao khả năng làm cha, giúp cho nam giới có cơ thể cường tráng. Ngoài ra, loại quả này cũng rất tốt cho những bệnh nhân mắc các bệnh về tim, mạch.
Những công dụng hiếm có
logo-qua-oc-cho
Trên thế giới cũng có rất nhiều những nghiên cứu về công dụng của quả óc chó. Trong nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Tim mạch của American College đã chỉ ra rằng, những quả óc chó mang lại lợi ích lớn hơn rất nhiều so với dầu ô liu. Các chất béo hữu ích trong hạt óc chó sẽ “phá hủy” những tác động có hại từ chế độ ăn nhiều chất béo no. Các xét nghiệm cho thấy, dầu ô liu và hạt óc chó đều giúp giảm sự tấn công mạnh mẽ và bất ngờ của các kích động có hại và quá trình ôxy hóa thành mạch máu do ăn nhiều chất béo. Khi tình trạng này kéo dài, nó sẽ là nguyên nhân gây xơ cứng thành mạch và tăng nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ.
Tuy nhiên, không như dầu ô liu, ăn hạt óc chó có thể giúp duy trì sự mềm dẻo và linh hoạt của các thành mạch, bất chấp mức cholesterol trong máu. Nhờ sự linh hoạt này, các thành mạch co giãn, đàn hồi và mở rộng khi áp lực dòng máu tăng lên bất ngờ.
Trưởng nhóm nghiên cứu BS Emilio Ros cho biết, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo sẽ phá vỡ việc sản xuất các nitric ôxít, một chất hóa học đảm bảo sự đàn hồi của các thành mạch máu. Loại hạt này rất giàu các hợp chất có tác dụng giảm thiểu nguy cơ xơ cứng thành mạch máu và duy trì được độ mềm dẻo, linh hoạt của các thành mạch. Nhóm nghiên cứu tại Bệnh viện Barcelona khuyên nên ăn 8 hạt óc chó mỗi ngày.
Giáo sư Wendie Robbins – trưởng nhóm nghiên cứu đến từ Trường Y tế cộng đồng Fielding (Đại học California, Mỹ) cho biết, chỉ cần ăn hai nhúm quả óc chó mỗi ngày sẽ cải thiện lượng tinh trùng ở đàn ông trẻ. Nghiên cứu liên quan đến 117 người đàn ông tuổi từ 21 đến 35, được chia làm 2 nhóm. Một nhóm ăn thêm 75 gram quả óc chó (tính cả vỏ) trong chế độ ăn mỗi ngày. Nhóm kia ăn như thường, nhưng tránh các loại quả cây. Cả hai đều ăn chế độ phương Tây điển hình.
Các nhà khoa học cho rằng, các axit béo trong loại quả này đã giúp tinh trùng phát triển. “Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chế độ ăn của đàn ông ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng của anh ta”, tiến sĩ Allan Pacey, chuyên gia cấp cao của Đại học Sheffield, nhận xét.
Cây óc Chó Chữa Bệnh Hở Van Tim Và Nhồi Máu Cơ Tim

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2011/06/20/b19alobacsiviagra.jpg
Tùy từng địa phương mà cây óc chó cũng có những tên gọi khác nhau như cây sung dại (miền Bắc) hay ổi dại (miền Nam), vìquả của nó nhỏ bằng trái trứng cá, hình giống quả ổi nhỏ mới mọc, nhưng bên trong ruột mềm, chứa những hạt như ruột quảsung.

Lá của nó có ba loại khác nhau mọc trên cùng một cành, nếu tính theo chiều dài một gang tay đo từ trên ngọn xuống (khoảng 20cm) gọi là đọt, cùng một đọt này có tới 3 loại lá đó là: trên cùng là lá ổi, lá giữa to hơn chia 2 phần nửa bên hình lá ổi, nửa bên hình lá đu đủ, còn lá dưới to hơn nữa là lá đu đủ nhỏ. Song cũng tùy loại cây ócchó mà có tên khác như vú chó hay vú bò (ở đồng bằng) hay cây hồ đào (ở vùng rừng). Chúng đều là những loại cây mọc hoang ở bờ ruộng bờ nương, rẫy, nơi ven rừng… Như vậy ócchó cũng có hai loại đó là cây vú chó, vú bò, mọc thành những bụi nhỏ ở vùng đồng bằng nơi ven rừng, bờ ruộng rẫy ở quanh làng, có tên khoa học là Ficus hirta Vahl. Còn cây mọc trong rừng có tên khác là cây hồ đào với tên khoa học Juglans regia L.
http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2011/20110707-141919-2-062alobacsicayoccho.jpeg

Theo đông y, rễ của cây ócchó đồng bằng (Ficus hirta Vahl, còn gọi là vú chó hay vú bò) có vị ngọt hơi đắng, tính bình, tác dụng khử phong thấp, mạnh gân cốt, khử ứ tắc, tiêu thũng, sinh tân. Ngay từ xa xưa danh y Tuệ Tĩnh đã đã biết sử dụng nhựa mủ trắng của cây ócchó pha trộn cùng nghệ vàng làm hoàn để trị chứng bụng trướng đầy, đại tiện táo kết. Lá hay quảcây ócchó giã nát đắp chữa vết thương bầm tím…

Cây ócchó loại to mọc ở rừng có vị ngọt hơi chát, tính ấm, đi vào hai kinh phế, thận, để bổ dưỡng gan thận, làm mạnh lưng gối, thu liễm phổi, hạ suyễn, cố thận, sáp tinh. Công dụng làm thuốc bồi dưỡng cơ thể, trừ ho đờm, lao lực quá độ sinh ho, hen suyễn, lưng đau mỏi gối, chân yếu, làm thuốc dưỡng da, đen tóc, lợi tiểu, trừ trĩ. Lá ócchó còn sử dụng làm thuốc mỹ phẩm cho da, làm săn da, sát khuẩn, khử lọc máu. Dầuócchó dùng chữa phòng lở chàm và nhuộm đen tóc. Cũng có tài liệu đông y nói rằng nhân ócchó còn gọi là hồ đào nhục, có vị ngọt, tính bình hơi ấm, tác dụng bổ phế, thận, làm mạnh sức, béo người, đen tóc, trơn da, chữa các chứng tiết tinh, ho lâu, gối lưng đau mỏi...
http://www.tapchilamdep.com/images/news/content_images/year2010/month5/20105453436-walnuts-saidaonline.gif


Cây óc chó cũng có tác dụng chữa bệnh hở van tim và ngừa nhồi máu cơ tim. Chuyện kể rằng cố bác sỹ Lương Hoàng Phấn học được ở Tây Tạng từ vị Sư Lạt Ma và ông đã hướng dẫn dùng 9 đọt cây ócchó, cho ½ ly nước rồi giã vắt lấy nước cốt. Lấy cùng 1 bó hẹ tươi chừng 1 nắm tay, cũng cho ½ ly nước giã vắt lấy nước để riêng. Hai ly này đem phơi sương trong đêm, cho đến 12 giờ đêm mang vào và uống riêng từng ly một, mỗi lần uống từng ly này cách nhau 30 phút (uống ly nào trước cũng đều được). Mỗi tuần uống hai đêm liền, nhưng sang tới tuần thứ hai cũng uống liên tiếp hai ngày liền trùng vào hai ngày tuần trước đã uống (bài thuốc đã chữa thành công một bà già 60 tuổi bị hở van tim nặng tại Nam bộ sau 4 lần uống). Sau đây xin giới thiệu vài phương thuốc chữa trị từ cây ócchó để tham khảo và có thể áp dụng.

* Chữa vết thương đau nhức: Dùng nhân hạt ócchó giã nhỏ hòa với rượu uống, kết hợp lấy lá ócchó tươi hay vỏ quả giã nát đắp rịt bên ngoài vết thương.

* Chữa người già hen suyễn, đái ra cát sỏi: Giã hạt ócchó nấu cháo thường ăn sẽ khỏi.

* Chữa bỏng, lở chàm, nhuộm đen tóc: Lấy dầu ócchó bôi ngoài, hay chải tóc.

* Chữa thận lạnh, đau buốt ngang lưng, rũ mỏi, liệt dương, đái són, đái nhiều, vãi đái, tiết tinh: Nhân hạt ócchó (hồ đào nhục) 12g, ba kích 10g, nhân quả rể (ích trí nhân) 8g, ô dược 8g, cẩu tích 8g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
( Theo Sức khỏe. com)
Cây óc chó và Hẹ
chữa bệnh hở van tim và ngừa nhồi máu cơ tim.


Dùng 9 đọt cây óc chó , cho 1/2 ly nước, giã vắt lấy nước. 1 bó lá hẹ tươi chừng 1 nắm tay, cho 1/2 ly nước, giã vắt lấy nước.
Hai ly để riêng, đem phơi sương lúc buổi tối. 12 giờ đêm đem vào, uống từng ly, mỗi ly cách nhau 30 phút, uống ly nào trước cũng được.
Mỗi tuần uống hai đêm liên tiếp, tuần thứ hai cũng uống đúng như 2 ngày tuần trước.



Ở Việt Nam, vùng quê, ngoài bờ rào, bờ ruộng, có một loại cây mọc hoang, người miền Bắc gọi là cây sung dại, người miền Nam gọi là cây ổi dại. Vì trái của nó nhỏ bằng trái trứng cá, hình giống qủa ổi nhỏ mới mọc, nhưng bên trong ruột mền, chứa những hạt nhỏ như ruột qủa sung. Lá của nó có ba loại khác nhau mọc trên cùng một cành, nếu tính theo chiều dài 1 gang tay đo từ trên ngọn xuống khoảng 20cm, gọi là 1 đọt, cùng 1 đọt có 3 loại lá, lá trên cùng là lá ổi, lá giữa to hơn chia hai phần, nửa bên hình lá ổi, nửa bên hình lá đu đủ, lá dưới to hơn nữa là lá đu đủ nhỏ. Bài thuốc này do cố Bác sĩ Lương hoàng Phấn gọi tên nó là cây óc chó, học được từ Tây Tạng, và vị Sư Lạt Ma Y Sĩ thầy dạy của ông khuyên ông phải trở về VN, xuống núi hành đạo bằng chính những loại thuốc cây cỏ qúy chỉ ở VN mới có để cứu chữa cho những người bị bệnh nan y…
Bất ngờ, tôi có một bệnh nhân bị bệnh hở van tim nặng, khoảng 60 tuổi, bà ta người qúa mập, có dấu hiệu hở van tim hiện trên mặt như, phù hai bên má, môi dầy hơn bình thường, môi dưới xệ, hai môi không thể khép kín được, mầu môi và 10 đầu ngón tay bầm tím như nhuộm chàm, mệt mỏi, đi lại khó khăn, làm một tí gì cũng mệt và thở dốc. Đã và đang dùng thuốc tây y, lúc nào cũng phải dùng Coramine để trợ tim, chứ không thể chữa dứt, có nguy cơ chết bất đắc kỳ tử.

Trước kia khi còn ở VN, tôi chưa nghiên cứu thành công về cách chữa bệnh bằng huyệt và bằng khí công, nên tôi đã cầu cứu đến Sư huynh Phấn chỉ dạy cho loại cây cỏ nào có thể chữa được bệnh nan y này mà ông đã học hỏi được rất nhiều từ vị Thầy Tây tạng trong 2 năm tu học nghiên cứu y học từ kinh nghiệm của Thầy ông.

Ông đã chỉ cho tôi nhiều loại cây cỏ tầm thường ở VN nhưng có gía trị qúy báu để chữa những bệnh nan y, và Cây óc chó là một cây qúy, ông chỉ cách dùng và mô tả loại cây này cho tôi đi tìm, và chữa thử nghiệm theo cách của ông.
.
Tôi nói người nhà đi vùng Hóc Môn tìm cây óc chó, họ chặt một cành đem về, tôi bảo họ ngắt lấy 9 đọt (mỗi đọt là 1 gang tay, tính từ ngọn đo xuống) .
Cách uống như lời dặn trên, bệnh nhân khi uống lần thứ nhất, sáng hôm sau tôi đến thấy khuôn mặt nhỏ lại, môi nhỏ lại, hết mầu tím bần, bàn tay cũng hết tím, bệnh nhân ra đón tôi ngoài cửa mừng rỡ, ăn nói to tiếng hơn. Bà ta uống hai lần đã khỏi, bà hỏi tôi có thể uống tiếp tuần thứ hai nữa không, sau khi bắt mạch tim, tôi đồng ý để bà uống tiếp. Sau 4 lần uống, bà đã đi làm trở lại bình thường.
Cây óc chó chỉ ở Việt Nam mới có, chưa biết tên khoa học và thành phần dược tính, nhưng là thuốc kinh nghiệm nhân gian lại truyền từ Tây Tạng, có nghĩa là y học cổ truyền Tây Tạng đã biết áp dụng từ lâu. Xin cảm ơn cố bác sĩ Lương hoàng Phấn.
Sau đây là những tài liệu nghiên cứu và tham khảo về cây óc chó theo tây y và đông y chưa được đầy đủ như cách dùng của Tây tạng, để qúy vị thấy ngành duợc của chúng ta vẫn còn thiếu sót, so với kinh nghiệm xử lý sáng tạo trên lâm sàng.
Hai vị thuốc trên bổ sung cho nhau tạo phản ứng biến thành một hợp chất đặc trị để chữa bệnh nhồi máu cơ tim và hở van tim rất có hiệu qủa.


Công dụng của Cây óc chó loại thứ nhất : Cây to mọc ở rừng.


Phân tích theo tây y :
Tên khoa học Juglans regia L. loại cây lớn mọc ở rừng, tên khác là cây Hồ đào. Theo phân chất nhân và qủa thu tập được ở California, có chứa 14-20% protein, hơn 60% dầu béo như acid palmitic, stearic, oleic, linoleic, những chất còn lại là carbohydrate, chất xơ, chất vô cơ Na 2,7. K 687, Ca 61, Mg 131, Fe 2,35, Cu 0,31. P 510, S 104, Cl 23mg/100g, iode, As,Zn,Co,Mn, Phosphore toàn phần dướI dạng acid phytic, lecithin, nhân có globulin trong chứa 2,18% cystin va,84% tryptophan,. nhiều Vit.C, vỏ và thân chứa nhiều tannin. Công dụng bồi bổ, ức chế virus, kháng khuẩn, an thần, giảm thân nhiệt, chống co thắt cơ trơn.

Phân tích theo đông y :
Cây óc chó có vị ngọt, hơi chát, tính ấm. Vào 2 kinh phế thận để bồi bổ gan thận, mạnh lưng gối, thu liễm phổI, hạ suyễn, cố thận, sáp tinh. Dùng làm thuốc bồi dưỡng cơ thể, trừ ho đờm, lao lực qúa độ sinh ho, hen, suyễn, lưng đau mỏi, chân yếu, làm thuốc dưỡng da, đen tóc, lợi tiểu, trừ trĩ. Lá óc chó làm thuốc mỹ phẩm cho da, làm săn da, sát trùng, khử lọc máu. Dầu óc chó chữa phỏng, lở chàm, nhuộm đen tóc.

Công dụng của Cây óc chó loại thứ hai : Mọc ở đồng bằng


Phân tích theo tây y :
Tên khoa học Ficus hirta Vahl., tên khác là vú chó, vú bò, mọc từng bụI nhỏ ven rừng, bờ ruộng rẫy quanh làng, lá hình đu dủ. Chứa acid hữu cơ, acid amin, các chất triterpen, alkaloid và coumarin., có tác dụng lợi đởm, bình suyễn, nhuận trường. Tây y chưa phân chất kỹ những thành phần và công dụng của cây óc chó này.

Phân tích theo đông y :
Theo tài liệu cổ, chỉ dùng rễ để làm thuốc, rễ có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng khử phong thấp mạnh gân cốt, khử ứ tắc, tiêu thủng, sinh tân. Từ xưa Tuệ Tĩnh đã sáng tạo dùng nhựa mủ trắng cây óc chó pha trộn với bột nghệ vàng chế thành viên để chữa bệnh bụng trướng đầy, đại tiện táo kết, còn lá và qủa gĩa pha rượu đắp vết thương bầm tím

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .