Danh pháp hai phần | |
---|---|
Diospyros kaki Thunb., 1780 | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Diospyros chinensis Blume ('nom. nud.)
|
Hồng là một loại cây ăn trái thuộc chi Thị (Diospyros). Quả hồng sắc vàng cam đến đỏ cam tùy theo giống; cỡ nhỏ đường kính dưới 1 cm cho tới cỡ lớn đường kính đến 9 cm. Dáng quả hình cầu, hình con cù, hay dạng quả cà chua bẹp. Đài hoa (calyx) thường dính với quả khi chín.
Loài hồng phổ biến nhất cho trái là hồng Nhật Bản (D. kaki). Trái chín thì ngọt, ít chua, thịt mềm, có khi bị xơ. Loài hồng này, nguyên thủy xuất phát từ Trung Hoa, là một loài cây thay lá, thường rụng lá khi ra quả (deciduous). Cây hồng sau được trồng khắp miền Đông Á, đến thế kỷ 19 thì du nhập vào California và châu Âu.
Giống (cultivar) hồng mòng (Hachiya) có dáng con cù với lượng tannin cao khi còn xanh nên vị chát. Phải đợi thật chín mềm mới ăn được.
Giống hồng giòn (Fuyu) có dáng hình bẹp. Lượng tannin tuy không kém giống hồng mòng nhưng trong quá trình chuyển từ xanh sang chín, giống hồng giòn mất tanin rất nhanh nên trái có thể ăn được sớm hơn khi còn giòn.Fuyu persimmons (Diospyros kaki 'Fuyu')
Để làm chóng chín, hồng mòng thường được đem rấm. Cách rấm có thể dùng ánh sáng, khí nóng, trấu, cồn, thán khí hay êtilen để ép chín. Một cách khác là đem ngâm nước tro để trái hồng biến chất, mất vị chát. Loại hồng này gọi là hồng ngâm.
Quả hồng có thể ăn tươi hay phơi khô. Hồng khô cần hai đến ba tuần phơi ngoài trời rồi sấy thêm trước khi thành phẩm.
Tại Hàn Quốc, hồng khô được dùng cất rượu, làm giấm
Hồng là loại cây ăn trái thuộc chi thị (diospyros), màu vàng cam đến đỏ cam tùy theo giống; đường kính 1 – 9cm, dáng quả cầu hay dạng quả cà chua bẹp. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao, hồng còn chứa hợp chất có tính kháng ung thư.
Nhớ ăn cả vỏ
Hồng giòn thường ăn lúc chưa chín mềm, màu vàng, trái hơi vuông. Loại hồng mềm hay hồng đỏ chỉ nên ăn khi quả chín mềm. Quả hồng lúc chưa chín bên ngoài có một lớp sáp, khi ăn thường có vị se chát vì chứa rất nhiều tanin. Khi quả chín sẽ trở nên ngọt hơn vì tanin đã biến mất. Cách ăn tốt nhất là ăn tươi. Thịt quả hồng có giá trị dinh dưỡng rất cao, vì chứa nhiều beta caroten và sinh tố A (10.080 I.U cho 1kg hồng), sinh tố B (thiamin, riboflavin, niacin) và C. Ngoài ra, còn nhiều khoáng tố vi lượng như canxi, phốtpho, sắt, protein, nhiều chất xơ, đường. Hồng còn được sử dụng như phương thuốc cổ truyền chữa nhiễm trùng phổi, trĩ và chữa bệnh suyễn. Với dạng hồng khô, ăn mỗi ngày khoảng một trái là tốt. Tính chất se chát của hồng còn giúp ngừng tiêu chảy, cầm máu. Hồng còn giúp ngừa ung thư nhờ hàm lượng beta caroten cao, và các hợp chất như sibutol và axít betulinic có tác dụng kháng ung thư. Một nghiên cứu mới tại Nhật Bản còn chứng minh tác dụng chống lão hóa của hồng nhờ nhóm hợp chất proanthocyanidin có nhiều trong vỏ.
Ngoài ăn tươi, hồng còn được sử dụng làm bánh kẹo, mứt, kem, hoặc chế biến thành lát mỏng dùng chung trong món xàlách trộn kem sữa chua.
Không ăn lúc quá đói
Hồng tươi có tính hơi hàn, có thể làm hạ huyết áp, không nên dùng cho người suy kiệt, huyết áp thấp, mệt mỏi kinh niên, phụ nữ sau khi sinh. Hồng khô tính bình, dẻo, ngọt, được dùng chữa ngộ độc do ăn uống gây tiêu chảy, kiết lỵ lâu ngày không hết.
Tuy vậy, không nên ăn nhiều hồng tươi vào lúc quá đói, cũng không ăn cùng những loại quả chứa nhiều axít hoặc protein, vì tanin trong hồng sẽ kết tủa với các nhóm chất trên làm tắc nghẽn đường tiêu hóa, gây khó tiêu và kích ứng niêm mạc ruột. Cũng nên lưu ý: hồng khô nhiều đường, ăn nhiều quá sẽ hại tỳ, không tốt cho răng miệng và dễ sinh nhiệt trong cơ thể; người tiểu đường cần hạn chế sử dụng.
Trái hồng là một loại quả có tác dụng bảo vệ sức khoẻ rất tốt cho những người mắc chứng bệnh viên phế quản mãn tính, huyết áp cao, xơ cứng động mạch và bệnh trĩ.
Y học truyền thống Trung Quốc cho rằng quả hồng có vị ngọt, chát, tính hàn. Quả hồng vị ngọt chát, tính hàn, vô độc; cuống hồng vị chát, tính bình, thông kinh mạch phổi, tì ( lá nách), thận, đại tràng; có tác dụng thanh nhiệt khứ táo, nhuận phế tiêu đờm, nhuyễn kiên, chỉ khát sinh tân, kiện tì, trị lị, chỉ huyết v.v… có thể giúp giảm táo bón, đau nhức do bệnh trĩ hoặc các chứng bệnh như là xuất huyết, ho khan, đau họng, huyết áp cao v.v…
Cho nên trái hồng là một loại quả có tác dụng bảo vệ sức khoẻ rất tốt cho những người mắc chứng bệnh viên phế quản mãn tính, huyết áp cao, xơ cứng động mạch và các bệnh nhân trĩ nội trĩ ngoại. Nếu như dùng lá hồng sắc uống hoặc hãm uống thay trà cũng có tác dụng như: thúc đẩy quá trình tạo mới cho các tế bào, ha huyết áp, tăng cường lưu lượng máu cho các động mạch và trị ho tiêu đờm. Dưới đây là 5 tác dụng trị bệnh của quả hồng: 1. Trị chứng tiêu chảy: dùng 2 trái hồng để lên trên cơm hấp chín ăn. 2. Trị cao huyết áp, ho khan do viêm phế quản mãn tính, đau họng: 3 trái hồng (bỏ cuống), rửa sạch ráo nước và cho lượng đường phèn thích hợp, hấp cách thuỷ cho đến khi mền là có thể sử dụng được. 3. Trị ho khan thổ huyết, lị lâu ngày ra máu, tiểu tiện ra máu: 3 trái hồng bỏ cuống cắt từng miếng nhỏ khoảng 100gam/miếng, nấu cùng với cháo, thêm đường trắng hoặc đường phèn cho vừa khẩu vị ăn. 4. Trị sưng phù tại tuyến giáp trạng: Trái hồng xanh 1000 gam, rửa sạch cắt cuống, giã nát, dùng tấm vải thô chắt lấy nước cho vào nồi, đun to lửa cho đến khi đặc sền sệt, cho thêm vào 2 phần mật ong tiếp tục nấu đến đặc sệt lần nữa, có thể đợi nguội đóng vào chai dùng dần. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa, pha nước nóng uống. 5. Trị viên đường tiết niệu, xuất huyết đường niệu: 2 trái hồng, 6gam cỏ bấc đèn, nấu thành canh, cho thêm đường trắng vừa với khẩu vị, uống mỗi ngày 2 lần. |
Oriental Persimmons (Diospyros kaki)
Nhận xét
Đăng nhận xét