Chuyển đến nội dung chính

CÂY SƯƠNG SÁO - Mesona chinensis Benth.




Cây sương sáo


Thạch sương sáo
-Tên gọi khác: Sương xáo, Thủy cẩm, Thạch đen.
-Tên tiếng Anh: Asian grass jelly
-Tên khoa học: Mesona chinensis Benth.
-Các loài tương cận:
Mesona procumbens Hemsley
Mesona palustris 

Phân loại khoa học


Bộ (Order):
Hoa môi (Lamiales)
Họ (Family):
Hoa môi/Bạc hà (Lamiaceae)
Chi (Genus):
Cỏ thạch (Mesona)
Loài (Species):
Mesona chinensis

Chi Cỏ thạch (Mesona) là một chi thực vật thân thảo thuộc Họ Bạc hà (Lamiaceae).
Cây Sương sáo (Mesona chinensis) là loài thực vật thân thảo thấp, có nhựa kết thạch trong nước được dùng để làm thức uống giải khát.
Ở Trung Quốc, tiếng Quan Thoại gọi là “xiancao” (tiên thảo), người Mân cao ở Đài Loan gọi là “sian-chháu”, người Quảng Đông gọi là “leung fan cao” (lương phấn thảo). Người Việt Nam gọi là “sương sáo”.

Phân bố

Cây sương sáo (Mesona chinensis Benth.) có nguồn gốc ở Đông và Đông Nam Châu Á, phân bố nhiều ở Đông Nam Trung Quốc, Đài Loan và khu vực Đông Nam Á.
Loài này mọc mạnh trên các khu vực đất cỏ, đất cát và đất khô.
Ở Việt Nam cây sương sáo mọc hoang dại ở vùng rừng núi và về sau này được trồng ở nhiều vùng đồng bằng như ở Đồng bằng sông Cữu Long và Miền Đông Nam Bộ.

Mô tả

Cây sương sáo Mesona chinensis Benth.
Cây sương sáo là cây thân thảo hằng năm.
-Thân: Cây cao 15-50 cm (có thể đến 1 m). Ít phân nhánh, có lông thô, rậm.
-Lá: Lá nguyên, mọc đối, hình trứng hoặc hình thuôn, dày. Thon, hẹp ở gốc, nhọn ở chóp, dài 3-6 cm, rộng 1-2 cm, mép lá có hình răng cưa. Cuốn lá dài 1-2 cm.
-Hoa: Cụm hoa ở ngọn, khá dày đặc vào lúc hoa nở, kéo dài ra và dài tới 10-12 cm, có lá bắc màu hồng ở gốc, hoa có cuống dài, có lông; đài có lông, 3 răng ở môi trên; tràng trắng hay hồng nhạt, môi trên 3 thuỳ, môi dưới to; nhị 2, thò dài, chỉ nhị tím.
-Quả: Quả bế nhẵn, thuôn, dài 0,7mm.
Cây ra hoa vào mùa thu, mùa đông.

Thành phần hóa học

Chưa thấy tài liệu về thành phần hóa học của cây sương sáo.
Được biết trong thân, lá cây sương sáo có chất pectrin tạo gel, khi bột của thân, lá khô khi ngâm vào nước chất gen trương nước tạo thành một khối thạch màu đen được dùng làm thức uống giải khát.
Khối thạch đen óng ánh này được người Việt Nam gọi là “sương sáo”.

Công dụng

a-Từ bột thân và lá khô được dùng dể nấu thạch sương sáo làm thức uống giải khát.
Đây là cách sử dụng chủ yếu ở các nướng Đông và Đông Nam Á.
Thân và lá cây sương sáo được thu hoạch (phơi khô để tồn trữ), xay nát, nấu trong nước, lược và thêm bột (sắn, gạo). Sản phẩm để nguội sẽ đông lại, có màu đen tuyền được ăn với nước đường và tinh dầu (thường là tinh dầu chuối được tổng hợp).
Kinh nghiệm của nông dân Việt Nam:
-Nấu thạch sương sáo từ thân lá khô:
Thu hoạch khi cây xuất hiện nụ hoa ở ngọn là năng xuất cao nhất. Cần cắt sát gốc, thân và lá thu về rải đều. phơi nắng nhẹ một ngày sau đó đánh đóng lại 1-2 ngày mới đem ra phơi tiếp, khoảng 2-3 ngày phơi là khô. Thường 10 kg thân lá sương sáo tươi thì thu được 1 kg khô.
Xay thân lá cây sương sáo khô thành bột, thêm nước vào nấu kỹ, lọc lấy nước, thêm ít bột sắn hay bột gạo vào nấu cho sôi lại, để nguội làm thạch mềm màu đen, để cho mau đông, người ta thêm nước tro. Khi ăn thạch, thái miếng nhỏ cho vào chén, thêm nước đường, tinh dầu thơm, dùng ăn như các loại thạch khác.
-Nấu thạch sương sáo từ lá tươi:
Theo công thức : 1kg lá tươi và 10 lít nước. Trước tiên cho 1kg lá sương sáo với 8 lít nước và thêm 2 muỗng canh nước tro tàu. Đem nấu đến khi sôi và thấy có xuất hiện dịch nhớt thì ngừng lại và đem lọc. Sau khi lọc xong cho thêm vào 2 lít nước còn lại và thêm 2 muỗng canh bột mì tinh rồi đem dịch này nấu trên ngọn lửa nhẹ. Trong quá trình nấu nếu thấy dịch đông lại thì phải khuấy đều. Nấu khoảng 5 phút rồi để nguội. Sau một thời gian, ta thu được thạch sương sáo có màu đen.
Món thạch sương sáo
b- Bột thân lá cây sương sáo được dùng làm thực phẩm chế biến
+Ở nước ngoài
Ở Đài Loan và Indonesia người ta cho rằng bột thân lá cây sương sáo có tác dụng lợi tiểu. Người Đài loan dùng loại bột cây sương sáo làm thức uống nóng có gen sền sệt. Ở Indonesia bột lá cây sương sáo (loài Mesona palustris) được bán dạng bột uống liền (instant powder) trong các cửa hàng thực phẩm chức năng và trong các siêu thị.
+Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây bột cây sương sáo và thạch sương sáo đã được nghiên cứu chế thành thức uống công nghiệp.
Sản phẩm của cơ sở Thuận Phát (TP.HCM) làm ra đều đã trải qua quá trình kiểm nghiệm và được chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Sở y tế TP.
Hiện nay, có 3 dòng sản phẩm được tung ra thị trường là sương sáo tươi đóng hộp, bột sương sáo và bột sương sáo - hạt é.
Với sương sáo đóng hộp, khi dùng có thể thêm đá, nước dừa (hoặc sữa tươi) tùy thích. Ưu điểm của sương sáo đóng hộp là sạch sẽ, không sử dụng hàn the nhưng vẫn giữ được độ dai tự nhiên, không dùng phẩm màu, đường hóa học, nước tro tàu, vì thế khi ăn hoàn toàn không ngửi thấy mùi hôi và vị đắng.
Với bột sương sáo và bột sương sáo - hạt é, trong mỗi gói đều có hướng dẫn sử dụng và kèm thêm một ống dầu chuối. Mỗi bịch gồm 50 g bột sương sáo có thể nấu với 100 g đường và khoảng 1 lít nước (tùy thích đặc, lỏng mà gia giảm lượng nước), nấu sôi cho tan đường, khuấy đều tay, sau đó đổ ra khuôn (hoặc ly, chén…), chờ 15 - 20 phút, hỗn hợp trên sẽ đông lại thành khối có màu đen tuyền (sương sáo). Ưu điểm của bột sương sáo là người nấu sẽ dễ dàng chủ động trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các dòng sản phẩm trên đều được đóng gói kỹ càng, đẹp mắt, in hạn sử dụng trực tiếp lên bao bì.
Đây là một hướng mới để phát triển nghề trồng cây sương sáo ở Việt Nam.
Sản phẩm thạch sương sáo đóng hộp


Sản phẩm bột sương sáo
d-Các bộ phận cây sương sáo dùng làm thuốc
Theo Đông ySương sáo được cho là có tính mát, giúp hạ huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải thử.
Công dụng: Ở những nơi trồng, người ta dùng thân và lá Sương sán nấu thạch đen ăn cho mát.
Còn được dùng làm thuốc chữa:
1. Cảm mạo do nắng;
2. Huyết áp cao;
3. Đau cơ và các khớp xương;
4. Đái đường;
5. Viêm gan cấp.
Liều dùng 30-60g, dạng thuốc sắc.
Đơn Thuốc trị Đái tháo đường:
Sương sáo 30g, Biển súc (Rau đắng) 30g, Rung rúc 45g. Đun sôi lấy nước uống ngày một lần.
Nguồn: bacsi.com

Trồng cây sương sáo ở Việt Nam

Từ loài cây rừng, người nông dân Việt Nam đã biết chọn giống, thuần hóa cây sương sáo từ lâu đời. Nghề trồng cây sương sáo truyền thống đã có ở Bảo Lộc (Lâm Đồng), Sa Đéc (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang)...
Hiện nay cây sương sáo được trồng mở rộng ở nhiều nơi và nhiều nông dân đã làm giàu nhờ trồng cây rau rừng này.
Sau đây là những ví dụ điển hình:
Mô hình trồng cây sương sáo của Chi Hội Phụ nữ ấp Nhơn Thuận 1
Ở ấp Nhơn Thuận 1, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, các hội viên phụ nữ ấp đã mạnh dạn xây dựng mô hình “trồng sương sáo” như một mô hình trồng màu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bước đầu đem lại hiệu quả...
Bà Đoàn Thị Mai, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Nhơn Thuận 1, cũng là tổ trưởng Tổ “trồng sương sáo”, cho biết:
Trước đây, có vài gia đình trong ấp trồng sương sáo dọc theo bờ mẫu để bán cho những người xung quanh mua về nấu làm thức uống giải khát. Thấy trồng sương sáo nhẹ công chăm sóc, nhưng hiệu quả cao, Chi hội Phụ nữ ấp vận động hội viên trồng sương sáo để cải thiện thu nhập trong lúc nông nhàn.
Khi mới bắt đầu trồng sương sáo, đa số hội viên còn thiếu kinh nghiệm chăm sóc, nên ruộng sương sáo chưa phát triển tốt, lá sâu nhiều... Dần dần, chị em có thêm kinh nghiệm nên năng suất khi thu hoạch được nâng lên. Đầu năm 2009, chúng tôi đã mạnh dạn mở rộng thành mô hình “trồng sương sáo”, coi như thực hiện thí điểm mô hình trồng “màu” xen giữa 2 vụ lúa. Hiện tại, mô hình trồng sương sáo được các chị em tích cực tham gia, tổng diện tích trồng trên 3,5ha”.
Theo các hội viên Hội Phụ nữ ở ấp Nhơn Thuận 1, sương sáo là loài cây trồng ngắn ngày, từ lúc giâm cành đến khi thu hoạch chỉ khoảng 4 tháng. Các chị trồng sương sáo thay cho lúa vụ 2, sau khi thu hoạch vụ đông xuân. Loại cây này ít bệnh nên chăm sóc cũng không mấy vất vả, chủ yếu là làm cỏ, xịt sâu lá. Chi phí khoảng hơn 2 triệu đồng/ công, chủ yếu là tiền cây giống. Đối với bà con ở đây, yên tâm nhất vẫn là đầu ra ổn định. Đến vụ thu hoạch, thương lái từ Hậu Giang, Vĩnh Long,... đến tận nhà mua sương sáo khô với giá 7.000- 8.000 đồng/kg, mùa nghịch giá bán lên đến 14.000- 15.000 đồng/kg. Trung bình, mỗi công đất trồng sương sáo, sau khi trừ hết chi phí, chị em còn lãi khoảng 10 - 11 triệu đồng, cao hơn nhiều so với trồng lúa. Thành công bước đầu của mô hình đã giúp nhiều chị em có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.
Phong trào phụ nữ giúp nhau làm kinh tế đang ngày càng phát triển. Mô hình “trồng sương sáo” của chị em phụ nữ ấp Nhơn Thuận 1 tuy khá mới mẻ, nhưng đã giúp nhiều chị em phụ nữ có thêm thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Thiết nghĩ, mô hình này cần được nghiên cứu, nhân rộng để tạo điều kiện giúp chị em vươn lên trong cuộc sống...

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .