Chuyển đến nội dung chính

Củ năng, mã đề, địa lê hay thông thiên thảo (Eleocharis dulcis)

Củ năng, mã đề, địa lê hay thông thiên thảo (Eleocharis dulcis) thuộc họ Cói là loại cây sống dưới nước rất khỏe mạnh, có củ tròn dẹt, vỏ dày, cơm nạc giòn ngọt, ngay cả khi nấu lâu ở nhiệt độ cao.

Được trồng nhiều trong vùng nước tù đọng hay ruộng lúa tại Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật... Từ rất lâu củ năng đã là thực phẩm và dược liệu phổ biến trong đời sống. Tại Trung Quốc, tinh bột chiết xuất từ củ năng là một thức uống ngọt rất thông dụng, riêng lá củ năng dai nên được trưng dụng để dệt chiếu, giỏ và nón. 
Củ năng sống, có mùi vị gần giống như bắp, chứa nhiều potassium, riboflavin, magnésium, đồng, sắt, phosphor và các vitamin nhóm B và C, được xem là một loại thực phẩm bổ dưỡng có khả năng hỗ trợ trị liệu đối với các bệnh tim mạch, tiểu đường, cholesterol xấu, giảm nguy cơ sỏi thận, ung thư ruột kết ở phụ nữ và phục hồi nhanh sức khỏe đường ruột bởi  chất xơ và tinh bột củ năng thuộc loại tiêu hóa chậm.
Củ năng nguyên vỏ ngâm trong nước có thể bảo quản được trong tủ lạnh từ 2-3 tuần; khi đã gọt vỏ thì chỉ để được vài ba ngày. Củ chín hoặc sống, có hay không có vỏ đều có thể giữ đông tốt trong vài tháng. Ngoài các món ngọt mặn khác nhau thì củ năng xào với cải bó xôi và nấm hương trộn cơm trắng là món ăn chay khá ngon.
Lưu ý: Khi gọt vỏ nên gọt sâu dưới cuống bởi nơi đây có thể là nơi trú ẩn của loại ký sinh trùng đường ruột.
Củ mã thầy mát bổ và tác dụng cầm máu, tuy vậy cũng không nên ăn sống vì dễ mắc bệnh sán lá nếu như không may ăn phải củ còn dính những ấu trùng sán lá ký sinh, bởi củ mã thầy mọc dưới đất bùn. Tuy nhiên, trong dân gian thường sử dụng để ăn chơi, tráng miệng sau bữa ăn, hay dưới dạng thức ăn, vị thuốc như thái nhỏ củ nấu với bột đậu xanh làm chè, lục tàu xá hay hầm với dạ dày lợn để thanh nhiệt, bổ dưỡng, dùng dạng bột uống làm mát gan, dạ dày, ruột.
 
Ở Trung Quốc người ta dùng củ mã thầy ép lấy nước uống hàng ngày (có thể phối hợp với nước rễ cỏ tranh hay nước ép ngó sen) giúp tiêu hóa, sinh tân dịch, chống háo khát, cầm máu, giải độc rượu, lợi tiểu. Người ta còn đốt củ mã thầy tán nhỏ, uống với rượu chữa băng huyết, hay bôi vào chỗ loét ở miệng trẻ.
 
Đặc biệt chữa sởi, ngày đầu cho trẻ uống nước ép củ mã thầy, kể cả lúc sởi sắp mọc và sởi đã mọc (lấy củ mã thầy nấu với củ cà rốt và hạt mùi cho ăn đến khi sởi bay) sau đó vẫn tiếp tục cho uống nước củ mã thầy để tẩy độc và giúp cơ thể hồi phục sức khỏe...
 
Nước sắc củ mã thầy còn giúp tiểu tiện dễ dàng, giảm viêm nhiệt, nóng buốt. Có thể phối hợp mã thầy với rau câu, râu ngô chữa tăng huyết áp... Tuy nhiên, với người tỳ, thận hư hàn, trẻ em hay đái dầm không nên dùng mã thầy.
Các thành phần chính trong củ mã thầy
Nước chiếm tới 68,52%; tinh bột 18,75%; 2,25% lipit; 0,19% đường, pectin, các muối như calcium, photpho, sắt và các vitamin A, B1, B2, C... cùng một hóa chất tên là puchiin có tính kháng khuẩn, làm hạ huyết áp và phòng ngừa ung thư.
Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu một số phương thuốc trị bệnh từ củ mã thầy:
- Hạ áp, thanh nhiệt, tiêu thũng:Củ mã thầy 100g, thịt lợn nạc 300g, rau cần 200g, dầu, hành, đường, làm thành món xào và ăn.
Bổ phế thận: Củ mã thầy 100g, bầu dục lợn 1 đôi, đường phèn 30g (đập nát), nước 2.000ml, làm sạch đun sôi 25 phút và ăn.
Chữa phù toàn thân, tiểu tiện khó, khát nước, táo bón: Củ mã thầy 20g, rễ lau tươi (lô căn) 30g, sắc lấy nước uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần.
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .