Chuyển đến nội dung chính

Phân loại thực vật

Phân loại học thực vật hay phân loại thực vật là ngành khoa học tìm kiếm, xác định, miêu tả, xếp loại và đặt tên cho thực vật. Ngành khoa học này là một trong những nhánh chính của phân loại học (khoa học về tìm kiếm, miêu tả, xếp loại, và đặt tên các sinh vật sống).

Xác định và xếp loại

Hai mục tiêu chính của phân loại thực vật là xác định và xếp loại thực vật. Sự khác biệt giữa hai mục tiêu này là quan trọng và thường bị bỏ qua.
Xác định thực vật là việc xác định danh tính của một thực vật chưa biết bằng cách so sánh với mẫu vật thu thập được trước đó hoặc với sự trợ giúp của sách hoặc hướng dẫn nhận dạng. Quá trình xác định sẽ liên kết mẫu với một tên xuất bản. Khi một mẫu thực vật đã được xác định, tên và thuộc tính của nó được biết đến.
Xếp loại thực vật là việc đặt thực vật được biết đến vào nhóm hoặc thể loại để hiển thị một số mối quan hệ. Phân loại khoa học sau đó tuân theo một hệ thống các quy tắc được tiêu chuẩn hóa các kết quả, và tiếp tục gộp các thể loại đã được xếp vào một hệ thống phân cấp. Ví dụ, họ bao gồm các loài lili được xếp loại như sau:
Sự phân loại thực vật tạo ra một hệ thống được cấu trúc để đặt tên và xếp danh mục cho các loài được phát hiện, và trong trường hợp lý tưởng nó phản ảnh các ý tưởng khoa học về mối quan hệ giữa các loài thực vật.

Các hệ thống phân loại

  1. Hệ thống APG
  2. Hệ thống APG II
    • Hệ thống APG II (Angiosperm Phylogeny Group II) là một hệ thống phân loại sinh học thực vật hiện đại dựa trên việc phân tích phân tử được công bố bởi Angiosperm Phylogeny Group (Nhóm phát sinh chủng loài thực vật hạt kín) vào tháng 4 năm 2003. Đây là phiên bản chỉnh sửa lại của hệ thống phân loại APG đầu tiên, công bố năm 1998. Hiện tại nó đã được thay thế bằng hệ thống APG III công bố tháng 10 năm 2009. APG II được công bố như sau:
      • Angiosperm Phylogeny Group (2003). "An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the ordors and families of flowering plants: APG II". Botanical Journal of the Linnean Society 141(4): 399-436. (Available online: Tóm tắt | Toàn văn (HTML) | Toàn văn (PDF))
      Hệ thống APG II công nhận 45 bộ, nhiều hơn so với hệ thống APG là 5 bộ. Các bộ mới là AustrobaileyalesCanellalesGunneralesCelastralesCrossosomatales, tất cả trong đó đều là các họ trước đó không đặt vào bộ, mặc dù được chứa trong các nhánh trên bộ trong hệ thống APG. APG II công nhận 457 họ, ít hơn 5 họ so với hệ thống APG. Tổng cộng vẫn có 39 họ của APG II không đặt trong bộ nào, nhưng trong đó 36 họ đã từng đặt trong nhánh trên bộ trong phạm vi thực vật hạt kín. 55 họ được biết đến như là "các họ trong ngoặc đơn", nghĩa là chúng là các họ tùy chọn, là các phần được tách ra từ các họ có định nghĩa rộng (sensu lato), khi hiểu các họ đó theo nghĩa hẹp (sensu stricto).
      Hệ thống APG II có ảnh hưởng và được chấp nhận hoặc là toàn bộ hoặc là một phần (đôi khi có sửa đổi) trong một loạt các dẫn chiếu gần đây.
  3. Hệ thống APG III
  4. Hệ thống Bessey
  5. Hệ thống Cronquist
    • Hệ thống Cronquist là một hệ thống phân loại thực vật có hoa (hay thực vật hạt kín) do Arthur Cronquist (1919-1992) phát triển trong các sách An Integrated System of Classification of Flowering Plants (Hệ thống hợp nhất phân loại thực vật có hoa) năm 1981 và The Evolution and Classification of Flowering Plants (Tiến hóa và phân loại thực vật có hoa) năm 1968; ấn bản lần thứ 2 năm 1988 của ông.
      Hệ thống Cronquist chia thực vật có hoa thành hai lớp rộng lớn là Magnoliopsida (thực vật hai lá mầm) và Liliopsida (thực vật một lá mầm). Trong các lớp này, các bộ có liên quan được gộp cùng nhau thành các phân lớp.
      Sơ đồ này hiện tại vẫn còn được sử dụng rộng rãi, hoặc là dưới dạng nguyên bản hoặc dưới dạng các phiên bản đã chỉnh sửa lại, nhưng theo xu hướng hiện tại thì nhiều nhà thực vật học đã và đang chấp nhận phân loại của Angiosperm Phylogeny Group cho các bộ và họ thực vật có hoa, gọi là hệ thống APG II với phiên bản chính thức có vào năm 2003.
      Hệ thống Cronquist như được trình bày trong An Integrated System of Classification of Flowering Plants (1981) bao gồm 321 họ thuộc 64 bộ trong 11 phân lớp:
  6. Hệ thống Melchior












Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .