Cây gạo (danh pháp hai phần: Bombax ceiba), tương tự như các loài cây khác trong chi Bombax, còn có tên gọi khác là mộc miên hay hồng miên. Trong một số hệ thống phân loại cũ, người ta đưa nó vào họ Gạo (Bombacaceae).
Cây gạo còn được gọi là mộc miên, cổ bối…. có hoa màu đỏ rực, 5 cánh, ở giữ có những râu nhị nhỏ, thân có nhiều gai bám xung quanh. Cây gạo còn là một thảo dược tốt giúp con người trị được nhiều loại bệnh hiệu quả.
Là loài cây ở vùng nhiệt đới với thân cây cao và thẳng với lá rụng vào mùa đông. Các hoa đỏ với 5 cánh hoa mọc vào mùa xuân trước khi cây ra lá non. Quả nhỏ chứa các sợi tương tự như sợi bông. Thân cây có các gai để ngăn cản sự tấn công của động vật. Mặc dù bề ngoài thì thân cây có vẻ tốt cho mục đích khai thác gỗ, nhưng gỗ của nó quá mềm để có thể sử dụng vào những việc như vậy.
Loài cây này có lẽ có nguồn gốc ở Ấn Độ nhưng hiện nay nó được trồng rộng rãi ở các bang của Malaysia, Indonesia, miền nam Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Việt Nam. Theo ghi chép trong lịch sử Trung Quốc thì vua Nam Việt là Triệu Đà (趙佗) đã tặng một cây cho vua của nhà Hán vào thế kỷ 2 TCN.
Các sợi bông của nó cũng được dùng như là vật thay thế cho sợi bông của cây bông. Hoa của nó được dùng trong một số loại trà thuốc của người Trung Quốc.
Tại Quảng Đông, cây này gọi là 木綿 - mộc miên (cây bông thân gỗ), hay 紅綿 - hồng miên (bông đỏ). Nó còn được gọi là 英雄樹 -anh hùng thụ (cây anh hùng) do có thân cao và thẳng.
Hoa của loài cây này là hoa biểu trưng cho Quảng Châu và Cao Hùng (Đài Loan).
Hầu hết, những bộ phận của cây gạo đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa gạo, vỏ đến rễ gạo… Tuy nhiên, nổi bật nhất vẫn là hoa gạo. Theo Đông Y, hoa gạo có tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Hoa gạo có thể trị đi lỏng, kiết lỵ, băng huyết, viêm loét, nhọt độc, xuất huyết do chấn thương…
Một số bài thuốc hay từ hoa gạo:
1. Hoa gạo tươi giã nát, đắp vào mụn nhọt đang sưng. Ngày đắp 2 lần sẽ giúp mụn nhọt mau chóng xẹp xuống và đỡ đau nhức hơn.
2. Hoa gạo rửa sạch, thái mỏng, đun sôi lấy nước uống giúp chữa kiết lỵ, tiêu chảy.
3. Hoa gạo phơi khô, sắc lấy nước uống giúp trị rong kinh, thiếu máu.
4. Hoa gạo + bí đao thái nhỏ sao vàng, sau đó sắc lấy nước uống giúp trị suy nhược cơ thể, tăng cường sức khỏe và sức đề kháng.
5. Hoa gạo, rau diếp cá, tang bạch bì sắc với nước, uống 2 lần trong ngày giúp chữa ho đờm do phế nhiệt.
6. Hoa gạo nấu chung với đường phèn hoặc thịt lợn nạc ăn hằng ngày giúp chữa khạc hoặc nôn ra máu.
7. Hoa gạo sắc với nước, thêm một ít đường trắng vào cho trẻ uống nước để hạ cơn sốt nóng.
Nhận xét
Đăng nhận xét