Bộ Tai hùm (danh pháp khoa học: Saxifragales) là một bộ thực vật hai lá mầm[1]. Các họ hàng gần nhất của chúng là một nhómthực vật hai lá mầm thật sự lớn, được biết đến dưới tên gọi rosids (nhánh Hoa hồng) theo như định nghĩa về rosids do hệ thống APG II đưa ra[2]. Một vài tác giả định nghĩa nhánh rosids rộng hơn, bao gồm cả Saxifragales như là nhóm cơ sở nhất của nhánh này[3]. Saxifragales là một trong tám nhóm hợp thành core eudicots (thực vật hai lá mầm thật sự phần lõi). Các nhóm khác là Gunnerales,Dilleniaceae, rosids, Santalales, Berberidopsidales, Caryophyllales và asterids[4].
Saxifragales có một hồ sơ hóa thạch rộng khắp[5][6][7][8][9][10]. Các thành viên còn sinh tồn dường như là những gì sót lại của một bộ trước đây từng rất đa dạng và phân bố rộng khắp[11].
Saxifragales, như hiện nay người ta hiểu, là dựa trên các kết quả của các nghiên cứu phát sinh chủng loài phân tử về các trình tự ADN. Nó không phải là một phần của bất kỳ hệ thống phân loại nào dựa trên hình thái học thực vật. Nhóm này quả thực cần có thêm nghiên cứu giải phẫu so sánh, đặc biệt là dưới ánh sáng của sự mở rộng gần đây của họ Peridiscaceae để bao gồm cả chiMedusandra, một chi mà trước năm 2009 thường đã từng không được đặt trong bộ Saxifragales[12].
Bộ này được chia thành các nhóm trên cấp họ như chỉ ra trong cây phát sinh chủng loài dưới đây. Các nhóm này là không chính thức và vì thế không có bậc phân loại cụ thể.
Danh sách các họ
- Họ Peridiscaceae
- Họ Paeoniaceae - Họ Mẫu đơn
- Họ Altingiaceae - Họ Tô hạp, bao gồm tô hạp, sau sau, phong, tẩm)
- Họ Hamamelidaceae - Họ Kim lũ mai hay họ Kim mai, quen gọi là họ sau sau)
- Họ Cercidiphyllaceae
- Họ Daphniphyllaceae - Họ Vai
- Họ Crassulaceae - Họ Cảnh thiên, gồm các loài cảnh thiên, lá bỏng, thủy bồn thảo v.v)
- Họ Aphanopetalaceae
- Họ Tetracarpaeaceae
- Họ Penthoraceae
- Họ Haloragaceae
- Họ Iteaceae (bao gồm cả họ Pterostemonaceae theo tùy chọn của APG II).
- Họ Grossulariaceae - Họ Lý chua
- Họ Saxifragaceae - Họ Tai hùm
- Họ Cynomoriaceae
Nhận xét
Đăng nhận xét