Chuyển đến nội dung chính

PHÂN BIỆT CÁC LOẠI GỖ QUÝ

Nhiều người tự hỏi tai sao gỗ tự nhiên lại quý và có giá thành cao , và chúng khác nhau như thế nào để giúp các bạn mình xin đưa ra một số hiều biết về gỗ tự nhiên như sau :
    Gỗ cẩm lai (Dalbergia bariaensis)


Cẩm Lai là một loại gỗ quý, gỗ có màu nâu hồng, có vân đen, cứng, thớ mịn, khá ròn, rễ gia công, mặt cắt nhẵn, rễ đánh bóng, ăn véc ni. Thường được dùng để đóng đồ đạc cao cấp.
    Gõ Đỏ(Afzelia xylocarpa)
Gỗ có đỏ màu đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm , có chỗ nổi vằn đen giống da hổ, nên có nơi còn gọi là cây Hổ bì. Gỗ cứng, rất bền, thường được dùng đóng bàn ghế, giường tủ, đồ chạm trổ cao cấp. Những u gỗ trên thân có…
    Gỗ Giáng Hương.(Pterocarpus pedatus pierre) :


sàn gỗ giáng hương

Gỗ bên,có mầu nâu hồng,mịn đẹp và thơm.
– Gỗ bền,đẹp thường được dùng để đóng bàn ghế,giường tủ,tạc tượng khắc tranh.
– Gỗ có màu nâu hồng,mịn đẹp và thơm.
– Gỗ khá nặng,vân đẹp,không bi mối mọt,ít cong vênh,do lắm dầu nên ít nứt nẻ.
– Nhựa cây có màu đỏ,có thê dùng để nhuộm,khi ngâm,nước sẽ chuyển màu xanh như luyn(nhớt)
sàn gỗ căm xe
sàn gỗ giáng hương
sàn gỗ tự nhiên
sofa da
    Gỗ Mun.( D.mun H.Lec).


Gỗ nặng, thớ gỗ rất mịn,có màu đen tuyền khi dùng lâu sẽ bong như sừng, hoặc màu đen sọc trắng
– Là cây gỗ nhỏ
– Thường được dùng để đóng bàn ghế, tạc tượng, đ iêu khắc tranh
– Gỗ nặng, thớ gỗ rất mịn
– Có màu đen tuyền khi dùng lâu sẽ bong như sừng, hoặc màu đen sọc trắng
– Khi ướt thì mềm rễ sử lý gia công, nhưng khi khô thì rất cứng
– Gỗ rất bền, chắc không bị mối mọt ( rác thì hay bị mọt) ít cong vênh,hay nứt chân chim.
    Gỗ trắc :


Thuộc cây gỗ lớn,gô rất cưng,nặng,thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng,trong gỗ có tinh dầu.Trắc đỏ,Dalbergia balansae(trắc vàng),Dalbergia nigrescens(trắc đen)
– Thường dùng để đóng bàn ghế,giường tủ cao cấp,tạc tượng khắc tranh.
– Thuộc cây gỗ lớn,gỗ rất cứng,nặng,thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng,gỗ rất bền không bị mối mọt,cong vênh.
– Gỗ có màu đỏ,màu vàng,màu đen tuỳ loài.
– Khi quay giấy giáp thì rất bóng bởi trong gỗ có sẵn tinh dầu.
Trắc đẹp nhất là loại ở đắclắk,hi ện nay rất hiếm,chỉ có phổ thông loại Trắc Laos,Campuchia hay là của Nam Phi.
    Gỗ Huỳnh Đàn hay còn gọi là sưa bắc bộ:

Sưa Bắc Bộ hay sưa hoặc trắc thối (do quả có mùi thối), cẩm lai Bắc Bộ, huê mộc vàng (danh pháp khoa học: Dalbergia tonkinensis) là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu (Fabaceae). Nó được tìm thấy rải rác tại Hải Nam, Trung Quốc ( hoàng (huỳnh) đàn Việt Nam) và Bắc Bộ, Việt Nam. Để lâu ngày gỗ sẽ hình thành lớp tuyết trắng như sương. Hiện nay, nó là loài đang bị đe dọa do mất mất môi trường sống.
-Là cây gỗ lớn, lá thường xanh có thể cao tới 10-15 m, sinh trưởng trung bình, thân màu vàng nâu hay xám, nứt dọc. Lá dài 9-20 cm; cuống không lông; lá kèm sớm rụng, nhỏ, có lông nhỏ mịn và thưa, màu nâu vàng. Các cuống nhỏ không lông; số lá chét 5-9, với lá chét tận cùng thường là to nhất, hình trứng hay hơi thuôn dài, nhẵn, chất da, có lông mịn lơ thơ khi non, nhanh chóng chuyển thành không lông, gốc lá chét tròn, nhọn mũi. Cụm hoa dạng chùy, mọc ở nách lá, khoảng 5-15 cm. Hoa trắng có đài hợp, thơm. Quả dạng quả đậu hình trứng thuôn dài, dài 5-6 cm, rộng khoảng 1 cm và chứa 1-2 hạt dạng bầu dục, đường kính khoảng 9 mm. Cành non màu xanh có đốm bì khổng màu trắng. Hoa ra tháng 4-7. Quả chín thu hoạch tháng 11-12.Gỗ trắc thối cho mùi thơm quyến rũ thoảng nhẹ kiểu hương trầm. Khi đốt tàn có màu trắng đục.
-Sử dụng:Gỗ trắc thối chỉ dùng phần lõi những cây trên trăm tuổi. Gỗ sưa thớ mịn, vừa cứng lại vừa dẻo, có nhiều hoa văn đẹp. Thời phong kiến vua chúa dùng gỗ trắc thối để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì nó vừa là hương liệu vừa là dược liệu. Những năm gần đây, giới nhà giàu Trung Quốc đổ xô săn lùng trắc thối để đóng quan tài hoặc ướp xác như các vị hoàng đế Trung Quốc trước đây. Người ta cho là quan tài đóng bằng gỗ trắc thối có khả năng giữ được xác lâu, không bị phân hủy. Ngoài ra, cây trắc thối thường gắn với các điển tích của Phật giáo, do đó ngày nay người ta làm những xâu tràng hạt với giá vài ngàn USD.
    Gỗ Sưa (Dalbergia cochinchinensis) :


Gỗ vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng Gỗ có màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp Có mùi thơm mát thoảng hương trầm
Là cây gỗ nhỏ, còn có tên khác là trắc thối
– Gỗ sưa có ý nghĩa tâm linh rất lớn, Thời phong kiến vua chúa thường dùng gỗ sưa để đóng đồ nội thất trong cung đình vì nó vừa làm hương liệu vừa làm dược liệu
– Gỗ vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng
– Gỗ có màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp
– Có mùi thơm mát thoảng hươngtrầm
    Gỗ Gụ :

– Có thớ thẳng,vân đẹp mịn,màu vàng trắng, để lâu chuyển màu nâu sẫm,rôì chuyển thành màu cánh dán,lâu năm đen như sừng.
– Gỗ quý,bền dễ đánh bóng,không bị mối mọt,ít cong vênh.Gỗ hay được dùng để đóng hàng mộc
– Nội thất,Sập gụ,vì nằm ngủ trên Sập gụ sẽ khoan khoái không bị đau mình mẩy như các loại

gỗ khác. tủ chè, bàn ghế, giường tủ cao cấp.v.v.
– Gỗ gụ có thớ thẳng,vân đẹp mịn, màu vàng trắng,để lâu chuyển màu nâu sẫm
– Gỗ có mùi chua nhưng không hăng.
– Mọc nhiều ở miền trung và miền nam, Lào. Campuchia

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Các loài chim ở Việt Nam

Tên Việt Nam Cu rốc đầu vàng Golden-throated Barbet Tên Khoa Học Megalaima franklinii Tên Việt Nam Gõ kiến vàng lớn Tên Khoa Học Chrysocolaptes lucidus Tên Việt Nam Chim manh Vân Nam Tên Khoa Học Anthus hodgsoni Tên Việt Nam Phường chèo lớn (Hồng Tước) Tên Khoa Học Coracina macei Tên Việt Nam Chim Uyên Ương (Hồng Tước Nhỏ Dalat) Tên Khoa Học Campephagidae tên Việt Nam Chim Ngũ Sắc (Silver-eared Mesia) Tên Khoa Học Leiothrix argentauris Tên Việt Nam Mi lang biang Tên Khoa Học Crocias langbianis King, Tên Việt Nam Khướu mào bụng trắng Tên Khoa Học Yuhina zantholeuca Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Bạc má họng đen ( Black-throated Tit ) Tên Khoa Học Aegithalos concinnus Tên Việt Nam Bạc má bụng vàng Tên Khoa Học Parus monticolus Tên Việt Nam Bạc má rừng hay bạc má mày vàng Tên Khoa Học Sylviparus modestus Tên Việt Nam Trèo cây huyệt h

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ